Bom nhiệt hạch mới mà Hoa Kỳ dự kiến triển khai ở châu Âu khủng khiếp đến đâu?

© Ảnh : U.S. Department of EnergyBom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ
Bom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
Đăng ký
Không đợi đến mùa xuân năm sau như kế hoạch cũ, Hoa Kỳ dự kiến đến khoảng tháng 12 năm 2022 sẽ thay thế bom hạt nhân B61 tại các căn cứ của NATO ở châu Âu bằng phiên bản B61-12 nâng cấp. Đó là tin đưa của Politico dẫn hai nguồn tin riêng và điện tín ngoại giao.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, cựu phi công Thổ Nhĩ Kỳ, Thiếu tướng về hưu Beyazıt Karataş đã bình luận về mức độ nguy hiểm của việc triển khai những quả bom như vậy ở lục địa Âu.

«Bom B61-12 phát nổ dưới lòng đất. Chúng tạo ra hiệu ứng động đất và được coi là loại bom có ​​thể triệt hạ bất cứ thứ gì ta có thể nghĩ đến, bao gồm hầm trú ẩn dưới lòng đất, trung tâm chỉ huy dưới lòng đất và nơi bảo quản bom nguyên tử sâu dưới lòng đất. Có thể điều chỉnh sức mạnh của những quả bom như vậy. Bắt đầu với công suất vượt hơn 4 lần so với quả bom ném xuống Hiroshima, bom B61-12 còn có sức công phá vượt xa tới 5-6 lần nữa. Những quả bom như vậy, cùng với phân tán sóng bức xạ, hỏa hoạn và tung bụi phóng xạ, cũng gây ra trận động đất mạnh 4-6 độ richter», - ông Beyazıt Karataş nói.

Theo quan điểm của chuyên gia này, qua nâng cấp hiện đại hóa sẽ cho phép bom huỷ diệt hầm trú ẩn dưới lòng đất.
Các cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ. Ảnh chụp màn hình video - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
"Chỉ có một mục tiêu". Tại sao Mỹ mang bom nhiệt hạch đến Châu Âu?
«Về bản chất không có gì đổi khác. Đây là một phần trong chính sách răn đe kiềm chế hạt nhân của NATO. Dù có thay đổi về số lượng đầu đạn và căn cứ bố trí triển khai, nhưng điều này từ lâu vẫn nằm trong tầm khả năng và chủ trương của NATO. Nếu nói về đối tượng mà họ hướng tới chống lại, thì ban đầu là Liên Xô còn bây giờ là Nga. Nhưng trong khuôn khổ cuộc khủng hoảng Ukraina, khả năng sử dụng những quả bom này ở mức thấp. Bởi một khi dùng đến bom nhiệt hạch có nghĩa là khởi đầu cuộc chiến tranh nguyên tử. Vì vậy, tất cả các bên cần hành xử cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng», - viên tướng cựu phi công nói thêm trong kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала