Người Việt tại Châu Âu: 'Mỹ, Việt Nam còn đánh thắng được, nói gì đến cái lạnh ở Đức'
Người Việt tại Châu Âu: 'Mỹ, Việt Nam còn đánh thắng được, nói gì đến cái lạnh ở Đức'
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga của Liên minh châu Âu (EU) và phương Tây dường như đang có tác dụng ngược. Người dân châu Âu nói... 20.10.2022, Sputnik Việt Nam
‘Mua xăng rất khó khăn’Đây là tâm sự của chị Lê Bích Ngọc tại thủ đô Paris, Pháp khi chia sẻ với Sputnik. Là người Việt sinh sống và học tập tại đây, chị Ngọc cũng như những người Việt khác sống tại đây thấy rằng, năm nay là một mùa đông “rất khác”.Giữa thách thức về nguồn cung nhiên liệu, gia đình chị Ngọc chia sẻ biện pháp khắc phục dựa trên tình hình thực tế.Vào đầu tháng 9, Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng. Không chỉ tiết giảm năng lượng tiêu thụ mà người dân Pháp còn được khuyến cáo về thời điểm sử dụng điện hợp lý. Theo đó, người dân sẽ hạn chế dùng điện vào giờ cao điểm (từ 8 đến 12 giờ) để tránh nguy cơ cúp điện do quá tải.Cũng theo chị Ngọc, khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu cũng đã từng xảy ra. Chị chia sẻ quan điểm với Sputnik:Chị Ngọc cho biết thêm, Chính phủ Pháp thông báo sẽ hỗ trợ cho các bạn sinh viên, người có thu nhập thấp.Hậu quả của lệnh trừng phạt NgaCác đòn trừng phạt của EU nhắm vào Nga khiến Đức, đầu tàu kinh tế châu Âu và nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, lâm vào cảnh lao đao. Tuy nhiên, người chịu thiệt hại lớn nhất lúc này vẫn là người dân, trong đó có cả cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại đây. Chia sẻ với Sputnik, chị Băng Vy, điều dưỡng tại một bệnh viện thủ đô Berlin cho biết:Hậu quả của các lệnh trừng phạt đối với Nga khiến giá nhiên liệu tăng cao, kéo theo các mặt hàng thiết yếu khác cũng đồng loạt tăng giá. Chị Vy cho biết, dầu ăn, sữa, trứng là những loại thực phẩm tăng nhiều nhất. Ví dụ như dầu ăn tăng từ 1,99 euro/chai lên 2,69 euro/chai; trứng tăng từ 1,29 euro lên 1,99 euro; sữa - 0,79 euro lên 0,99 euro. Khi được hỏi về sự chuẩn bị gì cho mùa đông khi giá cả tăng cao như vậy, chị Vy tâm sự:Chị Vy cho biết, chính phủ Đức cũng đang nỗ lực hỗ trợ người dân giữa “bão giá năng lượng”, đặc biệt là gia đình khó khăn.Chị Vy thông tin thêm, chị gái của mình hiện sinh sống tại Pháp không nhận được nhiều phúc lợi xã hội trong tình hình này như ở Đức.Lạc quan giữa khủng hoảngGiá nhiên liệu tăng cao tại Đức kéo theo nhiều mặt hàng thiết yếu khác cũng “phi mã” tại Đức. Anh Quang, một người Việt sinh sống và làm việc tại thủ đô Berlin, chia sẻ với Sputnik:Anh Quang thông tin, chính phủ Đức có hỗ trợ người dân trong bối cảnh khủng hoảng nhiên liệu.Khác với sự lo lắng của chị Vy, anh Quang lại có suy nghĩ khác về việc chuẩn bị chống chọi với mùa đông khắc nghiệt ở đây. Anh lạc quan:Theo báo Đức Bild am Sonntag, Thống đốc bang Bavaria của Đức Markus Soder ngày 16/10 cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức có thể khiến chủ nghĩa cực đoan gia tăng ở nước này.Báo Bild am Sonntag cũng kêu gọi Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner ngừng tranh cãi về việc kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân.Báo Bild am Sonntag gợi ý Thủ tướng Đức nên giải quyết tranh chấp giữa hai bộ trưởng, lưu ý rằng nước này cần kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân ít nhất đến năm 2024.
HÀ NỘI (Sputnik) - Các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga của Liên minh châu Âu (EU) và phương Tây dường như đang có tác dụng ngược. Người dân châu Âu nói chung và người Việt sinh sống tại đây đang phải vật lộn ra sao với mùa đông năm nay?
‘Mua xăng rất khó khăn’
Đây là tâm sự của chị Lê Bích Ngọc tại thủ đô Paris, Pháp khi chia sẻ với Sputnik. Là người Việt sinh sống và học tập tại đây, chị Ngọc cũng như những người Việt khác sống tại đây thấy rằng, năm nay là một mùa đông “rất khác”.
“Giá xăng hiện nay ở Pháp tăng cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, hiện tại do biểu tình, các hãng xăng lớn đang đình công vì đòi tăng lương. Nên đã 2 tuần nay việc mua xăng là rất khó khăn”, chị Ngọc cho biết.
Giữa thách thức về nguồn cung nhiên liệu, gia đình chị Ngọc chia sẻ biện pháp khắc phục dựa trên tình hình thực tế.
“Với nhu cầu dùng xăng của nhà tôi thì cũng ko quá ảnh hưởng. Nhu cầu nhà tôi chỉ dùng xe đưa các con đi học, đi chợ. Nên thường nhà tôi có thể khắc phục bằng cách đi bộ, đi làm bằng phương tiện công cộng. Mua củi thì tôi cũng không thấy người ta ồ ạt đi mua vì không phải nhà ai cũng có lò sưởi”, chị Ngọc nói.
Vào đầu tháng 9, Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng. Không chỉ tiết giảm năng lượng tiêu thụ mà người dân Pháp còn được khuyến cáo về thời điểm sử dụng điện hợp lý. Theo đó, người dân sẽ hạn chế dùng điện vào giờ cao điểm (từ 8 đến 12 giờ) để tránh nguy cơ cúp điện do quá tải.
“Hiện tại thì thời tiết cũng chưa quá lạnh nên tôi chưa thấy ảnh hưởng đến sinh hoạt. Như tôi đã nói ở trên thì vẫn có những cách để khắc phục như đi bộ, dùng phương tiện công cộng, tắt sưởi khi không cần thiết. Ngoài ra thì tôi chuẩn bị một sức khoẻ tốt cho cả nhà”, chị Ngọc cho biết thêm.
Cũng theo chị Ngọc, khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu cũng đã từng xảy ra. Chị chia sẻ quan điểm với Sputnik:
“Thực ra châu Âu đã từng có lịch sử bị ảnh hưởng của việc cắt nguồn cung từ Nga. Nên việc bị lệ thuộc là điều không lấy gì làm lạ.Tình hình hiện nay không bán xăng là do đình công chứ không phải là không có xăng bán. Tuy nhiên chắc chắn một điều là tình hình chính trị khiến cho giá xăng dầu tăng. Dẫn đến hàng hoá tăng cao. Nhưng đối với nhiều người, đây chỉ được tính là khủng hoảng ngắn hạn. Nên thường chính phủ chỉ cần đưa ra một số các biện pháp hỗ trợ kinh tế”.
Chị Ngọc cho biết thêm, Chính phủ Pháp thông báo sẽ hỗ trợ cho các bạn sinh viên, người có thu nhập thấp.
“Nhưng tất cả còn phải đợi vào thực tế”, chị nhận xét.
Hậu quả của lệnh trừng phạt Nga
Các đòn trừng phạt của EU nhắm vào Nga khiến Đức, đầu tàu kinh tế châu Âu và nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, lâm vào cảnh lao đao. Tuy nhiên, người chịu thiệt hại lớn nhất lúc này vẫn là người dân, trong đó có cả cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại đây. Chia sẻ với Sputnik, chị Băng Vy, điều dưỡng tại một bệnh viện thủ đô Berlin cho biết:
“Tiền gas nghe nói sẽ tăng gấp 3 so với năm ngoái. Hiện tại là mùa đông rồi nhưng nhà tôi không bật lò sưởi bởi vì tháng 6 năm ngoái nhà tôi đóng tiền trả thêm tiền điện và tiền gas do dùng vượt mức là 600 euro. Ở các siêu thị của Đức năm nay bán nhiều củi sưởi hơn mọi năm. Năm ngoái không thấy bán. Tôi nghĩ đây là hậu quả của các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga mà EU áp đặt liên quan đến xung đột giữa Nga và Ukraina”.
Hậu quả của các lệnh trừng phạt đối với Nga khiến giá nhiên liệu tăng cao, kéo theo các mặt hàng thiết yếu khác cũng đồng loạt tăng giá. Chị Vy cho biết, dầu ăn, sữa, trứng là những loại thực phẩm tăng nhiều nhất. Ví dụ như dầu ăn tăng từ 1,99 euro/chai lên 2,69 euro/chai; trứng tăng từ 1,29 euro lên 1,99 euro; sữa - 0,79 euro lên 0,99 euro.
Khi được hỏi về sự chuẩn bị gì cho mùa đông khi giá cả tăng cao như vậy, chị Vy tâm sự:
“Giải pháp duy nhất đối với chúng tôi hiện nay là mua thêm chăn dày vì hầu hết mọi người tại đây đều ở các căn hộ có hệ thống sưởi điện hoặc sưởi dầu nên không có lò sưởi củi như ở nông thôn”.
Chị Vy cho biết, chính phủ Đức cũng đang nỗ lực hỗ trợ người dân giữa “bão giá năng lượng”, đặc biệt là gia đình khó khăn.
“Trong mùa đông năm nay, chính phủ Đức có nhiều chính sách hỗ trợ người dân, người có thu nhập thấp. Những người đi xe ô tô, gia đình đông con và hoàn cảnh khó khăn đều được hỗ trợ tiền xăng xe. Hiện tại, chính phủ Đức đang bàn về việc áp dụng giá vé 49 euro cho toàn nước Đức nhằm hỗ trợ người dân đi lại trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao. Tuy nhiên, dự luật này chưa được thông qua vì còn phải bàn về việc lấy nguồn hỗ trợ từ các bang. Nghĩa là các bang sẽ đóng góp cho nhà nước để có thể áp dụng được giá vé này”, chị Vy nói.
Chị Vy thông tin thêm, chị gái của mình hiện sinh sống tại Pháp không nhận được nhiều phúc lợi xã hội trong tình hình này như ở Đức.
“Hiện tại thì cuộc sống của gia đình tôi cũng chưa có thay đổi gì quá nhiều. Tuy nhiên nếu thời tiết lạnh hơn nữa thì mới biết được”, chị lo lắng.
Giá nhiên liệu tăng cao tại Đức kéo theo nhiều mặt hàng thiết yếu khác cũng “phi mã” tại Đức. Anh Quang, một người Việt sinh sống và làm việc tại thủ đô Berlin, chia sẻ với Sputnik:
“Tình hình giá xăng tại Đức tăng nhiều so với trước khi xung đột Nga - Ukraina xảy ra. Ví dụ, phí vận chuyển cũng tăng một chút, đồng thời kéo theo giá mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng tăng theo như rau củ quả, đồ ăn nhích lên khoảng 1 euro-2 euro. Ví dụ, một hộp salad giá trước đây là 11 euro thì bây giờ là 12-13 euro. Về chuyện củi thì tôi không rõ lắm vì ở thủ đô mọi người dùng hệ thống sưởi điện, sưởi dầu. Ở nông thôn có lẽ người dân sẽ dùng củi nhiều hơn. Như nhìn sang bên Pháp thì họ có rao bán trên mạng xã hội củi với giá 250 euro/kg. Tính ra giá củi, gỗ tăng lên rất là cao”.
Anh Quang thông tin, chính phủ Đức có hỗ trợ người dân trong bối cảnh khủng hoảng nhiên liệu.
“Bắt đầu từ tháng 10/2022, những người đi làm đóng thuế đầy đủ thì được 300 euro/tháng. Đây là tiền hỗ trợ năng lượng để trả phí nhiên liệu. Nhà nước Đức hỗ trợ như vậy là tốt rồi”, anh Quang cho biết.
Khác với sự lo lắng của chị Vy, anh Quang lại có suy nghĩ khác về việc chuẩn bị chống chọi với mùa đông khắc nghiệt ở đây. Anh lạc quan:
“Chuẩn bị gì, tôi cũng không biết chuẩn bị gì ngoài một tâm hồn đẹp. Lạnh quá thì mặc thêm áo, đi thêm tất. Nói chung tôi thích mùa đông nên cũng không sợ lạnh. Người Việt Nam, Mỹ còn đánh thắng được nói gì đến cái lạnh ở Đức”.
Theo báo Đức Bild am Sonntag, Thống đốc bang Bavaria của Đức Markus Soder ngày 16/10 cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức có thể khiến chủ nghĩa cực đoan gia tăng ở nước này.
Báo Bild am Sonntag cũng kêu gọi Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner ngừng tranh cãi về việc kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân.
Báo Bild am Sonntag gợi ý Thủ tướng Đức nên giải quyết tranh chấp giữa hai bộ trưởng, lưu ý rằng nước này cần kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân ít nhất đến năm 2024.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.