40 phút phát biểu của ông Trần Sỹ Thanh: ‘Đã nói phải chuẩn’

© Ảnh : Press service of GazpromCuộc gặp mặt làm việc giữa ông Alexey Miller, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Petrovietnam Trần Sỹ Thanh.
Cuộc gặp mặt làm việc giữa ông Alexey Miller, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Petrovietnam Trần Sỹ Thanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2022
Đăng ký
Sau hơn 4 tháng ngồi “ghế nóng” Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, trong khoảng 40 phút đăng đàn chiều ngày 9/12, ông Trần Sỹ Thanh đã báo cáo kết quả tình hình kinh tế xã hội thủ đô và trả lời chất vấn đại biểu HĐND TP. Hà Nội về nhiều vấn đề nóng mà cử tri, người dân quan tâm.
Theo Chủ tịch TP. Hà Nội, đã nói là phải chuẩn, đã hứa thì phải làm, hướng đến giải quyết căn bản những vấn đề dân sinh bức xúc hiện nay.

100% các kiến nghị của cử tri đã được UBND TP. Hà Nội trả lời

Chiều 9/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã dành khoảng 40 phút để báo cáo, tiếp thu và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu.
Chủ tịch Hà Nội cho hay, để chuẩn bị phục vụ kỳ họp, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung xử lý, giải quyết kịp thời, thỏa đáng 357 ý kiến, kiến nghị của đại biểu HĐND Thành phố và cử tri thủ đô trước và sau Kỳ họp thứ 7 HĐND TP. Hà Nội.
Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-HĐND ngày 08/11/2022 của Thường trực HĐND TP về giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, UBND Thành phố đã chỉ đạo rà soát việc giải quyết kiến nghị của tri từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, qua đó đôn đốc giải quyết 278 kiến nghị còn tồn tại.
“Kết quả tới nay, 100% các kiến nghị của cử tri đã được UBND TP trả lời”, ông Thanh nói và cho biết, riêng năm 2022 đã giải quyết xong 386/573 kiến nghị (đạt tỷ lệ 67,4%).
Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV: Quốc hội nghe trình bày một số tờ trình và báo cáo thẩm tra - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Trình miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Thể và Trần Sỹ Thanh
Tính lũy kế từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay đã giải quyết xong 1.143/1.370 (đạt tỷ lệ 86,4%) kiến nghị cử tri.
“Thông qua nắm bắt, giải quyết kiến nghị cử tri, các cơ quan chức năng của Thành phố đã có chuyển biến tích cực trong việc tháo gỡ những bức xúc trong thực tiễn, những vướng mắc và bất cập trong cơ chế quản lý, điều hành, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân thủ đô”, ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Người ít, việc nhiều

Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Đình Đoàn việc thành phố làm thế nào để thực hiện các cam kết, mốc thời gian xử lý dự án chậm tiến độ và lời hứa với cử tri, ông Trần Sỹ Thanh nêu, nguyên nhân chưa đạt có thể do ban ngành thành phố không cân nhắc kỹ về thời gian trong bối cảnh nhiều việc nằm ngoài tầm kiểm soát, từ đó thành ra thất hứa với nhân dân.
Ông Thanh lấy ví dụ, trong phiên chất vấn về xử lý nước thải chiều 9/12, lãnh đạo huyện Mê Linh đưa ra quý I/2023 doanh nghiệp sẽ khớp nối đường nước thải vào hệ thống chung của khu công nghiệp. Tuy nhiên, đó là mong muốn, quyết tâm của chính quyền huyện, thực tế còn phụ thuộc vào doanh nghiệp xả thải và doanh nghiệp quản lý vận hành hệ thống khu xử lý nước thải tập trung có ký kết với nhau đúng thời hạn hay không.
Chủ tịch Hà Nội cũng mong cử tri và nhân dân chia sẻ với chính quyền vì thời gian và nguồn nhân lực của thành phố còn rất hạn chế.
“Hà Nội chiếm khoảng 1% diện tích cả nước nhưng dân số tới 10%, mà 10 triệu dân phải quản lý từ khai sinh đến khai tử, ốm đau…”, ông Trần Sỹ Thanh nói.
Theo người đứng đầu UBND TP. Hà Nội, số doanh nghiệp của Hà Nội cũng chiếm rất lớn, chỉ cần mỗi doanh nghiệp có một tờ khai thuế thì bao nhiêu giao dịch phải quản lý... Trong khi đó số cán bộ, công chức của Hà Nội không cao hơn các tỉnh thành khác là bao.
“Nhiều lúc tôi cũng không hiểu tại sao anh em lại có thể làm được khối lượng công việc đồ sộ đó”, ông Thanh thừa nhận.
Dẫn ra việc vừa qua cơ quan chuyên môn hỗ trợ hơn 2,6 triệu người bị ảnh hưởng Covid-19 trong khi số cán bộ làm việc đó chỉ mấy chục người, hay như việc số dự án chậm tiến độ của thành phố khoảng 1.000, nhưng phòng quản lý dự án đầu tư của Sở Kế hoạch Đầu tư chỉ 5-7 người.
Nói ra những thực tế này, ông Thanh mong cử tri chia sẻ với lãnh đạo thành phố. Dù vậy, với trách nhiệm về lời hứa trước nhân dân, thành phố sẽ phân cấp, phân quyền, tổ chức lại công việc, áp dụng nhiều hơn công nghệ.
“Chứ không phải lấy lý do khó khăn để thoái thác trách nhiệm, hoặc làm chất lượng công việc kém đi”, Chủ tịch Hà Nội khẳng định.

Nói là phải chuẩn, hứa thì phải làm

Đối với các nội dung chất vấn tại kỳ họp HĐND về xử lý nước thải và thoát nước, ông Trần Sỹ Thanh cho hay, 4 tháng về làm Chủ tịch thành phố ông đã dự rất nhiều cuộc họp liên quan đến thực hiện quy hoạch chung xây dựng thủ đô (quy hoạch 1259).
Thành phố đang xây dựng điều chỉnh quy hoạch trên và đây là cơ sở để giải quyết căn bản những vấn đề dân sinh bức xúc hiện nay, trong đó có thoát nước và xử lý nước thải.
Theo ông Trần Sỹ Thanh, UBND thành phố đã trình HĐND thành phố bố trí vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm, quyết định phê duyệt các báo cáo nghiên cứu khả thi, chấp thuận chủ trương đầu tư nhiều dự án, công trình thoát nước, thu gom, xử lý nước thải, các trạm bơm tiêu trên địa bàn.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm gần đây có các trận mưa vừa, mưa to với lượng mưa lớn trên diện rộng, vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước nên một số khu vực ở thủ đô bị ngập sâu.
Các đơn vị đã tổ chức ứng trực để duy trì, xử lý việc tiêu thoát nước, giảm úng ngập trong thời gian sớm nhất và hướng dẫn phân luồng giao thông theo kế hoạch. Đối với trận mưa cường độ lớn, công tác thoát nước chống úng ngập còn bộc lộ một số hạn chế, gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống của nhân dân.
Lãnh đạo UBND thành phố khẳng định, hiện Sở Tài chính xây dựng đề án về giá một loạt dịch vụ công như rác thải, nước thải sinh hoạt, nước sạch.
“Phải xây dựng được mức giá dịch vụ hợp lý mới kêu gọi được xã hội hóa, phải có chính sách minh bạch và ổn định mới tạo niềm tin cho nhà đầu tư và kêu gọi xã hội hóa các lĩnh vực mà nhà nước không làm”, ông Thanh lưu ý.
Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định để kịp thời phát hiện, khắc phục, xử lý nghiêm các vi phạm. Ngay sau kỳ họp, UBND thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị theo quy hoạch trong đó có các trạm bơm Yên Nghĩa, Liên Mạc… và các dự án đầu tư công viên cây xanh có hồ điều hòa đã được phê duyệt.
Cơ quan chức năng cũng sẽ nghiên cứu việc nạo vét các hồ nước để tăng khả năng chứa nước và thoát nước đô thị, đặc biệt là tại những địa bàn có nhiều khu đô thị mới, các khu vực có mật độ dân cư cao như Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân…tăng khả năng thoát nước khi xảy ra mưa lớn.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2022
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Thành phố thứ 3 của Việt Nam thu ngân sách "khủng" trên 100 nghìn tỷ đồng
“HĐND và cử tri cũng không quá khắt khe với chúng ta, vấn đề là chúng ta đã nói là phải chuẩn, đã hứa thì phải làm”, ông Thanh nói.
Để giám sát việc thực hiện các lời hứa, năm 2023 chính quyền thành phố sẽ triển khai đồng loạt phần mềm mới để đôn đốc, giao việc, nhận việc.
Theo đó, Hà Nội sẽ áp dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung; hệ thống thông tin báo cáo với 171 thông số; hệ thống quản lý, theo dõi, đôn đốc nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố giao; hệ thống theo dõi giải quyết kiến nghị cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Việc khai thác vận hành các hệ thống trên sẽ giúp thành phố kiểm điểm, đôn đốc có hiệu quả việc thực hiện chương trình công tác và nhiệm vụ đảm bảo tiến độ; là cơ sở thông tin, dữ liệu để theo dõi, đánh giá cán bộ công chức, cơ quan đơn vị, làm căn cứ để xem xét thi đua khen thưởng và quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ, công chức.
"Quan điểm cải cách hành chính của thành phố là dù hiện đại hóa, số hóa đến đâu thì cuối cùng vẫn là con người. Bản chất của cải cách hành chính là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp", ông Trần Sỹ Thanh nêu rõ.

Hà Nội sẽ dừng bán vé vào công viên Thống Nhất từ 1/1/2023

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, qua nắm bắt kiến nghị cử tri, UBND thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo do một Phó chủ tịch thành phố làm trưởng ban để tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng mới 6 công viên, cải tạo chỉnh trang 5 công viên và cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa.
Ông Trần Sỹ Thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Việt Nam sẽ ‘chốt’ ghế Chủ tịch Hà Nội vào ngày 22/7, điều gì chờ đợi ông Trần Sỹ Thanh?
Đồng thời UBND thành phố đã chỉ đạo dừng bán vé vào cửa công viên Thống Nhất từ ngày 1/1/2023, hạ thấp hàng rào công viên để tạo không gian mở với khu vực đường Trần Nhân Tông và phố Nguyễn Đình Chiểu.
Thành phố cũng sẽ đẩy nhanh công tác quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị; sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
Ông Trần Sỹ Thanh khẳng định, sang năm sau, thành phố sẽ đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, khắc phục triệt để hạn chế, tồn tại đã chỉ ra năm 2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала