Đại sứ LB Nga tại LHQ Nebenzya: Phương Tây muốn "chỉnh sửa lại" sự thật Mỹ rút khỏi JCPOA

© Sputnik / Nancy Siesel / Chuyển đến kho ảnhVasily Nebenzya
Vasily Nebenzya  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vasily Nebenzya nói về ấn tượng cho thấy phương Tây và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres muốn "chỉnh sửa lại" sự thật về việc Mỹ đơn phương rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung về Chương trình hạt nhân Iran (JCPOA).
Hôm thứ Hai đã diễn ra một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bàn riêng về việc thực hiện Nghị quyết 2231 phê chuẩn việc thành lập JCPOA.
Ông Nebenzya trong bài phát biểu tại cuộc họp tỏ ý lấy làm tiếc rằng điều phối viên của "định dạng 2231" "đã không trực tiếp chỉ ra nguyên nhân sâu xa mà tất cả đều biết dẫn đến các vấn đề hiện tại đối với JCPOA - đó việc Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi "Thỏa thuận" và sau đó vi phạm các điều khoản của nó, bao gồm cả việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Iran".
"Thiếu sót nghiêm trọng tương tự có thể được nhìn thấy trong báo cáo nửa năm một lần của Tổng thư ký Liên hợp quốc về việc thực hiện Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an. Nó được đọc theo cách "giữa các hành động của Hoa Kỳ và Iran thực sự đã được đặt “dấu bằng", - ông Nebenzya nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2022
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Các cuộc đàm phán JCPOA bị đình trệ

"Nói chung, người ta có ấn tượng rằng cả Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi hiện đang cố gắng "chỉnh sửa lại" theo cách nhiều nhất có thể sự thật về việc Washington đơn phương rút khỏi JCPOA vào năm 2018, điều này tạo ra một bức tranh méo mó, như thể "Thỏa thuận" hoặc tự nó bắt đầu sụp đổ, hoặc - thậm chí còn vô lý hơn - ngay từ ban đầu Tehran đã có lỗi làm cho nó "tuột dốc", - ông nhấn mạnh.

Ông Nebenzya nhắc nhở rằng đây không phải là việc miễn trừ các hạn chế, mà là việc bãi bỏ hoàn toàn, trên cơ sở vĩnh viễn và có thể kiểm chứng, các biện pháp phân biệt đối xử bất hợp pháp và vi phạm Nghị quyết 2231 mà Mỹ áp đặt đối với Iran.
"Báo cáo của Tổng thư ký LHQ có thể tạo ra ấn tượng sai lầm rằng chỉ riêng biện pháp miễn trừ là đã đầy đủ hoàn toàn", - ông nói thêm.

Thỏa thuận hạt nhân Iran

Năm 2015, Vương quốc Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ và Pháp cùng với Iran đã ký một thỏa thuận hạt nhân - Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), liên quan đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Vào tháng 5/2018, Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump đã rút khỏi JCPOA và khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Tehran. Để đáp trả, Iran tuyên bố giảm dần các cam kết của mình theo thỏa thuận, từ bỏ các hạn chế đối với việc nghiên cứu hạt nhân, máy ly tâm và mức độ làm giàu uranium.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Ngoại trưởng Lavrov: Đường lối đối đầu quân sự của NATO với Nga đầy nguy cơ đụng độ hạt nhân
Tại Vienna đã diễn ra các cuộc đàm phán để gia hạn JCPOA và dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Washington đối với Tehran. Vào tháng 12/2021, các bên đã thống nhất được hai dự thảo thỏa thuận, trong đó phía châu Âu đã đưa các quan điểm của Iran vào đó. Người phát ngôn Iran Bagheri Kyani cho biết các cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đánh giá tiến triển ở Vienna là khiêm tốn, đồng thời kêu gọi Tehran xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.
Vào ngày 22/8 Iran đã gửi phản hồi của họ về văn bản dự thảo hiệp định khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran cho người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu Josep Borrell, đồng thời bày tỏ ý kiến về "các vấn đề còn tồn tại" trong các cuộc đàm phán. EU đánh giá phản hồi của Iran đối với đề xuất thỏa thuận hạt nhân là mang tính xây dựng và cho biết họ đang tham khảo ý kiến của Mỹ về các bước tiếp theo. Phía Iran đã nhận được phản hồi từ Hoa Kỳ vào ngày 24/8.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала