Philippines phải cân nhắc vị thế của Trung Quốc ở khu vực khi phát triển quan hệ với Mỹ

© AP Photo / Bullit MarquezCác binh sĩ cắm cờ sau khi kết thúc cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines, Philippines
Các binh sĩ cắm cờ sau khi kết thúc cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines, Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2022
Đăng ký
Việc Hải quân Mỹ quay lại căn cứ Vịnh Subic của Philippines sẽ biến Biển Đông thành một khu vực “ngoại giao pháo hạm”. Kế hoạch của Mỹ nhằm mở rộng sự hiện diện quân sự tại Philippines có thể vấp phải sự phản đối của ASEAN. Quan hệ kinh tế với Trung Quốc mang lại cho Philippines nhiều lợi thế hơn so với sự hỗ trợ quân sự của Mỹ.
Quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ quay trở lại Vịnh Subic 30 năm sau khi từ bỏ nơi từng là căn cứ quân sự lớn nhất của họ ở châu Á, - ông Rolen Paulino, quan chức hàng đầu của cơ quan địa phương giám sát khu vực cảng tự do, cho biết trong cuộc phỏng vấn của hãng tin Kyodo News.
Thứ Năm tuần trước, một loạt các sự kiện đã được tổ chức tại cảng Subic để đánh dấu Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Khu vực cảng tự do và việc Hải quân Hoa Kỳ rời bến cảng mà họ đã kiểm soát trong gần 94 năm. Vào ngày này, chính quyền địa phương đã tổ chức một buổi trưng bày công khai các máy bay dân sự và một máy bay trực thăng của Hải quân Philippines tại sân bay Subic hiện đang được tái sử dụng để giám sát và huấn luyện hàng không. Ông Rolen Paulino nói với Kyodo News rằng, ông sẽ “rất ngạc nhiên” nếu Vịnh Subic không trở thành địa điểm của EDCA - Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường giữa Mỹ và Philippines. Đồng thời, quan chức Philippines lưu ý rằng, hầu hết cư dân địa phương là “những người thân Mỹ” do họ đã sống rất lâu bên quân nhân Hoa Kỳ.
Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2022
Biển Đông
Philippines triển khai lực lượng hải quân ở Vịnh Subic trên Biển Đông để chống lại Trung Quốc

Dư luận xã hội chưa thống nhất

Trong khi đó, thái độ của dư luận xã hội đối với việc Mỹ tìm cách mở rộng hiện diện quân sự ở Philippines không hề thống nhất, - chuyên gia Artem Garin từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương đông học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Trong 30 năm qua tình hình đã thay đổi rất nhiều, vì vậy quân đội Mỹ sẽ không dễ dàng giành được chỗ đứng ở Philippines, đặc biệt là do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của Manila với Bắc Kinh. Mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc giúp nhiều quốc gia trong khu vực giải quyết các vấn đề nội bộ và làm cho họ thịnh vượng hơn. Điều này cũng áp dụng cho Philippines".

Quần đảo Trường Sa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2022
Biển Đông
Nhiều khả năng Mỹ sẽ tái thiết lập sự hiện diện quân sự ở Vịnh Subic phía bắc Philippines
"Đối với người dân Philippines, hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc là quan trọng hơn viện trợ của Mỹ cho quân đội Philippines. Ngoài ra, có thể có những trở ngại trong tương tác với người dân Philippines. Các cuộc biểu tình ở Manila phản đối chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho thấy rằng, mọi chuyện không đơn giản như đã từng có khi Mỹ sở hữu các căn cứ quân sự ở Philippines”, - chuyên gia Artem Garin nói.
"Harris là tên đế quốc!" Người dân thành phố Manila xuống đường biểu tình vì chuyến thăm đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới đảo quốc này, họ mang theo những biểu ngữ có dòng chữ và tranh biếm họa như vậy về Harris và Tổng thống Marcos Jr.. Họ hô to các khẩu hiệu phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ ở trong nước và trong khu vực nói chung, gọi đó là hành động khiêu khích. Các nhà hoạt động nhân quyền và thanh niên tham gia các cuộc biểu tình nhấn mạnh rằng, chương trình nghị sự do bà Harris đề xuất không đóng góp cho hòa bình và phát triển của Philippines.
Tuy nhiên, những cuộc biểu tình này khó có thể cản trở cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Philippines về việc Hải quân Mỹ trở lại căn cứ vịnh Subic, - Giáo sư Qian Yaxu từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Thành Đô – Chengdu University (Trung Quốc), nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Сuộc tập trận quân sự chung giữa Philippines và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2022
Biển Đông
Ngư dân ở Philippines phản đối sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông
Xét theo những tuyên bố của Tổng thống Marcos Jr., ông có ý định duy trì thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ là một thử thách kiểm tra tính thực dụng của nhà lãnh đạo Philippines. Washington đã đề nghị xây dựng 5 cơ sở mới ở Philippines theo Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) giữa hai nước. Các căn cứ này có thể đối mặt với Đài Loan ở phía nam Philippines và đối mặt Biển Đông ở phía bắc nước này. Theo chuyên gia Artem Garin, điều này cho thấy rằng, Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu lâu dài với Trung Quốc có sử dụng lãnh thổ Philippines.

“Kế hoạch của Mỹ tái thiết lập sự hiện diện quân sự ở Vịnh Subic phản ánh một xu hướng mà Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đang khai thác để cạnh tranh với Trung Quốc. Ở đây nói về việc khôi phục các căn cứ hải quân từng tồn tại trong thế kỷ 20 và sử dụng chúng để chống lại Trung Quốc. Rất có thể Mỹ đã chọn Philippines để triển khai tên lửa tầm trung ở đó. Để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, họ có kế hoạch trong sáu năm tới sẽ tạo ra “vòng cung tên lửa” xung quanh Trung Quốc từ Okinawa qua Đài Loan đến Philippines. Thay vì giải quyết vấn đề kiểm soát vũ khí hoặc giải quyết các vấn đề kinh tế của khu vực, điều đặc biệt quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng, Washington đang mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực", - chuyên gia Artem Garin lưu ý.

Tổng thống Philippines dự kiến ​​thăm Trung Quốc vào đầu tháng Giêng. Sự kiện này có một ý nghĩa rất quan trọng trong cán cân quyền lực mới ở khu vực. Trong khi đó, hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực làm gia tăng sự quan tâm đến chương trình nghị sự mà phía Trung Quốc sẽ đưa ra cho vị khách Philippines.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала