https://kevesko.vn/20221010/chuyen-gia-nga-vi-sao-phuong-tay-dua-ra-du-bao-tang-truong-cua-viet-nam-o-muc-qua-cao-18463774.html
Chuyên gia Nga: Vì sao phương Tây đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức quá cao
Chuyên gia Nga: Vì sao phương Tây đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức quá cao
Sputnik Việt Nam
Gần đây, các phương tiện truyền thông phương Tây đăng tải nhiều bài báo bày tỏ sự khâm phục trước sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thái độ này được... 10.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-10T18:55+0700
2022-10-10T18:55+0700
2022-10-11T23:00+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
chuyên gia
kinh tế
phương tây
ngân hàng thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/361/00/3610091_0:305:2901:1936_1920x0_80_0_0_a875c5490127579dd2e323ac3bd45049.jpg
Xin nhắc lại rằng, trong báo cáo này, tăng trưởng GDP ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được xác định ở mức 3,2% vào năm 2022 so với 7,2% vào năm 2021. Cụ thể, WB đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức 8,1% năm 2021 xuống còn 2,8%. Điều này khiến cho dự báo tăng trưởng của châu Á bị hạ xuống. Trong bối cảnh đó, dự báo tăng trưởng GDP 7,2% của Việt Nam có vẻ khả quan. Hơn nữa, WB nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 7,2% từ mức 5,3% hồi tháng Tư.Tuy nhiên, chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, cho rằng dự báo này hoàn toàn không thực tế và có động cơ chính trị.Giáo sư Mazyrin cũng nghi ngờ về tính đúng đắn của các dự báo do phương Tây đưa ra về năm 2022. Theo dự báo của IMF, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ là 3.900 USD/người, trong khi vào năm 2020 con số này là 2.800 USD/người.Giáo sư Vladimir Mazyrin cho rằng, trong nền kinh tế không có gì xảy ra đột ngột, hậu quả của các quá trình kinh tế và chính trị đang diễn ra trên thế giới sẽ chỉ bộc lộ vào cuối năm nay, do đó chỉ vào đầu năm 2023 chúng ta sẽ biết những con số thực sự. Ở Việt Nam, những con số này sẽ cao hơn so với những nước láng giềng phát triển hơn trong khu vực, đó là điều khá tự nhiên. Tuy nhiên, không phải 7,2%, mà chỉ 4-5%, tối đa là 6%.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20221004/imf-ve-kinh-te-viet-nam-day-la-dieu-chung-toi-khong-quan-sat-duoc-o-cac-nen-kinh-te-khac-18293555.html
https://kevesko.vn/20221007/lieu-viet-nam-co-the-tien-vao-nhom-cac-nen-kinh-te-cong-nghiep-hang-dau-the-gioi-18398434.html
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/361/00/3610091_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_4fde62a60ac9db1475ea4ee854e096ba.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, kinh tế, phương tây, ngân hàng thế giới
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, kinh tế, phương tây, ngân hàng thế giới
Chuyên gia Nga: Vì sao phương Tây đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức quá cao
18:55 10.10.2022 (Đã cập nhật: 23:00 11.10.2022) Gần đây, các phương tiện truyền thông phương Tây đăng tải nhiều bài báo bày tỏ sự khâm phục trước sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thái độ này được thúc đẩy bởi một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra những dự báo về sự phát triển của các nước châu Á trong năm nay.
Xin nhắc lại rằng, trong báo cáo này, tăng trưởng GDP ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được xác định ở mức 3,2% vào năm 2022 so với 7,2% vào năm 2021. Cụ thể, WB đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức 8,1% năm 2021 xuống còn 2,8%. Điều này khiến cho dự báo tăng trưởng của châu Á bị hạ xuống. Trong bối cảnh đó, dự báo
tăng trưởng GDP 7,2% của Việt Nam có vẻ khả quan. Hơn nữa, WB nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 7,2% từ mức 5,3% hồi tháng Tư.
Tuy nhiên, chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, cho rằng dự báo này hoàn toàn không thực tế và có động cơ chính trị.
“Theo tôi, dự báo này của Ngân hàng Thế giới với tư cách là một tổ chức hoàn toàn thân phương Tây là do nhiệm vụ bằng mọi cách có thể “dìm” Trung Quốc và nâng tầm quan trọng của các nước láng giềng - các quốc gia Đông Nam Á, ngoại trừ những nước “cư xử sai trái” như Myanmar với chế độ độc tài quân sự hoặc Lào là một quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc. Khi nâng dự báo cho Việt Nam mạnh chưa từng có - thêm hai điểm phần trăm từ mức hồi tháng Tư - Ngân hàng Thế giới hoàn toàn không tính đến hậu quả của cuộc khủng hoảng đang bùng phát trong nền kinh tế toàn cầu do chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Giá năng lượng, lương thực tăng cao, thiếu nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp thiệt hại lớn buộc phải tăng giá bán sản phẩm, dây chuyền sản xuất bị gián đoạn. Giá cả tại EU, một trong những thị trường chính của Việt Nam, tăng vọt, nhu cầu tiêu dùng giảm, điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc sản xuất và bán các sản phẩm của Việt Nam tại châu Âu. Những con số cho thấy xu hướng tiêu cực trong sản xuất nông sản Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến giá cả tăng cao”.
Giáo sư Mazyrin cũng nghi ngờ về tính đúng đắn của các dự báo do phương Tây đưa ra về năm 2022. Theo dự báo của IMF, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ là 3.900 USD/người, trong khi vào năm 2020 con số này là 2.800 USD/người.
“GDP bình quân đầu người tăng hơn một phần ba chỉ trong hai năm, mà đây là những năm thế giới đã hứng chịu hàng loạt biện pháp phong tỏa do Covid và chiến dịch đặc biệt ở Ukraina. Do đó dự báo này trông hoàn toàn không thực tế và cho thấy rằng, những con số này đã bị thổi phồng. Có nhiều cách làm cho các chỉ số bị phóng đại quá mức. Một trong những cách này có thể là tính cả sản phẩm của những doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đang ở đáy của chu kỳ kinh tế 10 năm, sự tăng trưởng mạnh sẽ bắt đầu vào năm 2026-2027”.
Giáo sư Vladimir Mazyrin cho rằng, trong nền kinh tế không có gì xảy ra đột ngột, hậu quả của các quá trình kinh tế và chính trị đang diễn ra trên thế giới sẽ chỉ bộc lộ vào cuối năm nay, do đó chỉ vào đầu năm 2023 chúng ta sẽ biết những con số thực sự. Ở Việt Nam, những con số này sẽ cao hơn so với những nước láng giềng phát triển hơn trong khu vực, đó là điều khá tự nhiên. Tuy nhiên, không phải 7,2%, mà chỉ 4-5%, tối đa là 6%.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.