Scholz công du Trung Quốc: sự thất bại của cuộc chiến tranh lạnh mới của phương Tây chống Nga

© AFP 2023 / Kay NietfeldChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - "Cuộc chiến tranh lạnh" mới chống Nga sẽ không diễn ra tốt đẹp như một số chính trị gia phương Tây nghĩ, Bloomberg viết.
Điều này, theo ghi nhận của tác giả bài báo Pankaj Mishra, được chứng minh bằng chuyến đi gây tranh cãi của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Trung Quốc.

"Trong khi Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ và toàn diện đối với sự hợp tác với Trung Quốc, chuyến công du của Scholz đến Bắc Kinh, cho thấy sự chia rẽ trong quan hệ của Washington không chỉ với Berlin, mà với toàn thế giới", - ấn phẩm viết.

Như nhà quan sát chỉ ra, lý do chia rẽ rõ ràng trong phe phương Tây nằm ở việc các nước không muốn gây nguy hiểm cho lợi ích kinh tế của họ vì lợi ích của Hoa Kỳ.

"Đức không thể hy sinh nền kinh tế của mình vì cuộc khủng hoảng Ukraina. Về lợi ích kinh tế toàn cầu, họ cũng sẽ không phục tùng ý chí của Mỹ", - ông Mishra nhấn mạnh.

Theo tác giả bài báo, mâu thuẫn giữa Washington, và cụ thể là người đứng đầu Nhà Trắng Joe Biden, với phần còn lại của thế giới sẽ còn leo thang hơn nữa sau hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia.

"Indonesia đang chuẩn bị đón các nguyên thủ của Nga và Trung Quốc, Vladimir Putin và Tập Cận Bình, các cuộc bầu cử ở Brazil đã giành được chiến thắng bởi đồng minh trung thành của Trung Quốc Luiz Inácio Lula da Silva, và cuối cùng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz trở thành nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của phương Tây đến thăm Trung Quốc trong vòng 3 năm nay - Biden có thể phải chịu đựng một trận chiến cô đơn", - ấn phẩm nhấn mạnh.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Thủ tướng Đức Scholz từ chối đề xuất của Macron cùng đến thăm Trung Quốc

Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga

Các nước phương Tây đang phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng cao và lạm phát gia tăng do áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moskva và chính sách từ bỏ nhiên liệu của Nga. Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng, chủ yếu là khí đốt, ngành công nghiệp ở châu Âu đã mất đi phần lớn lợi thế cạnh tranh, điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Ngoài ra, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đang phải đối mặt với lạm phát kỷ lục trong thập kỷ gần đây.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала