Bất ngờ con chip IoT Y tế đầu tiên của FPT: Việt Nam sản xuất thành công chip vi mạch?

© Ảnh : Social media page of CaoBao DoLogo FPT đã gắn bản quyền lên con chip IoT Y tế
Logo FPT đã gắn bản quyền lên con chip IoT Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Đăng ký
FPT từng gây bất ngờ khi công bố sản xuất thành công chip vi mạch IC của Việt Nam. Đến hôm nay (1/11), hình ảnh con chip IoT Y tế đầu tiên “Made in Vietnam” của FPT đã chính thức lộ diện qua chia sẻ của ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT.
Có thể nói, kế hoạch đầy táo bạo của FPT Software – sản xuất chip “Make in Vietnam” đã mở ra cơ hội mới cho ngành sản xuất chip, chất bán dẫn, thiết kế vi mạch tại Việt Nam, tiếp nối nền tảng từ thành công của nhà máy bán dẫn Z181 trước đó.
Để chứng minh thành công của mình, logo của FPT đã gắn bản quyền lên con chip IoT Y tế vừa lộ diện.

Lộ diện con chip IoT Y tế đầu tiên “Made in Vietnam” của FPT

Như Sputnik đã thông tin, vừa qua, FPT Semiconductor, công ty trực thuộc Tập đoàn FPT đã công bố dòng chip bán dẫn tích hợp đầu tiên được thiết kế tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 28/09/2022, FPT Semiconductor - Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software) chính thức công bố dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt, gây bất ngờ cho nhiều người.
Đến hôm nay, FPT đã chứng minh những gì họ làm được. Ngày 1/11, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, đã đăng tải dòng trạng thái (status) về con chip mới do tập đoàn này sản xuất.
“Logo FPT đã gắn bản quyền lên con Chip IoT Y tế. Không còn là kế hoạch trên giấy nữa, chip FPT IoT cho Y tế đã thành sản phẩm thương mại, được khách hàng kiểm tra và xác nhận chất lượng và tính năng của sản phẩm”, ông Bảo viết.
Cùng với đó, ông Bảo còn chia sẻ hình ảnh 1 trong 9 con chips FPT IoT Y tế, được ông Trần Đăng Hoà – Phó Tổng Giám đốc – FPT Software gửi tặng ban lãnh đạo Tập đoàn.
Theo ông Bảo, con chip khá nhỏ, kết quả đo bằng thước cho thấy kích thước vào khoảng 3,5mm x 4,5mm.
 Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2022
Viettel làm chip thiết bị 5G, radar, vệ tinh: Ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam đang ở đâu?

Kế hoạch sản xuất chip của FPT Semiconductor

Được biết, con chip nói trên thuộc dòng chip bán dẫn tích hợp (IC - Integrated Circuit), do các kỹ sư của FPT trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể.
Thiết kế hoàn thiện của chip được thực hiện tại Việt Nam, sau đó được chuyển tới nhà máy ở Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.
Trong 2 năm tiếp theo, FPT Semiconductor sẽ cung ứng ra thị trường thế giới 25 triệu đơn vị chip.
Công ty cũng kỳ vọng sẽ tung ra thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ các lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.
“Khách hàng có kế hoạch tiêu thụ 5 triệu chip ngay trong năm 2023 và 25 triệu chip trong 3 năm”, ông Bảo cho hay.
Hôm 28/9, khi Công ty FPT Semiconductor đã công bố ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, đã có không ít nghi ngờ.
Đáp trả về những hoài nghi FPT chỉ thiết kế, gia công chip, lãnh đạo FPT chỉ nhấn mạnh rằng, trong ngành sản xuất chip thì thiết kế chip và thương mại chip là 2 khâu quan trọng nhất, gần như đã có mọi thứ, sản xuất chip thì hoặc đặt gia công hoặc đầu tư nhập dây chuyền sản xuất khi quy mô đủ lớn, công nghệ, dây chuyền đã có sẵn.
“Việc này gần giống như Apple chỉ thiết kế (kiểu dáng, màu sắc, vật liệu, tính năng) cộng thêm phần mềm iOS cho iPhone, còn sản xuất là việc của Foxconn và Luxshare, nhưng iPhone vẫn là của Apple”, theo ông Trần Đăng Hòa, Phó tổng giám đốc FPT Software.
Khách hàng đầu tiên và cũng là đối tác chiến lược của doanh nghiệp sẽ phối hợp để phân phối các sản phẩm chip của FPT Semiconductor tại Úc, Đài Loan, Trung Quốc.
© Ảnh : Social media page of CaoBao Do9 con chips FPT IoT Y tế
9 con chips FPT IoT Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
9 con chips FPT IoT Y tế

FPT và mục tiêu trở thành nhà cung cấp chip thương hiệu Việt

Như Sputnik đã thông tin, FPT Semiconductor, công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch, trực thuộc FPT Software - thành viên Tập đoàn FPT, đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp chip thương hiệu Việt cho các công ty, tập đoàn ở trong nước.
Trước đó, theo báo cáo từ Technavio, đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được dự báo vượt giá trị 6,16 tỷ USD.
Chia sẻ với báo chí về kế hoạch đầy tham vọng của FPT, ông Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc điều hành FPT Semiconductor cho biết, việc thành lập FPT Semiconductor là bước tiếp nối ước mơ của nhiều thế hệ người Việt.
“Có thể nhiều người chưa biết, chúng ta từng có nhà máy bán dẫn Việt Nam vào năm 1979, được biết đến với cái tên nhà máy Z181, cung ứng rất nhiều thiết bị bán dẫn cho thị trường Đông Âu”, ông Quang kể.
Như chúng tôi đề cập, ở Việt Nam, tháng 9/1979, nhà máy bán dẫn Z181 được thành lập, sản xuất, xuất khẩu diode, transistor. Năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) ra đời và đào tạo được đội ngũ hàng trăm kỹ sư thiết kế chip, thiết kế thành công một số vi mạch mang thương hiệu Việt.
Mặc dù vậy, kể từ khi Nhà máy Z181 dừng việc sản xuất bán dẫn (đầu những năm 90 thế kỷ trước), đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm nhà máy sản xuất bán dẫn, chỉ có nhà máy của Intel và một số công ty FDI làm công đoạn máy lắp ráp, gia công, đóng gói.
Hiện Việt Nam vẫn đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài như: Broadcom, Hitachi, Qualcomm, Samsung, SK Hylix. Trong khi các công ty trong nước chỉ có Viettel và FPT tham gia với công đoạn thiết kế chip.
Với tiêu chí “chip Make in Vietnam, Made by FPT”, FPT Semiconductor có kế hoạch thiết kế và thương mại hóa sản phẩm chip, đưa những dòng chip đến với thị trường trong nước, cũng như nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc…
Bên cạnh năng lực sản xuất chip bán dẫn, FPT Software đang dần hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ và sản phẩm, giải pháp công nghệ chuyển đổi số.
Doanh nghiệp của ông Trương Gia Bình cam kết có thể cung cấp cho đối tác từ tư vấn, triển khai, cung cấp giải pháp công nghệ “may đo” theo nhu cầu, bảo trì, nâng cấp hệ thống và cung ứng linh kiện bán dẫn.
Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2022
“Bye Trung Quốc, chào Việt Nam”, liệu made in China có đổi thành made in Vietnam?

“Việt Nam đã sản xuất được chip”

Tại Hội thảo “Giải pháp và cơ chế chính sách phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam” vừa qua, các báo cáo cho biết, hiện có khoảng 30 công ty nước ngoài đến từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam cùng với với đội ngũ nhân lực ước tính khoảng 5.000 kỹ sư, có thể đảm nhận công việc ở tất cả các mảng việc trong khâu thiết kế.
Cùng với đó, đã có nhiều công ty lớn của thế giới về IC design đã mở chi nhánh ở Việt Nam để tận dụng các kỹ sư Việt Nam có trình độ chuyên môn tốt và chi phí lương thấp điển hình như Synopsys, Qorvo, Renesas, Mircrochip tạo ra hàng ngàn kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam.
Phát biểu trong sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) với chủ đề "Sáng tạo - Liên kết - Đột phá" diễn ra tại F-Town 3, Thủ Đức, TP. HCM, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã nhấn mạnh, ông muốn các tập đoàn thế giới tiếp tục nhìn Việt Nam không đất rẻ, không phải nhân lực rẻ mà nhìn Việt Nam như một trung tâm đổi mới sáng tạo.
Việt Nam phải là nơi có nhiều người trẻ, hệ thống giáo dục tốt. Rồi từ đó, nhắn gửi thông điệp đến các nhà đầu tư rằng, hãy đầu tư vào đây để xây dựng các công nghệ mới tại Việt Nam.
Cũng theo ông Bình, Việt Nam nhiều chuyên gia có năng lực này và đang làm lĩnh vực này còn TP HCM sẽ phải là một trung tâm tập hợp các chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.
“Việt Nam đã sản xuất được chip. Cần tiếp tục dấn thân, nỗ lực để bước vào công đoạn quan trọng nhất của nền công nghệ thế giới. Trong cuộc cách mạng công nghệ lần 4 hay công công cuộc chuyển đổi số, điều quan trọng nhất là dữ liệu và trí tuệ nhân tạo”, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала