COP27: Việt Nam tìm nguồn điện thay thế điện than ở đâu?

© Ảnh : Nguyễn Trường - PV TTXVN tại Ai Cập Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam đã làm việc với các bên về việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng bên lề ội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về vấn đề này.
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo

Giúp Việt Nam đưa phát thải ròng về ‘0’

Theo TTXVN, phát biểu tại buổi làm việc ngày 6/11 với các bên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định chuyển đổi năng lượng là yếu tố then chốt để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Tuy nhiên, trong khi thực hiện mục tiêu này, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề điện than. Hiện nay, các nhà máy điện than tại Việt Nam vẫn vận hành với tuổi thọ cao, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc chuyển đổi năng lượng đòi hỏi nguồn lực rất lớn để hỗ trợ các nhà máy này.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh rằng, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng nhanh chóng trong quá trình phát triển kinh tế. Do vậy, bài toán khó là cần phải tìm nguồn điện thay thế nếu trong phát triển điện than.
Thùng chứa chất thải phóng xạ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
Việt Nam phạt nặng với các hành vi nhập khẩu, tàng trữ phế liệu ảnh hưởng đến môi trường

Tái tạo đi đôi với an ninh năng lượng

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch hết sức quan trọng, song việc đảm bảo ổn định hệ thống lưới điện đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến.
Bộ trưởng nhấn mạnh phát triển năng lượng tái tạo phải đi đôi với đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đề nghị Vương quốc Anh, EU và G7 hỗ trợ chuyển giao cho Việt Nam các công nghệ tiên tiến như công nghệ điện gió, điện Mặt Trời, lưu trữ điện năng để giúp Việt Nam thực hiện thành công quá trình chuyển đổi năng lượng, đảm bảo giá thành hợp lý cho tất cả mọi người có thể tiếp cận được.
Về phần mình, ông Alok Sharma hoan nghênh cam kết chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ của Việt Nam nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời nhất trí tiếp tục quá trình đàm phán để đi đến thống nhất để đảm bảo lợi ích hài hòa của cả hai bên.
Hai bên cũng đã trao đổi những vướng mắc nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, nhất trí rằng hai bên cần có các cam kết chính trị về vấn đề chuyển đổi năng lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Alok Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Từ điện than hóa thạch tới năng lượng sạch: “Việt Nam đã thay đổi”

Cam kết đi đôi với hành động

Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Hội nghị COP27 với mong muốn tiếp tục chung tay cùng cộng đồng quốc tế xây dựng các cơ chế, chính sách, cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu chung chống biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để huy động sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Đến với COP 27, Việt Nam mang theo thông điệp "cam kết đi đôi với hành động" trong cuộc chiến chống biển đổi khí hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала