Để giới nhà giàu Trung Đông chú ý đến Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovKhách du lịch
Khách du lịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
Đăng ký
Với dân số giàu có và sẵn sàng chi tiêu mạnh tay, các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) từ khu vực Trung Đông được đánh giá là thị trường khách du lịch vô cùng tiềm năng của Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện tại, lượng khách thị trường Trung Đông đến Việt Nam chưa nhiều, do đó, theo Tổng cục Du lịch, cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút thêm nguồn khách từ thị trường này trong thời gian tới.

Để khách giàu Trung Đông chú ý đến Việt Nam

Theo Tổng cục Du lịch, Trung Đông là thị trường lớn gồm 17 quốc gia và một vùng lãnh thổ với dân số trên 400 triệu người.
Khu vực Trung Đông không chỉ nổi tiếng về dầu khí, nguồn lực tài chính và khoa học công nghệ với nhiều quỹ đầu tư công uy tín, lớn nhất thế giới, mà còn là thị trường khách du lịch với giới siêu giàu, có tiềm năng lớn.
Nhờ kinh tế phát triển mạnh, tầng lớp giàu có nhiều, nhu cầu du lịch của thị trường Trung Đông được dự báo tăng nhanh trong thời gian tới, ước đạt 165 tỷ USD vào năm 2025 với các thị trường gửi khách hàng đầu gồm có Saudi Arabia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Chỉ tính riêng 4 nước này đã đóng góp 68% tổng lượng khách của khu vực.
Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết, lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa có buổi làm việc Vụ Trung Đông - châu Phi (Bộ Ngoại giao) về công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Đông.
Nữ đại biểu Việt Nam tham gia Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIX tại Sochi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
“Việt Nam nằm ở đâu?”. Nhiều người Ấn Độ, Trung Đông ‘mù tịt’ về Việt Nam
Việt Nam và các quốc gia Hội đồng hợp tác vùng Vịnh từ khu vực Trung Đông (GCC) được đánh giá có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác về du lịch.
Dù vậy, trên thực tế, kết quả hợp tác du lịch giữa hai bên thời gian qua còn khiêm tốn, chưa khai thác hết tiềm năng của cả Việt Nam và các nước vùng Vịnh.
Với dân số đông, thu nhập cao, thói quen chi tiêu mạnh tay cho những chuyến du lịch đẳng cấp dài ngày, các nước thị trường Trung Đông được coi là nhóm tiềm năng, thậm chí thuộc diện “khách sộp” mà ngành du lịch Việt Nam có thể nhắm tới.
Theo Tổng cục Du lịch, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp để phục hồi ngành du lịch và thu hút khách quốc tế, Bộ Ngoại giao đã lên kế hoạch chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị quốc tế “Hợp tác du lịch Việt Nam - GCC: Tiềm năng và Triển vọng”.
Hội nghị dự kiến được tổ chức vào ngày 15/12 tại Hà Nội kết hợp hình thức trực tuyến.
Mục đích của hội nghị quốc tế “Hợp tác du lịch Việt Nam - GCC: Tiềm năng và Triển vọng” là nhằm tìm kiếm biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch giữa Việt Nam và các nước vùng Vịnh từ khu vực Trung Đông.
Đồng thời, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp cho du khách GCC tại Việt Nam trong thời gian tới.
Hai bên cũng sẽ kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp lữ hành song phương và với các địa phương.
Qua đó, tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và các đối tác ở Đông Nam Á, Nam Á trong việc xây dựng chương trình du lịch dành cho du khách Trung Đông tới khám phá.
Đường sắt đi qua trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2022
Việt Nam đang khác xa phần còn lại của châu Á

Khách Trung Đông chưa biết nhiều về Việt Nam

Tại Hội thảo thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ tại TP.HCM hồi tháng 9/2022, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho hay, nguồn khách từ Trung Đông có nhiều tiềm năng để phát triển.

“Chúng ta cũng đã thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế từ lâu, tuy nhiên lượng khách du lịch Trung Đông đến Việt Nam chưa nhiều”, ông Siêu thừa nhận.

