https://kevesko.vn/20221221/gia-tran-khi-dot-de-doa-khung-hoang-nang-luong-o-chau-au-20162504.html
Giá trần khí đốt đe dọa khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
Giá trần khí đốt đe dọa khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Giá trần khí đốt đe dọa châu Âu gia tăng khủng hoảng năng lượng, khu vực này có thể trở nên dễ bị thiếu nguồn cung cấp, trong đó nhu cầu về... 21.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-21T02:43+0700
2022-12-21T02:43+0700
2022-12-21T02:43+0700
báo chí thế giới
chính trị
giá dầu
giá khí đốt
châu âu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/14/20162591_0:141:3141:1907_1920x0_80_0_0_7aecd21a8247a405a377356e4d09af79.jpg
Bộ trưởng Năng lượng của các nước EU hôm thứ Hai đã đồng ý lập ra cơ chế để điều chỉnh thị trường khí đốt. Nó sẽ được tung ra khi giá của hợp đồng tương lai TTF hàng tháng vượt quá 180 euro mỗi MWh (gần 2.000 USD cho mỗi nghìn mét khối theo tỷ giá hối đoái hiện tại) trong 3 ngày, đồng thời mức chênh lệch của nó với giá LNG trên thị trường thế giới sẽ là hơn 35 euro. Cơ chế sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 15 tháng 2.Bloomberg bổ sung: mặc dù việc giới hạn giá có thể giúp ngăn chặn những biến động mạnh về giá của "nhiên liệu xanh", nhưng biện pháp này có thể khiến khu vực dễ tổn thương trước tình trạng thiếu nguồn cung và gia tăng cạnh tranh từ châu Á. Ngoài ra, hãng tin chỉ ra rằng, các đại diện của ngành cảnh báo rằng các lô hàng LNG sẽ được gửi đến châu Á nếu giá ở đó cao hơn giá trần ở châu Âu, đặc biệt là vào thời điểm nhu cầu ở Trung Quốc sẽ tăng sau khi nới lỏng hạn chế về COVID .Bloomberg cũng lưu ý: các nhà nhập khẩu LNG ở châu Âu và châu Á cạnh tranh nguồn cung từ cùng một số các nhà xuất khẩu, chẳng hạn như Mỹ và Qatar. Và một trong những lợi ích của việc áp đặt giá trần là nó có thể làm giảm khả năng xảy ra các trận đấu thầu thất thường và giá tăng đột biến trong các lô hàng giao ngay giữa hai khu vực. Bài báo cho biết thêm, giá LNG của châu Á đã theo sát giá ở châu Âu, với việc hai thị trường này trở nên liên kết chặt chẽ với nhau trong năm qua khi các nhà nhập khẩu tranh giành nguồn cung tự do.
https://kevesko.vn/20221219/bng-nga-canh-bao-ve-hau-qua-viec-ap-gia-tran-khi-dot-20118817.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/14/20162591_204:0:2935:2048_1920x0_80_0_0_22d78f268d5a09a556b6a5bf64bf5f44.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, chính trị, giá dầu, giá khí đốt, châu âu
báo chí thế giới, chính trị, giá dầu, giá khí đốt, châu âu
Giá trần khí đốt đe dọa khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
MOSKVA (Sputnik) - Giá trần khí đốt đe dọa châu Âu gia tăng khủng hoảng năng lượng, khu vực này có thể trở nên dễ bị thiếu nguồn cung cấp, trong đó nhu cầu về "nhiên liệu xanh" từ châu Á có thể đóng một vai trò nào đó, Bloomberg viết.
Bộ trưởng Năng lượng của các nước EU hôm thứ Hai đã đồng ý lập ra cơ chế để điều chỉnh thị trường khí đốt. Nó sẽ được tung ra khi giá của hợp đồng tương lai TTF hàng tháng vượt quá 180 euro mỗi MWh (gần 2.000 USD cho mỗi nghìn mét khối theo tỷ giá hối đoái hiện tại) trong 3 ngày, đồng thời mức chênh lệch của nó với giá LNG trên thị trường thế giới sẽ là hơn 35 euro. Cơ chế sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 15 tháng 2.
“Hành động của châu Âu nhằm hạn chế giá khí đốt tự nhiên có nguy cơ hạn chế nguồn cung cấp cho khu vực và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng”, - hãng tin này viết.
19 Tháng Mười Hai 2022, 13:07
Bloomberg bổ sung: mặc dù việc giới hạn giá có thể giúp ngăn chặn những biến động mạnh về giá của "nhiên liệu xanh", nhưng biện pháp này có thể khiến khu vực dễ tổn thương trước tình trạng thiếu nguồn cung và gia tăng cạnh tranh từ châu Á. Ngoài ra, hãng tin chỉ ra rằng, các đại diện của ngành cảnh báo rằng các lô hàng LNG sẽ được gửi đến châu Á nếu giá ở đó cao hơn giá trần ở châu Âu, đặc biệt là vào thời điểm nhu cầu ở Trung Quốc sẽ tăng sau khi nới lỏng hạn chế về COVID .
Bloomberg cũng lưu ý: các nhà nhập khẩu LNG ở châu Âu và châu Á cạnh tranh nguồn cung từ cùng một số các nhà xuất khẩu, chẳng hạn như Mỹ và Qatar. Và một trong những lợi ích của việc áp đặt giá trần là nó có thể làm giảm khả năng xảy ra các trận đấu thầu thất thường và giá tăng đột biến trong các lô hàng giao ngay giữa hai khu vực. Bài báo cho biết thêm, giá LNG của châu Á đã theo sát giá ở châu Âu, với việc hai thị trường này trở nên liên kết chặt chẽ với nhau trong năm qua khi các nhà nhập khẩu tranh giành nguồn cung tự do.