Các nhà báo từ Việt Nam và các nước ASEAN khác đã hoàn thành kỳ thực tập tại Matxcova
22:25 10.10.2022 (Đã cập nhật: 18:08 14.10.2022)
© Ảnh : Trần Hương TràTrần Hương Trà được cấp Chứng chỉ hoàn thành khóa thực tập
© Ảnh : Trần Hương Trà
Đăng ký
Các nhà báo từ ASEAN đã kết thúc kỳ thực tập kéo dài 4 tuần tại Matxcơva. Chương trình thực tập do Sputnik, Học viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Matxcova (MGIMO) và Quỹ Hỗ trợ Ngoại giao Công chúng tổ chức.
Quỹ Hỗ trợ Ngoại gao Công chúng mang tên Công tước Gorchakov, người từng là Bộ trưởng Ngoại giao của Đế chế Nga vào nửa sau của thế kỷ 19.
Khóa thực tập có sự tham gia của các nhà báo đến từ 9 quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN, ngoại trừ Singapore. Về phía Việt Nam có bà Trần Hương Trà, Phó Trưởng phòng ASEAN 2, phụ trách chương trình phát thanh bằng tiếng Indonesia của đài VOV5. Như bà Trà lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik trước khi lên đường về nước, kỳ thực tập này là một sự kiện quan trọng trong 12 năm công tác trong lĩnh vực phát thanh-truyền hình quốc tế trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
“Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã nghe hàng loạt bài giảng vô cùng thú vị của các lãnh đạo, nhà báo hàng đầu của hãng thông tấn và đài Sputnik về phương pháp và công nghệ làm báo có sử dụng hệ thống thông tin hiện đại. Chúng tôi đã tham gia những buổi thực tập thực tế do các đồng nghiệp Matxcova tổ chức. Tôi đã thấy rõ rằng hoạt động của các nhà báo Sputnik và các nhà báo Việt Nam có nhiều điểm chung. Đồng thời, tôi học được rất nhiều điều mới, bổ ích để vận dụng vào công việc của mình trên “Đài Tiếng nói Việt Nam”, - nhà báo Trần Hương Trà nói.
© Ảnh : Trần Hương TràCác thực tập sinh từ ASEAN với Chứng chỉ được cấp.
Các thực tập sinh từ ASEAN với Chứng chỉ được cấp.
© Ảnh : Trần Hương Trà
Ngoài các bài giảng và các lớp học tại văn phòng Sputnik, chương trình thực tập đã tạo cơ hội đến thăm Bộ Ngoại giao Nga, Học viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Matxcova và Trung tâm ASEAN của MGIMO, Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo.
“Chúng tôi đã gặp lãnh đạo của một số cơ quan chính phủ và tổ chức công cộng của Nga được phân công phụ trách các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và các vấn đề trong quan hệ của Nga với các nước ASEAN. Ở mọi nơi, chúng tôi đều nhận được những câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi chúng tôi đặt ra.
Chuyến thăm Matxcova lần đầu tiên cũng mang lại cho tôi những trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đến từ Hà Nội, nơi tuyến tàu điện ngầm đầu tiên chủ yếu đi trên mặt đất vừa mới được đưa vào sử dụng, vì thế tôi rất ấn tượng bởi mạng lưới khổng lồ của hệ thống tàu điện ngầm Matxcơva - một phương tiện di chuyển cực kỳ nhanh chóng và thuận tiện được hàng triệu hành khách sử dụng mỗi ngày. Nhiều nhà ga Metro Matxcơva là những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Tôi chắc chắn sẽ kể cho cả đồng nghiệp và thính giả của tôi ở Indonesia về hệ thống tàu điện ngầm Matxcơva và các nhà ga của nó. Tất cả những gì tôi học được trong các buổi thực tập tại văn phòng Sputnik và những gì tôi đã tận mắt chứng kiến ở Matxcơva, nghe thấy trong các cuộc họp và cuộc trò chuyện được tổ chức tại đây, sẽ được phản ánh trong công việc của tôi. Tôi vô cùng hài lòng với kỳ thực tập này. Tôi chắc chắn rằng, tất cả các nhà báo từ các nước ASEAN tham gia kỳ thực tập này cũng chia sẻ ý kiến này”, - bà Trần Hương Trà chia sẽ.
Một trong những chuyên gia mà các nhà báo từ các nước ASEAN đã gặp trong thời gian thực tập tại Matxcơva là nhà Đông phương học nổi tiếng Dmitry Mosyakov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương tại Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
“Các nhà báo tham gia khóa thực tập đều quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau của tình hình quốc tế: chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đối với các nước Đông Nam Á và Ukraina, quan hệ giữa Nga với các nước ASEAN, cách đánh giá của Nga về vai trò của ASEAN trong thế giới hiện đại. Họ lo lắng rằng, nhiều nước ASEAN đã sẵn sàng phát triển quan hệ đối tác với Nga, nhưng lại lo sợ các biện pháp trừng phạt thứ cấp do Hoa Kỳ áp đặt. Chúng tôi đã trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất hiện nay. Chúng tôi đã giao tiếp thoải mái, thân thiện, và trong cuộc trò chuyện, thiện cảm của họ dành cho Nga đã thể hiện rõ ràng”, - Giáo sư Mosyakov nói.
Ông Dmitry Mosyakov đặc biệt lưu ý đến đại diện của Việt Nam Trần Hương Trà, bà đã đặt một câu hỏi về tình hình quan hệ Nga-Việt.
“Tôi trả lời rằng, ngay cả trong điều kiện khó khăn hiện nay, các mối quan hệ này vẫn đáng tin cậy và hiệu quả. Một ví dụ về điều này là Thủ tướng Việt Nam đẫn đầu một phái đoàn lớn tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông thường niên gần đây ở Vladivostok. Các chuyên gia Nga ghi nhận rằng, bất chấp các lệnh trừng phạt và nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga, Việt Nam cho thấy rõ ràng họ có quan điểm hoàn toàn khác. Và lập trường này của Việt nam hoàn toàn phù hợp với tâm trạng chính sách đối ngoại chung của Hiệp hội, ASEAN cố gắng có quan điểm riêng về mọi vấn đề thời sự và tích cực bảo vệ các quan điểm của mình”, - ông Dmitry Mosyakov kết luận.