Theo thống kê, lượng khách từ thị trường này đến Việt Nam chỉ mới đạt khoảng vài chục nghìn lượt.
“Việt Nam còn nhiều dư địa để đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch này”, vị lãnh đạo nói.
Theo chia sẻ của Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng, dù Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nơi tập trung nhiều quốc gia có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế giới, nhưng khách du lịch đến từ các nước Trung Đông chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Nguyên nhân, theo ông Hùng, là các thông tin về du lịch Việt Nam tới các nước khu vực này còn rất hạn chế.
Đại sứ kể, vừa qua, khi đi xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam, khách ở Trung Đông tỏ ra ngạc nhiên về Việt Nam: “Ồ, Việt Nam nằm ở đâu? Có chỗ nào đi chơi? Có những gì?”.
Nhấn mạnh, với trên 400 triệu dân ở khu vực Trung Đông, trong đó Hội đồng các nước vùng vịnh (GCC) có 6 nước gồm Arab Saudi, UAE, Oman, Qatar, Kuwait và Bahrain có dân số 54 triệu người và tổng thu nhập hơn 3.464 tỷ USD, theo Đại sứ, nguồn khách từ vùng Trung Đông nói chung là thị trường tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Nam hiện nay.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch vùng Vịnh

Trao đổi về vấn đề này, Thanh Niên dẫn ý kiến của ông Bùi Hà Nam, Vụ trưởng Vụ Trung Đông - châu Phi, Bộ Ngoại giao cho biết, sau 2 năm dài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, năm nay, Bộ Ngoại giao quyết tâm tổ chức sự kiện lớn về xúc tiến du lịch vùng Vịnh ở quy mô cấp bộ, ngành nhằm triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế.
Ông Nam mong muốn lãnh đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cùng tham gia, đồng chủ trì hội nghị.
Đồng thời, Vụ trưởng Vụ Trung Đông - châu Phi đề nghị Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch hỗ trợ kêu gọi các cơ quan quản lý trong nước, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, hãng hàng không… tham gia hội nghị.
Từ đó, đóng góp ý kiến về giải pháp thu hút thị trường khách các nước GCC vào Việt Nam, quảng bá du lịch trong nước, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Đồng tình với kế hoạch tổ chức hội nghị của Bộ Ngoại giao, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đánh gía, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam và các nước GCC cùng nhau hợp tác, hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch đến đông đảo người dân, du khách.
Các hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch cũng đã có những dự định mở rộng thị trường, mở thêm đường bay đến các nước Trung Đông.
Về nội dung hội nghị, ông Hà Văn Siêu đề nghị làm rõ những vấn đề trọng tâm mà hội nghị cần tập trung thảo luận, thu hút ý kiến trao đổi của các bên liên quan. Bên cạnh đó, cần làm nổi bật sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với thị trường Trung Đông nhằm thu hút sự quan tâm của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch và nhà đầu tư.
Một góc Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở rộng ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có độ mở kinh tế lớn nhất thế giới
Ông Siêu cũng đề xuất nêu bật vai trò của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng như chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trao đổi khách giữa hai bên bằng các chính sách cụ thể.
Trong khuôn khổ hội nghị, các doanh nghiệp du lịch cũng cần giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam để đáp ứng thị trường khách Trung Đông. Ngoài ra cần nêu ý kiến, kiến nghị, đề xuất để được các cơ quan quản lý hỗ trợ, giúp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh hiện nay.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng đầu năm 2022 có trên 2,95 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, khách đến từ Hàn Quốc nhiều nhất với 763,9 nghìn lượt, tương đương 26%, tiếp theo là Mỹ với 266,1 nghìn lượt, chiếm 9%.
Trong tổng số 2,95 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 có 2,1 triệu lượt đến từ khu vực châu Á (chiếm 70,3%); 0,42 triệu từ châu Âu (11,1%); 0,32 triệu từ châu Mỹ (chiếm 10,9%); 0,13 triệu từ châu Úc (4,4%) và 0,01 triệu từ châu Phi (0,3%). Riêng khách Hàn Quốc đóng góp đến 37% tổng số khách châu Á; Đông Nam Á chiếm 34,7%, theo Tổng cục Thống kê.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала