https://kevesko.vn/20221118/lieu-viet-nam-co-the-tro-thanh-trung-tam-san-xuat-chip-toan-cau-19393281.html
Liệu Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu?
Liệu Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu?
Sputnik Việt Nam
Theo ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu và có cơ hội được chia phần trong “miếng bánh”... 18.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-18T21:15+0700
2022-11-18T21:15+0700
2023-01-11T18:36+0700
chip điện tử
fpt
việt nam
công nghệ
samsung
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0b/10202431_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_4ff40402a7da4deb9a1a32cabfeb17dc.jpg
Hôm nay, truyền thông trong nước cũng đưa tin liên quan đến kế hoạch xây nhà máy bán dẫn của FPT sau khi sản xuất thành công chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầuNgày 17/11, chia sẻ quan điểm cá nhân trên trang Facebook* của mình, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT bày tỏ niềm tin rằng, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu.Ông Đỗ Cao Bảo dẫn thông tin tổng hợp từ các trang báo quốc tế như Techmonitor, Asia Times, Nikkei, Bloomberg, New York Times…cho biết các quốc gia Đông Á, từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đến Singapore, Malaysia và Việt Nam đều đang rất nỗ lực để đón xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu về chip bán dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất chip.Các chuyên gia quốc tế cho rằng, “người chiến thắng lớn nhất” trong cuộc đua này có thể là Việt Nam. Đồng thời, rất có thể Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm sản xuất chip toàn cầu mới. Bằng chứng thuyết phục nhất là Việt Nam đang có sự gia tăng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp bán dẫn.Cụ thể, năm 2021, Intel đã đầu tư 475 triệu USD vào nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất của hãng tại TP.HCM. Rồi tháng 8/2022, Samsung đã công bố khoản đầu tư trị giá 3,3 tỷ USD để mở rộng quy mô sản xuất linh kiện bán dẫn tại nhà máy Thái Nguyên (sẽ triển khai vào tháng 7/2023). Ngoài ra, Samsung cũng đang xây dựng một trung tâm R&D có qui mô 3.000 kỹ sư ở tây Hồ Tây, Hà Nội, dự kiến khai trương vào đầu năm 2023.Vào tháng 11/2021, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực bán dẫn, Amkor Technology (USA) cũng đã ký một thỏa thuận đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại tỉnh Bắc Ninh.Dẫn chứng thêm về trường hợp Synopsys, một công ty dẫn đầu thế giới về thiết kế chip đang chuyển các hoạt động đầu tư, đạo tạo kỹ sư thiết kế chip sang Việt Nam, ông Bảo cho hay, Synopsys có hai văn phòng tại TP.HCM và 2 văn phòng tại Đà Nẵng với hơn 400 nhân viên và có kế hoạch bổ sung thêm 300 đến 400 người nữa.Ông Bảo cũng ví dụ về FPT Semiconductor, thành viên của tập đoàn FPT mới đây đã ra mắt dòng chip bán dẫn đầu tiên trong lĩnh vực IoT cho Y tế và đã có kế hoạch cung cấp 25 triệu chip trên toàn cầu trong 3 năm tới.Phân chia “miếng bánh” quy mô 1.500 tỷ USDTheo Gartner, năm 2021, ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu mang về doanh thu gần 600 tỷ USD. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức và doanh nghiệp trong ngành chip vi mạch bán dẫn phần lớn tập trung vào các trường đại học kỹ thuật hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất.Với các khoản đầu tư nước ngoài trên, theo sếp FPT Đỗ Cao Bảo, đã tạo ra những đột phá trong việc đưa Việt Nam tham gia vào nhóm các quốc gia sản xuất chip và có thể trở thành một trong những trung tâm sản xuất chip toàn cầu.Trong đó, việc Synopsys chuyển việc đào tạo kỹ sư thiết kế chip sang Việt Nam và FPT thiết kế, tổ chức sản xuất và thương mại chip IoT cho y tế là những bước khởi đầu đầy hứa hẹn đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng chip toàn cầu.Theo vị chuyên gia, việc tham gia vào chuỗi giá trị chip bán dẫn có nghĩa là Việt Nam có cơ hội chia phần trong chiếc bánh có quy mô 1.500 tỷ USD (vào năm 2030) với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12%.Kế hoạch xây nhà máy bán dẫn của FPT thì sao?Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn báo cáo của CTCP Chứng khoán Bản Việt cho hay, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, lãnh đạo CTCP FPT (Mã: FPT) vẫn duy trì quan điểm tích cực về nhu cầu chuyển đổi số đối với mảng kinh doanh công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam.Tập đoàn kỳ vọng việc ra quyết định và giải ngân ngân sách công nghệ thông tin từ khu vực công sẽ tăng tốc trong giai đoạn 2023 - 2024.Báo cáo cho thấy, năm 2022, FPT đã trải qua giai đoạn bùng nổ chi tiêu cho công nghệ thông tin của người tiêu dùng nên nhu cầu sẽ giảm vào năm tới. Nguyên nhân là do ngân sách bị cắt giảm trước lo ngại suy thoái kinh tế.Đối với việc thiết kế chip, FPT cho biết, tập đoàn không có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy bán dẫn tại Việt Nam và sẽ duy trì mô hình kinh doanh thiết kế chip vào năm 2023.Trước đó, như Sputnik thông tin, FPT Semiconductor-Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software-Công ty thành viên Tập đoàn FPT) đã chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.Đây là chip bán dẫn tích hợp (IC-Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt cấu trúc, hướng đến phục vụ các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể.Sản phẩm chip của FPT được thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam và được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.Kế hoạch tăng trưởng của FPTTheo Chứng khoán Bản Việt, tập đoàn FPT sẽ duy trì kế hoạch kinh doanh cho năm 2022 và dự kiến sẽ hoàn thành hoặc vượt nhẹ kế hoạch đã đề ra dù lo ngại kinh tế suy thoái. Dù vậy, năm tới, FPT dự kiến đặt ra triển vọng tăng trưởng thận trọng hơn.Về mảng công nghệ, FPT dự kiến số lượng hợp đồng mới tăng trưởng mạnh sẽ hỗ trợ doanh thu xuất khẩu phần mềm toàn cầu trong năm nay. Tập đoàn này duy trì mục tiêu giá trị hợp đồng mới ước đạt 1 tỷ USD trong năm 2022, tăng 31% so với năm ngoái.FPT lưu ý, các hợp đồng mới tại Nhật Bản với mức tăng 50% trong 9 tháng đầu năm 2022 (chưa điều chỉnh tác động của tỷ giá), cho thấy nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường này bất chấp biến động tiền tệ.Qua năm 2023, doanh thu từ Nhật Bản sẽ tăng 30% so với cùng kỳ. FPT cũng có chiến lược hedging (phòng vệ giá) linh hoạt cho dòng thu nhập bằng đồng JPY khi xem xét tỷ giá hàng tháng để đánh giá tác động của việc đồng JPY giảm giá.Trong khi đó, đối với thị trường Mỹ, FPT dự kiến doanh thu tăng trưởng 30% vào năm 2023 nhưng thận trọng đối với mức tăng trưởng giá trị hợp đồng mới. Ấn Độ vẫn là một thị trường cạnh tranh khi FPT có mức giá xuất khẩu phần mềm thấp hơn so với các công ty cùng ngành.Liên quan đến khu vực tư nhân, FPT đánh giá, khách hàng là các tập đoàn bất động sản đang đối mặt với những hạn chế về ngân sách và triển vọng tăng trưởng trung hạn thấp thì nhu cầu từ khách hàng là các ngân hàng và tổ chức dịch vụ tài chính đối với chuyển đổi số vẫn tăng trưởng bền vững.Cùng với đó, FPT cũng cho biết, sang năm 2023, chi tiêu cho điện máy sẽ giảm, gây ảnh hưởng triển vọng tăng trưởng của FPT Synnex.Ở mảng viễn thông, FPT vẫn duy trì mục tiêu phát triển hệ sinh thái viễn thông hướng đến dữ liệu.FPT nhấn mạnh, biên lợi nhuận trước thuế của các dịch vụ viễn thông tăng nhẹ từ 18,1% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 18,8% trong 9 tháng đầu năm 2022 nhờ vào tăng trưởng lợi nhuận từ Pay TV.Sang năm 2023, tập đoàn sẽ sẽ tập trung hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu để đáp ứng nhu cầu đám mây.* Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm hoạt động ở Nga vì là tổ chức cực đoan.
https://kevesko.vn/20221111/viettel-fpt-san-xuat-chip-thanh-cong-viet-nam-du-suc-phat-trien-nganh-vi-mach-ban-dan-19231371.html
https://kevesko.vn/20221101/bat-ngo-con-chip-iot-y-te-dau-tien-cua-fpt-viet-nam-san-xuat-thanh-cong-chip-vi-mach-19015916.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0b/10202431_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_59b21d4f4897c4b5140c56d2e63fd201.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chip điện tử, fpt, việt nam, công nghệ, samsung, kinh tế
chip điện tử, fpt, việt nam, công nghệ, samsung, kinh tế
Hôm nay, truyền thông trong nước cũng đưa tin liên quan đến kế hoạch xây nhà máy bán dẫn của FPT sau khi sản xuất thành công chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.
Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu
Ngày 17/11, chia sẻ quan điểm cá nhân trên trang Facebook* của mình, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT bày tỏ niềm tin rằng, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu.
Ông Đỗ Cao Bảo dẫn thông tin tổng hợp từ các trang báo quốc tế như Techmonitor, Asia Times, Nikkei, Bloomberg, New York Times…cho biết các quốc gia Đông Á, từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đến Singapore, Malaysia và Việt Nam đều đang rất nỗ lực để đón xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu về chip bán dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất chip.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, “người chiến thắng lớn nhất” trong cuộc đua này có thể là Việt Nam. Đồng thời, rất có thể Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm sản xuất chip toàn cầu mới. Bằng chứng thuyết phục nhất là Việt Nam đang có sự gia tăng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp bán dẫn.
Cụ thể, năm 2021, Intel đã đầu tư 475 triệu USD vào nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất của hãng tại TP.HCM. Rồi tháng 8/2022,
Samsung đã công bố khoản đầu tư trị giá 3,3 tỷ USD để mở rộng quy mô sản xuất linh kiện bán dẫn tại nhà máy Thái Nguyên (sẽ triển khai vào tháng 7/2023). Ngoài ra, Samsung cũng đang xây dựng một trung tâm R&D có qui mô 3.000 kỹ sư ở tây Hồ Tây, Hà Nội, dự kiến khai trương vào đầu năm 2023.
Vào tháng 11/2021, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực bán dẫn, Amkor Technology (USA) cũng đã ký một thỏa thuận đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại tỉnh Bắc Ninh.
Dẫn chứng thêm về trường hợp Synopsys, một công ty dẫn đầu thế giới về thiết kế chip đang chuyển các hoạt động đầu tư, đạo tạo kỹ sư thiết kế chip sang Việt Nam, ông Bảo cho hay, Synopsys có hai văn phòng tại TP.HCM và 2 văn phòng tại Đà Nẵng với hơn 400 nhân viên và có kế hoạch bổ sung thêm 300 đến 400 người nữa.
11 Tháng Mười Một 2022, 20:54
Ông Bảo cũng ví dụ về FPT Semiconductor, thành viên của tập đoàn FPT mới đây đã ra mắt dòng chip bán dẫn đầu tiên trong lĩnh vực IoT cho Y tế và đã có kế hoạch cung cấp 25 triệu chip trên toàn cầu trong 3 năm tới.
Phân chia “miếng bánh” quy mô 1.500 tỷ USD
Theo Gartner, năm 2021, ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu mang về doanh thu gần 600 tỷ USD. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức và doanh nghiệp trong ngành chip vi mạch bán dẫn phần lớn tập trung vào các trường đại học kỹ thuật hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất.
Với các khoản đầu tư nước ngoài trên, theo sếp FPT Đỗ Cao Bảo, đã tạo ra những đột phá trong việc đưa Việt Nam tham gia vào nhóm các quốc gia sản xuất chip và có thể trở thành một trong những trung tâm
sản xuất chip toàn cầu.
Trong đó, việc Synopsys chuyển việc đào tạo kỹ sư thiết kế chip sang Việt Nam và FPT thiết kế, tổ chức sản xuất và thương mại chip IoT cho y tế là những bước khởi đầu đầy hứa hẹn đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng chip toàn cầu.
“Con đường đi tốt nhất của Việt Nam là bắt đầu từ các con chip IoT cho y tế, chip cho tủ lạnh, máy điều hoà không khí, máy giặt. Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo”, ông Đỗ Cao Bảo đánh giá.
Theo vị chuyên gia, việc tham gia vào chuỗi giá trị chip bán dẫn có nghĩa là Việt Nam có cơ hội chia phần trong chiếc bánh có quy mô 1.500 tỷ USD (vào năm 2030) với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12%.
“Chỉ cần 10% trong chiếc bánh 1.500 tỷ USD cũng đủ giúp Việt Nam cất cánh, bởi chip bán dẫn là công nghệ nền tảng cho tất cả các công nghệ khác, không chỉ trong quốc phòng, an ninh, máy bay, tên lửa, tàu chiến mà cả trong tất cả các thiết bị ở xung quanh chúng ta”, ông Bảo bày tỏ.
Kế hoạch xây nhà máy bán dẫn của FPT thì sao?
Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn báo cáo của CTCP Chứng khoán Bản Việt cho hay, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, lãnh đạo CTCP FPT (Mã: FPT) vẫn duy trì quan điểm tích cực về nhu cầu chuyển đổi số đối với mảng kinh doanh công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam.
Tập đoàn kỳ vọng việc ra quyết định và giải ngân ngân sách công nghệ thông tin từ khu vực công sẽ tăng tốc trong giai đoạn 2023 - 2024.
Báo cáo cho thấy, năm 2022, FPT đã trải qua giai đoạn bùng nổ chi tiêu cho
công nghệ thông tin của người tiêu dùng nên nhu cầu sẽ giảm vào năm tới. Nguyên nhân là do ngân sách bị cắt giảm trước lo ngại suy thoái kinh tế.
Đối với việc thiết kế chip, FPT cho biết, tập đoàn không có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy bán dẫn tại Việt Nam và sẽ duy trì mô hình kinh doanh thiết kế chip vào năm 2023.
Trước đó, như Sputnik thông tin, FPT Semiconductor-Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software-Công ty thành viên Tập đoàn FPT) đã chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.
Đây là chip bán dẫn tích hợp (IC-Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt cấu trúc, hướng đến phục vụ các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể.
1 Tháng Mười Một 2022, 22:06
Sản phẩm chip của FPT được thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam và được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.
Kế hoạch tăng trưởng của FPT
Theo Chứng khoán Bản Việt,
tập đoàn FPT sẽ duy trì kế hoạch kinh doanh cho năm 2022 và dự kiến sẽ hoàn thành hoặc vượt nhẹ kế hoạch đã đề ra dù lo ngại kinh tế suy thoái. Dù vậy, năm tới, FPT dự kiến đặt ra triển vọng tăng trưởng thận trọng hơn.
Về mảng công nghệ, FPT dự kiến số lượng hợp đồng mới tăng trưởng mạnh sẽ hỗ trợ doanh thu xuất khẩu phần mềm toàn cầu trong năm nay. Tập đoàn này duy trì mục tiêu giá trị hợp đồng mới ước đạt 1 tỷ USD trong năm 2022, tăng 31% so với năm ngoái.
FPT lưu ý, các hợp đồng mới tại Nhật Bản với mức tăng 50% trong 9 tháng đầu năm 2022 (chưa điều chỉnh tác động của tỷ giá), cho thấy nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường này bất chấp biến động tiền tệ.
Qua năm 2023, doanh thu từ Nhật Bản sẽ tăng 30% so với cùng kỳ. FPT cũng có chiến lược hedging (phòng vệ giá) linh hoạt cho dòng thu nhập bằng đồng JPY khi xem xét tỷ giá hàng tháng để đánh giá tác động của việc đồng JPY giảm giá.
Trong khi đó, đối với
thị trường Mỹ, FPT dự kiến doanh thu tăng trưởng 30% vào năm 2023 nhưng thận trọng đối với mức tăng trưởng giá trị hợp đồng mới. Ấn Độ vẫn là một thị trường cạnh tranh khi FPT có mức giá xuất khẩu phần mềm thấp hơn so với các công ty cùng ngành.
Liên quan đến khu vực tư nhân, FPT đánh giá, khách hàng là các tập đoàn bất động sản đang đối mặt với những hạn chế về ngân sách và triển vọng tăng trưởng trung hạn thấp thì nhu cầu từ khách hàng là các ngân hàng và tổ chức dịch vụ tài chính đối với chuyển đổi số vẫn tăng trưởng bền vững.
Cùng với đó, FPT cũng cho biết, sang năm 2023, chi tiêu cho điện máy sẽ giảm, gây ảnh hưởng triển vọng tăng trưởng của FPT Synnex.
Ở mảng viễn thông, FPT vẫn duy trì mục tiêu phát triển hệ sinh thái viễn thông hướng đến dữ liệu.
“Động lực tăng trưởng dài hạn cho mảng là phát triển hệ sinh thái cơ sở hạ tầng và công nghệ đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối”, FPT cho hay.
FPT nhấn mạnh, biên lợi nhuận trước thuế của các dịch vụ viễn thông tăng nhẹ từ 18,1% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 18,8% trong 9 tháng đầu năm 2022 nhờ vào tăng trưởng lợi nhuận từ Pay TV.
Sang năm 2023, tập đoàn sẽ sẽ tập trung hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu để đáp ứng nhu cầu đám mây.
* Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm hoạt động ở Nga vì là tổ chức cực đoan.