Châu Á đóng vai trò then chốt trong thế giới đa cực

© POOL / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin tới Kazakhstan
Chuyến thăm của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin tới Kazakhstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2022
Đăng ký
“Các nước khu vực châu Á là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế thế giới”, - Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á diễn ra tại thủ đô Astana.
Hôm thứ Năm ngày 13/10 Tổng thống Vladimir Putin đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA). Thượng đỉnh đã diễn ra tại Astana, thủ đô của Kazakhstan.
Vào ngày hôm sau 14/10, các nhà lãnh đạo các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh thường kỳ của tổ chức này, cũng tại Astana. Rồi sau đó cũng tại thủ đô Astana đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh "Trung Á - Nga". Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự những sự kiện này.
Trong khuôn khổ các sự kiện quốc tế quan trọng mang tầm ảnh hưởng thế giới trên nhiều vấn đề đã được để cập tới, trong đó trọng tâm, có thể khẳng định, chính là vai trò của châu Á trong thế giới đa cực đang hình thành.

Châu Á bắt đầu đóng vai trò then chốt

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) diễn ra tại Astana Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh rằng, tình hình địa chính trị toàn cầu đang diễn ra những thay đổi quan trọng, thế giới đang trở nên đa cực, châu Á bắt đầu đóng vai trò then chốt, là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế thế giới.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long bình luận rằng, phát biểu của Tổng thống Nga tại CICA ở Astana là sự tái khẳng định những nhận định mà ông Vladimir Putin đã nêu lên tại một loạt các hội nghị thượng đỉnh quan trọng vừa diễn ra cách đây không lâu ngay trong năm 2022, như là Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg, Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok. Lời phát biểu này còn là sự tái khẳng định Tuyên bố chung Samarkand vừa qua của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) mà Nga là một trong các thành viên sáng lập và tích cực nhất.
“Nhận định về việc “châu Á bắt đầu đóng vai trò then chốt”của Tổng thống Nga tiếp tục là một lời cảnh báo đối với Mỹ và phương Tây rằng, nếu như họ không nhận thức ra sự chuyển biến không thể đảo ngược này của lịch sử, họ sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi trong tương lai”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh với Sputnik.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Long, chỉ khi Mỹ và phương Tây chấp nhận một điều duy nhất đúng là thời kỳ mà họ tự cho mình là trung tâm quyền lực duy nhất của thế giới đã qua thì khi đó và chỉ khi đó, họ mới có thể có chỗ đứng trong lịch sử tương lai của nhân loại và đóng góp tích cực vào sự phát triển ấy. Còn nếu như Mỹ và phương Tây tuy nhận thức được sự dịch chuyển của các mảnh kiến tạo địa chính trị mới ở Châu Á là không thể đảo ngược nhưng lại cố sức cưỡng lại quy luật lịch sử ấy, còn muốn níu kéo lại “ánh hào quang sắp lụi tàn” đó thì khi đó, sự thất bại toàn diện của họ sẽ là không thể cứu vãn.
Chúng ta đang thấy sự dịch chuyển dần dần các trung tâm thương mại, kinh tế, tài chính về châu Á. Trong đó, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ là 2 nước lớn, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ả Rập Xê Út… ngày càng rõ rệt.

“Không phải tự nhiên mà Tổng thống Nga đã nói tại Hội nghị về vai trò quan trọng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giải quyết một số vấn đề ở Ucraina, nhấn mạnh rằng Ấn Độ và Trung Quốc là đồng minh và đối tác thân thiết của Nga. Rồi việc Ả Rập Xê Út, rồi bây giờ cả các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng sẵn sàng cho vai trò hòa giải trong giải quyết xung đột tại Ukraina. Không chỉ Nga muốn mà cả những nước này cũng muốn đóng vai trò trong giải quyết những vấn đề an ninh, chính trị, kinh tế thế giới. Trong thế giới đa cực đang hình thành, châu Á đang bắt đầu đóng vai trò then chốt”, - TS quan hệ quốc tế Lê Hòa đưa ra đánh giá trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Trong bối cảnh những chấn động địa chính trị đang diễn ra hiện nay, có thể thấy rất rõ rằng, Nga chuyển hướng hợp tác tích cực với châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, trong đó châu Á là ưu tiên. Những chuyến công du châu Á của ngoại trưởng Nga trong năm 2022 đã minh chứng cho điều đó.
“Nhưng không chỉ Liên bang Nga chuyển hướng tích cực sang châu Á, mà các nước châu Á cũng càng ngày càng trở nên quan tâm hơn tới hợp tác với Nga. Khối lượng thương mại đang tăng lên. Tổng thống Vladimir Putin đã nói tại Thượng đỉnh hôm 13/10 rằng, Nga đang phát triển các chuỗi hậu cần mới phần lớn đi qua khu vực châu Á, đang nảy sinh những cơ hội phát triển hợp tác và những năng lực mới và Nga đang tìm kiếm những điểm tương đồng với các nước châu Á mà sẽ mang lại lợi ích cho toàn toàn khu vực”, - TS quan hệ quốc tế Lê Hòa nói với Sputnik.
Theo tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Á-Nga, Nga sẵn sàng tăng cường hợp tác đa phương với Trung Á, đặc biệt, để tạo ra các chuỗi phân phối mới và Moskva quan tâm đến việc kết nối các nước Trung Á với các chương trình thay thế nhập khẩu của Nga. Ông Vladimir Putin cũng nói về những nỗ lực từ bên ngoài nhằm can thiệp vào quan hệ giữa Nga và các nước Trung Á, nhằm phá vỡ sự tương tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và nhân đạo.
Hội nghị thượng đỉnh Nga - Trung Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
LIVE: Tổng thống Nga Vladimir Putin họp báo tại Astana
Hôm 14/10, tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Á-Nga, Tổng thống Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa Liên bang Nga và các quốc gia Trung Á trên nhiều lĩnh vực.

Tương lai thế giới sẽ thuộc về châu Á?

Theo các chuyên gia Sputnik đã phỏng vấn, nhận định “Tương lai thế giới sẽ thuộc về châu Á” hoàn toàn có cơ sở khi nhìn vào tốc độ phát triển trung bình của Châu Á nói chung trong 10 năm qua với những bước tiến nhảy vọt cả về lượng và về chất. Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới như Nga, các quốc gia có dân số khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Trung Đông đã dần thoát khỏi tình trạng là các nước cung cấp nguyên-nhiên liệu điển hình cho Mỹ và phương Tây để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ số và các công nghệ mới. Họ không còn là các quốc gia khai thác và bán tài nguyên của mình với giá rẻ mạt để rồi phải mua sắm sản phẩm được làm ra từ chính tài nguyên ấy với giá cắt cổ.
“Bây giờ thì các nước “cung cấp nguyên liệu điển hình” ấy đã tìm lại được sức mạnh của mình nhờ sự tiếp thu và phát triển khoa học và công nghệ hiện đại, nhờ chính sách phát triển kinh tế-xã hội mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả; và quan trọng hơn cả là nhờ phát huy các yếu tố truyền thống của mỗi dân tộc cũng như các kênh giao lưu để thống nhất trong sự khác biệt. Chính những yếu tố đó đã làm cho họ tìm được tiếng nói chung và trở nên mạnh mẽ, đóng vai trò là những then chốt vững chắc trong thế giới đa cực đang hình thành”, - . Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long phát biểu trong trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik.
Khi những trung tâm quyền lực mới đang được hình thành ở Châu Á với bộ ba dẫn đầu là Trung Quốc-Nga-Ấn Độ, có thể nói rằng Cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa lần thứ hai đã bắt đầu. So với cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa kiểu cũ vào nửa cuối thế kỷ XX chủ yếu mang tính chất đấu tranh vũ trang với trục trung tâm là chính trị-quân sự thì cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa khỏi chủ nghĩa thực dân kiểu mới đầu thế kỷ XXI có nhiều sự khác biệt lớn rất.
Phó Chủ tịch Võ Thị Ánh Xuân gặp gỡ lãnh đạo các nước bên lề Hội nghị CICA lầ thứ 6 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Tổng thống Putin: Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu
Theo đó, quân sự không còn là bệ đỡ duy nhất cho chính trị mà các lĩnh vực khác như kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, phát triển con người.v.v… mà đều trở thành những trụ cột căn bản của hệ thống chính trị ở các quốc gia đang thoát khỏi sự kiềm tỏa của chủ nghĩa thực dân mới, là những “cái chiêng” lớn để nền ngoại giao các nước đang phát triển cất lên tiếng nói có trọng lượng của họ trên trường quốc tế.

“Các nước khu vực châu Á là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế thế giới. Tại đây, các tổ chức hội nhập như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh Kinh tế Á-Âu đang hoạt động năng động và có kết quả tốt.

Nga cũng tham gia tích cực vào tất cả các quá trình này. Chúng tôi ủng hộ sự phát triển và thịnh vượng của châu Á và vì mục tiêu này xây dựng một không gian rộng mở cho hợp tác thương mại và đầu tư cùng có lợi, nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế”, - Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á tại thủ đô Astana ngày 13/10.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала