Cây tre Việt Nam có chống chọi được với bão tố làm thay đổi cuộc sống chúng ta?

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhThành phố hồ chí minh ở Việt nam
Thành phố hồ chí minh ở Việt nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Đăng ký
Tuần này, truyền thông Nga và nước ngoài đưa nhiều thông tin thú vị về Việt Nam, trong đó có những bài phân tích nghiêm túc trên các ấn phẩm có uy tín.
Chính sách đối nội và đối ngoại, nền kinh tế và ngành du lịch là các chủ đề sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Mối quan hệ của Việt Nam với ba quốc gia quyền lực nhất thế giới

Tờ The Diplomat đăng tải bài phân tích quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga. Ba cường quốc này đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam trong hơn bốn thập kỷ và sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong tương lai, nhưng, có cả những nước khác đang trở thành đối tác quan trọng, và quan hệ giữa ba cường quốc quyền lực nhất có xu hướng thay đổi, tác giả bài báo lưu ý. Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đã điều hành chính sách đối ngoại khá khéo léo, tránh đứng về phe nào, theo đuổi nhiều chiến lược đối phó với các cường quốc, và xây dựng quan hệ đối tác kinh tế và chính trị sâu rộng với những quốc gia tầm trung như một phương án dự phòng. Chiến lược này sẽ chịu áp lực từ hai thách thức lớn: cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng, và hành vi quyết đoán và chèn ép của Trung Quốc ở Biển Đông. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi phong cách ngoại giao Việt Nam là “phong cách cây tre” có những đặc điểm rõ ràng như kết hợp rắn mềm, xem xét thời thế, biết mình biết người, tiến thoái có căn cứ, tùy cơ ứng biến và dùng sự mềm mỏng để thuyết phục người khác. Tác giả bài báo rút ra kết luận rằng, trong những năm tới chúng ta sẽ thấy liệu cây tre là đủ mạnh để vượt qua những cơn bão cạnh tranh quyền lực lớn hay không. Trong một bài báo khác, tờ The Diplomat đánh giá lập trường của Việt Nam, nước bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong việc lên án Nga. Tác giả nhận định, mặc dù Việt Nam coi trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và các nguyên tắc khác, nhưng, có khả năng Hà Nội sẽ tiếp tục tránh bị lôi kéo vào chính sách của các cường quốc lớn. An ninh quốc gia của Việt Nam gắn bó chặt chẽ với Biển Đông. Và Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất và nhà đầu tư chính trong lĩnh vực dầu khí của Việt Nam, có thể tiếp tục giúp nước này cải thiện an ninh hàng hải, đồng thời củng cố vị thế của Hà Nội với tư cách là đối tác thân thiết nhất của Matxcơva ở Đông Nam Á.
Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về việc Việt Nam tăng cường hợp tác với Singapore và Campuchia, cũng như về sự hỗ trợ của Vương quốc Anh trong việc nâng cao năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2022
Biển Đông
Thế giới đang đổ dồn vào Nga – Ukraina, Việt Nam nhắc về ‘sóng ngầm’ ở Biển Đông

Mạng xã hội có thể giúp củng cố chế độ

Tờ báo có uy tín của Mỹ The Washington Post phân tích diễn biến và triển vọng của chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam. Giờ đây, khi nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất Đông Nam Á đang tìm cách tăng cường sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, cuộc chiến chống tham nhũng có vẻ bùng phát trở lại. Và Fulcrum viết về các quy định mới của Việt Nam để hạn chế các tài khoản mạng xã hội nào có thể đăng tải nội dung liên quan đến tin tức. Mạng xã hội đóng một vai trò rất lớn trong đời sống của người Việt Nam. Quốc gia này xếp thứ 7 trong Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook* nhất thế giới, với 70 triệu người dùng, YouTube có 60 triệu người dùng ở Việt Nam. Số lượng lớn người dùng trên các mạng xã hội đồng nghĩa với việc công chúng Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi một loạt tin giả, thông tin sai lệch và tuyên truyền trên mạng. Nhưng, một nền báo chí mạnh hơn và độc lập hơn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chính sách hiệu quả, chống tham nhũng, để thúc đẩy cải cách kinh tế. Tất cả những điều này sẽ giúp củng cố chế độ, tác giả nhận xét. Newsendip lưu ý đến một vấn đề nan giải - thời gian qua rất nhiều cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Trong 2,5 năm qua, gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức đã bỏ việc, thôi việc, chuyển từ khu vực công ra khu vực tư. Rất nhiều nhân viên rời bỏ các lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đối mặt với hiện tượng này, chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng lương cơ sở cho công chức viên chức thêm 21% kể từ tháng 7 năm 2023.

Cần sớm hoàn thiện chính sách về đổi mới

Bloomberg đưa tin, Chính phủ Việt Nam dự kiến GDP cả năm tăng trưởng 8%, cao hơn mục tiêu 6-6,5%. Điều này sẽ cho phép Việt Nam duy trì vị thế nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Nhưng, như Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức: áp lực lạm phát cao, giá dầu biến động, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, trong khi các thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp. Theo Channel News Asia, áp lực lạm phát đang gia tăng ở Việt Nam do giá năng lượng tăng cao và diễn biến các sự kiện ở Ukraina, nhưng các nhà chức trách sẽ giữ giá cả trong tầm kiểm soát và sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng trong suốt năm tới. Và East Asia Forum viết về việc Việt Nam cần sớm hoàn thiện chính sách về đổi mới. Các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu sử dụng Việt Nam như một trung tâm kinh doanh trong khu vực, và cán cân vãng lai của Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc mối đe dọa về khủng hoảng cán cân thanh toán, cơn ác mộng của nhiều nước đang phát triển, đã trôi đi vào quên lãng. Nhưng, mấy năm gần đây, tăng trưởng chậm lại, và Việt Nam lại một lần nữa phải tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Một thành phần chính của chính sách đổi mới ở giai đoạn này sẽ là cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để hơn. Reuter đưa tin rằng, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Ngân hàng trung ương cung cấp vốn tín dụng hỗ trợ các nhà kinh doanh nhiên liệu địa phương tiếp cận tốt hơn với ngoại hối để thanh toán cho việc nhập khẩu nhiên liệu đã tăng giá chóng mặt.
Bloomberg đưa tin, Việt Nam đang bước vào thời điểm thu hoạch cà phê robusta với sản lượng dự kiến sẽ tăng so với vụ mùa trước đó. Nikkei Asia viết về thành công của VinFast công bố kế hoạch mở trụ sở chính ở Pháp, Đức và Hà Lan. Động thái này giúp VinFast mở rộng hoạt động kinh doanh tại châu Âu, phát triển mạng lưới bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng và cung cấp các dịch vụ di động cho khách hàng cao cấp. Và ấn bản Drom của Nga đưa tin rằng, Vinfast đã đăng ký bản quyền sáng chế hai mẫu ô tô đầy hứa hẹn tại LB Nga: Mini Crossover và Compact Crossover, mà công ty vẫn chưa trưng bày công khai. Theo thông tin từ Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa tăng công suất đến 109% nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xăng dầu đang thiếu hụt ở Việt Nam, Today Online đưa tin. Tạp chí Sourcing Journal cho biết rằng, Crystal International - nhà sản xuất hàng may mặc có trụ sở tại Hồng Kông - đã mở một nhà kho thông minh tự động 24/7 mới trong một nhà máy sản xuất denim của họ ở Việt Nam. Cổng thông tin Sea News đưa tin, trong khuôn khổ chương trình phát triển tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL) kết nối các cảng của Việt Nam với Cảng biển Thương mại Vladivostok, tập đoàn Fesco đưa con tàu thứ hai vào tuyến kết nối hàng hải Nga-Việt. Thời gian vận chuyển trên đường từ Vladivostok đến các hải cảng của Việt Nam là 9-12 ngày đêm.
Xe hơi Việt Nam VF9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2022
Xe hơi Việt Nam sẽ xuất hiện trên thị trường Nga

Sẽ có thêm một khách sạn sang trọng tại Hà Nội

Ấn bản tiếng Ả Rập Gulf News giới thiệu nhiều điểm du lịch đa dạng ở Việt Nam: Lễ hội đèn lồng Hội An và Cầu Bàn Tay Trên Đỉnh Bà Nà, du thuyền ăn tối sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng tranh 3D Artinus, Trang trại ong mật Phú Quốc, Khu di tích địa đạo Củ Chi và cuối cùng là sự đa dạng và hương vị độc đáo của ẩm thực đường phố Việt Nam. Và Top Hotel giới thiệu dự án của tập đoàn Hilton nâng cấp và chuyển đổi Hilton Hanoi Opera thành thương hiệu khách sạn hạng sang Waldorf Astoria Hanoi, dự kiến chính thức ra mắt vào năm 2025. Khách sạn này sẽ cùng với 9 khách sạn và khu nghỉ dưỡng khác của Hilton khai trương tại Việt Nam trong những năm tới.
* Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm hoạt động ở Nga vì là tổ chức cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала