Nga cần tăng cường hiện diện thực chất tại khu vực châu Á

© ẢnhPGS Nguyễn Thị Lan Anh (thứ hai từ trái sang) tại Hội nghị
PGS Nguyễn Thị Lan Anh (thứ hai từ trái sang) tại Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2022
Đăng ký
“Bên cạnh việc hoạch định chiến lược, Nga cần có các biện pháp, hoạt động hợp tác cụ thể để tăng cường hiện diện thực chất tại khu vực châu Á”, - PGS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam phát biểu với Sputnik.
Vào ngày 13–14/12, tại St. Petersburg đã diễn ra Hội nghị Châu Á lần thứ XIII Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai với chủ đề: “Nga và Châu Á trong bối cảnh hình thành trật tự quốc tế mới”.
Phát biểu tại Hội nghị này, PGS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã nói, Nga đã có thể đóng một vai trò tích cực hơn ở châu Á và vai trò của Nga ở khu vực này cần được xem xét lại.
Phóng viên Sputnik đã phỏng vấn PGS Nguyễn Thị Lan Anh về chủ đề bà đã đề cập tại Hội nghị Châu Á lần thứ XIII của Câu lạc bộ Valdai.
© ẢnhPGS Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại Hội nghị
PGS Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2022
PGS Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại Hội nghị

Nga cần có các biện pháp, hoạt động hợp tác cụ thể để tăng cường hiện diện thực chất tại khu vực

Sputnik: Trước hết, cảm ơn PGS Nguyễn Thị Lan Anh đã dành thời gian cho Sputnik.
Thưa PGS, vì sao bà cho rằng Nga cần hoạt động tích cực hơn ở khu vực châu Á? Bà đánh giá như thế nào về sự hiện diện hiện nay của Nga tại khu vực này?
PGS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam:
Nga là một nước lớn truyền thống gắn bó với khu vực Châu Á. Trong lịch sử, Nga đã có quan hệ mật thiết với nhiều quốc gia trong khu vực và hiện nay Nga vẫn đang duy trì quan hệ tích cực với nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia… Trong bối cảnh các quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tiếp tục được đánh giá là một khu vực phát triển kinh tế năng động, là trung tâm trong chuỗi giá trị, kết nối toàn cầu, đồng thời, hàng loạt các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Anh, Úc, Canada… đều đã ban hành chiến lược hướng về Ấn Độ -Thái Bình Dương, trong đó, có việc tăng cường thúc đẩy quan hệ trong các lĩnh vực an ninh chiến lược, kinh tế, kết nối con người… việc Nga đã ban hành chính sách hướng Đông từ năm 2010 là một quyết sách sớm và đúng đắn. Chiến lược này càng có vai trò quan trọng trong bối cảnh tình hình an ninh và hợp tác tại Châu Âu đang có nhiều căng thẳng, kết nối giữa Nga và châu Âu cũng như các nước phương Tây đang gặp gián đoạn nghiêm trọng vì hệ thống các biện pháp trừng phạt trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh việc hoạch định chiến lược, Nga cần có các biện pháp, hoạt động hợp tác cụ thể để tăng cường hiện diện thực chất tại khu vực.

Nga nên đóng vai trò tích cực, thậm chí trở thành trung gian, hoà giải cho một số các xung đột của khu vực châu Á

Sputnik: Theo phó giáo sư, Nga có thể đóng vai trò hòa giải trong giải quyết các xung đột khu vực hay không?
PGS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam:
Để tăng cường sự hiện diện và kết nối với khu vực, Nga không nên né tránh các vấn đề an ninh, xung đột tại các điểm nóng của khu vực. Trong một thời gian dài, Nga thường coi các vấn đề xung đột của khu vực như tranh chấp tại Biển Đông, tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc là nhạy cảm và tránh bày tỏ quan điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, với mối quan hệ truyền thống, gắn bó với các quốc gia trong khu vực, Nga nên đóng vai trò tích cực, thậm chí trở thành trung gian, hoà giải cho một số các xung đột của khu vực. Việc đưa ra quan điểm, đóng góp một cách xây dựng vào việc giải quyết các xung đột, điểm nóng, không chỉ giúp Nga có sự can dự thực chất, mà còn tăng uy tín của Nga đối với các nước trong khu vực.
Lễ ký kết giữa Công ty Zarubezh Expo và Viện Nghiên cứu tài chính, đầu tư hợp tác, thương mại Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2022
Triển lãm Việt-Nga 2022: Nỗ lực phá hoại quan hệ thương mại Nga-Việt đã thất bại

Nga có nhiều cơ hội tăng cường hợp tác với khu vực châu Á trong nhiều lĩnh vực

Sputnik: Nga cần chú trọng trước hết đến những lĩnh vực hợp tác nào với các nước châu Á, với Việt Nam, theo quan điểm của bà?
PGS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam:
Châu Á là khu vực phát triển kinh tế năng động, nhưng cũng là nơi có tập hợp những điểm nóng, dễ xảy ra xung đột trong lịch sử và hiện tại. Châu Á luôn mong và ủng hộ sự can dự cân bằng của các nước lớn để đảm bảo an ninh và thịnh vượng chung trong khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới với nhiều mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống hiện nay, với thế mạnh là một cường quốc về về khoa học, công nghệ, Nga sẽ có nhiều cơ hội tăng cường hợp tác với khu vực. Hợp tác của Nga có thể được thúc đẩy và đón nhận trên nhiều lĩnh vực từ an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, kỹ thuật đến văn hoá, giáo dục. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến nghiêm trọng, dịch bệnh và các mối đe dọa phi truyền thống như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, ô nhiễm môi trường đang đặt ra ngày càng nhiều thách thức cho khu vực, Nga có thể thúc đẩy hợp tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, y tế, không gian mạng, không gian vũ trụ, năng lượng và kết nối con người. Đặc biệt, với Việt Nam, Nga có thể cân nhắc tăng cường hợp tác không chỉ về thương mại, đầu tư, đồng thời, nên chú trọng hợp tác trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ (trong đó có công nghệ phục vụ các mục đích quân sự và dân sự), nổi bật nhất là các lĩnh vực công nghệ cao. Ngoài ra, các lĩnh vực hợp tác truyền thống như kết nối con người, qua các hoạt động hợp tác giáo dục, du lịch cần tiếp tục được đẩy mạnh.
Sputnik: Chân thành cảm ơn PGS Nguyễn Thị Lan Anh đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала