https://kevesko.vn/20221214/my-khong-the-canh-tranh-voi-trung-quoc-o-chau-phi-20002384.html
Mỹ không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi
Mỹ không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi
Sputnik Việt Nam
Mỹ từ chối chọn lọc khách mời trong số các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự hội nghị thượng đỉnh để tránh tai tiếng. Chính quyền Biden đang cố gắng cho thấy... 14.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-14T07:02+0700
2022-12-14T07:02+0700
2022-12-14T07:02+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
cạnh tranh
chính trị
châu phi
https://cdn.img.kevesko.vn/img/428/70/4287047_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_cd46cc50d0e895eddcc6ea31f9033ce4.jpg
Trong hai ngày 13-15/12, tại Washington tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - châu Phi. Sau 8 năm kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - châu Phi đầu tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thứ 2. Năm 2014, khi còn nắm quyền, Barack Obama đã chào đón các nhà lãnh đạo từ khắp châu Phi tới thủ đô Washington. Khi đó Mỹ đã cam kết làm cho quan hệ đối tác giữa các bên sâu sắc hơn và hứa tổ chức những sự kiện như vậy thường xuyên.Trong khi đó, trong suốt 22 năm qua, các nhà lãnh đạo châu Phi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) ba năm một lần. Họ cũng thường xuyên gặp gỡ với một số đồng minh của Hoa Kỳ - Nhật Bản, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu. Trong tám năm qua, người châu Phi đã giảm kỳ vọng về những bước đi tích cực từ phía Mỹ. Và không chỉ do thời gian ngắt quãng tổ chức các hội nghị thượng đỉnh với Hoa Kỳ bằng hai nhiệm kỳ tổng thống. Tổng thống Donald Trump là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên sau Tổng thống Ronald Reagan không đến thăm Châu Phi. Joe Biden cũng chưa đến Châu Phi với tư cách là tổng thống. Và mặc dù trong năm qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến đó ba lần, nhưng điều đó vẫn không làm thay đổi tình hình. Các nhà lãnh đạo châu Phi coi các cuộc tiếp xúc cá nhân là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với họ, đất nước của họ và các nhu cầu của toàn bộ châu Phi.Scandal tai tiếng tại hội nghị thượng đỉnh tháng 6Khi chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi, phía Mỹ rõ ràng đã tính đến vụ scandal tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ hồi tháng 6. Về cơ bản, hội nghị châu Mỹ đã trở thành một sự kiện dành cho một số quốc gia được lựa chọn vì lý do chính trị, chứng tỏ về điều đó là thực tế rằng, các nhà lãnh đạo của Cuba, Nicaragua và Venezuela đã không được mời tham dự. Sau đó Mexico và một số quốc gia Mỹ Latinh khác đã tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ.Lần này tất cả các thành viên của Liên minh châu Phi đều được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington. Mặc dù khi xây dựng quan hệ với các nước châu Phi, Mỹ trước hết chú ý đến tình hình nhân quyền và vấn đề dân chủ được tôn trọng như thế nào ở đó, nhưng, khoảng 50 nhà lãnh đạo châu Phi sẽ tới thủ đô Washington.Khi từ chối sự chọn lọc trong quan hệ dựa trên các nguyên tắc ý thức hệ, phía Mỹ buộc phải tính đến thực tế. Nếu không, Mỹ sẽ tụt lại phía sau trong sự cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi, - Giáo sư Nikolai Shcherbakov, Trường Kinh tế Cao cấp (HSE), nói với Sputnik:Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Năm 2021, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Trung Quốc và Châu Phi đạt 254 tỷ USD, gấp bốn lần kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước châu Phi. Trung Quốc vẫn là nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất, gấp đôi mức đầu tư của Hoa Kỳ. Theo chuyên gia Nikolai Shcherbakov, đây là một trong những lý do chính khiến Hoa Kỳ không thể bằng cách nào đó làm lung lay vị thế của Trung Quốc trên lục địa đen.Một chủ đề quan trọng tại hội nghị lần này là số phận của Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA), thỏa thuận năm 2000 cho phép các sản phẩm từ các quốc gia cận Sahara tiếp cận thị trường Mỹ miễn thuế. Hiệp ước này dự kiến hết hạn vào năm 2025, điều đó khiến một số nhà lãnh đạo châu Phi tìm kiếm một thỏa thuận rõ ràng vào thời điểm mà Mỹ gặp khó khăn trong các thỏa thuận thương mại. Trong khi đó những nhà lãnh đạo khác đặt ra câu hỏi liệu danh sách những nước tham gia AGOA có thể được sửa đổi theo hướng mở rộng hay không. Cũng có những kỳ vọng ở Châu Phi liên quan đến việc tạo ra khu vực thương mại tự do với Hoa Kỳ. Liệu hội nghị thượng đỉnh ở Washington có trở thành nền tảng giúp vạch ra cách giải quyết vấn đề này và những vấn đề khác liên quan đến các chương trình dài hạn vì sự phát triển của châu Phi hay không - câu hỏi còn bỏ ngỏ.
https://kevesko.vn/20221018/hoa-ky-khong-the-ngan-can-cac-nuoc-chau-phi-hop-tac-voi-lb-nga-18663958.html
https://kevesko.vn/20221126/trung-quoc-giup-chau-phi-xoa-bo-qua-khu-thuoc-dia-19549299.html
https://kevesko.vn/20220801/ngoai-truong-my-blinken-cong-du-dong-nam-a-va-chau-phi-trong-boi-canh-cang-thang-voi-trung-quoc-16743076.html
trung quốc
châu phi
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/428/70/4287047_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_65f3658e4e09dbc8c7908f8f0c1e37df.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, cạnh tranh, chính trị, châu phi
tác giả, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, cạnh tranh, chính trị, châu phi
Mỹ không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi
Mỹ từ chối chọn lọc khách mời trong số các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự hội nghị thượng đỉnh để tránh tai tiếng. Chính quyền Biden đang cố gắng cho thấy rằng, Hoa Kỳ có ý định hợp tác tích cực với các nước châu Phi. Mỹ không thể đuổi kịp Trung Quốc về tầm ảnh hưởng ở châu Phi.
Trong hai ngày 13-15/12, tại Washington tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - châu Phi. Sau 8 năm kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - châu Phi đầu tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thứ 2. Năm 2014, khi còn nắm quyền, Barack Obama đã chào đón các nhà lãnh đạo từ khắp châu Phi tới thủ đô Washington. Khi đó Mỹ đã cam kết làm cho quan hệ đối tác giữa các bên sâu sắc hơn và hứa tổ chức những sự kiện như vậy thường xuyên.
Trong khi đó, trong suốt 22 năm qua,
các nhà lãnh đạo châu Phi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) ba năm một lần. Họ cũng thường xuyên gặp gỡ với một số đồng minh của Hoa Kỳ - Nhật Bản, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu. Trong tám năm qua, người châu Phi đã giảm kỳ vọng về những bước đi tích cực từ phía Mỹ. Và không chỉ do thời gian ngắt quãng tổ chức các hội nghị thượng đỉnh với Hoa Kỳ bằng hai nhiệm kỳ tổng thống. Tổng thống Donald Trump là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên sau Tổng thống Ronald Reagan không đến thăm Châu Phi. Joe Biden cũng chưa đến Châu Phi với tư cách là tổng thống. Và mặc dù trong năm qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến đó ba lần, nhưng điều đó vẫn không làm thay đổi tình hình. Các nhà lãnh đạo châu Phi coi các cuộc tiếp xúc cá nhân là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với họ, đất nước của họ và các nhu cầu của toàn bộ châu Phi.
18 Tháng Mười 2022, 13:47
Scandal tai tiếng tại hội nghị thượng đỉnh tháng 6
Khi chuẩn bị
hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi, phía Mỹ rõ ràng đã tính đến vụ scandal tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ hồi tháng 6. Về cơ bản, hội nghị châu Mỹ đã trở thành một sự kiện dành cho một số quốc gia được lựa chọn vì lý do chính trị, chứng tỏ về điều đó là thực tế rằng, các nhà lãnh đạo của Cuba, Nicaragua và Venezuela đã không được mời tham dự. Sau đó Mexico và một số quốc gia Mỹ Latinh khác đã tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ.
Lần này tất cả các thành viên của Liên minh châu Phi đều được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington. Mặc dù khi xây dựng quan hệ với các nước châu Phi, Mỹ trước hết chú ý đến tình hình nhân quyền và vấn đề dân chủ được tôn trọng như thế nào ở đó, nhưng, khoảng 50 nhà lãnh đạo châu Phi sẽ tới thủ đô Washington.
Khi từ chối sự chọn lọc trong quan hệ dựa trên các nguyên tắc ý thức hệ, phía Mỹ buộc phải tính đến thực tế. Nếu không, Mỹ sẽ tụt lại phía sau trong sự cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi, - Giáo sư Nikolai Shcherbakov, Trường Kinh tế Cao cấp (HSE), nói với Sputnik:
“Tình hình ở châu Phi đang thay đổi nhanh chóng. Hoa Kỳ không nên chủ yếu quan tâm đến những khác biệt chính trị với một số quốc gia nhất định mà cần phải suy nghĩ về cách ở lại lục địa này thông qua các chương trình khác nhau. Trung Quốc đang khá tự tin “hất cẳng” không chỉ Hoa Kỳ, mà cả các đối thủ cạnh tranh khác trên lục địa này. Và Washington chỉ có thể chống lại điều này bằng cách mời tất cả các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh mà không quan tâm đến những mâu thuẫn chính trị và việc không chấp nhận các giá trị phương Tây. Hôm nay hàng xóm của bạn không được mời, ngày mai bạn cũng có thể không được mời. Các nước Châu Phi hiểu rõ rằng, điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai, vì vậy Hoa Kỳ buộc phải thể hiện chủ nghĩa phổ quát.
Những kinh nghiệm mà Trung Quốc đã thu lượm được trong những năm gần đây khi tổ chức các hội nghị thượng đỉnh ở châu Phi cho thấy rằng, Bắc Kinh không chỉ không phân biệt vì lý do chính trị mà còn hợp tác mạnh mẽ với tất cả các nước, ngay cả với các quốc gia nhỏ mà Trung Quốc không có lợi ích đặc biệt. Trung Quốc không có bất kỳ sự phân biệt nào, họ tham gia đối thoại với tất cả các nước châu Phi và khá thành công. Trong mọi trường hợp, tất cả các nước châu Phi đều chấp nhận lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc”, - chuyên gia nhận xét.
26 Tháng Mười Một 2022, 05:23
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Năm 2021, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Trung Quốc và Châu Phi đạt 254 tỷ USD, gấp bốn lần kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước châu Phi. Trung Quốc vẫn là nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất, gấp đôi mức đầu tư của Hoa Kỳ. Theo chuyên gia Nikolai Shcherbakov, đây là một trong những lý do chính khiến Hoa Kỳ không thể bằng cách nào đó làm lung lay vị thế của Trung Quốc trên lục địa đen.
“Tại hội nghị thượng đỉnh, Mỹ không thể đề xuất chương trình đặc biệt nào có thể làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của Trung Quốc, tạo ra một số mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Quốc trên lục địa này. Trung Quốc vừa trở thành đối tác kinh tế chính của đại đa số trong hơn 50 quốc gia châu Phi, vừa là nhà đầu tư rất quan trọng, đầu tư chủ yếu vào các dự án cơ sở hạ tầng. Do đó, Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực này”, - chuyên gia Nikolai Shcherbakov nói.
Một chủ đề quan trọng tại hội nghị lần này là số phận của Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA), thỏa thuận năm 2000 cho phép các sản phẩm từ các quốc gia cận Sahara tiếp cận thị trường Mỹ miễn thuế. Hiệp ước này dự kiến hết hạn vào năm 2025, điều đó khiến một số nhà lãnh đạo châu Phi tìm kiếm một thỏa thuận rõ ràng vào thời điểm mà Mỹ gặp khó khăn trong các thỏa thuận thương mại. Trong khi đó những nhà lãnh đạo khác đặt ra câu hỏi liệu danh sách những nước tham gia AGOA có thể được sửa đổi theo hướng mở rộng hay không. Cũng có những kỳ vọng ở Châu Phi liên quan đến việc tạo ra khu vực thương mại tự do với Hoa Kỳ. Liệu hội nghị thượng đỉnh ở Washington có trở thành nền tảng giúp vạch ra cách giải quyết vấn đề này và những vấn đề khác liên quan đến các chương trình dài hạn vì sự phát triển của châu Phi hay không - câu hỏi còn bỏ ngỏ.