https://kevesko.vn/20221230/viet-nam-co-doi-tau-bien-dung-thu-22-the-gioi-20368146.html
Việt Nam có đội tàu biển đứng thứ 22 thế giới
Việt Nam có đội tàu biển đứng thứ 22 thế giới
Sputnik Việt Nam
Năm 2022, Đội tàu biển Việt Nam đã thăng hạng, vươn lên đứng thứ 22 thế giới và thứ 3 ASEAN, theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên... 30.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-30T16:53+0700
2022-12-30T16:53+0700
2022-12-30T16:53+0700
việt nam
kinh tế
logistics
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/36/2523612_0:70:3393:1978_1920x0_80_0_0_dd9457869ca5dc844de7496b918d0c6c.jpg
Cùng với đó, Đội tàu biển Việt Nam có độ tuổi trẻ hơn so với đội tàu thế giới. Hiện nay, tuổi tàu trung bình của đội tàu biển Việt Nam là 16,5, trong khi đó, theo UNCTAD, tuổi bình quân của đội tàu thế giới là 21,9 tuổi.Đội tàu biển Việt Nam thăng hạngSố liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) cho thấy, đội tàu Việt Nam đã thăng hạng.Cụ thể, theo UNCTAD, năm 2022, Đội tàu Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (chỉ sau 2 đảo quốc Singapore, Indonesia) và thứ 22 trên thế giới. Trước đó, hồi năm 2019, đội tàu biển Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN và thứ 30 trên thế giới.Dữ liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, tính đến tháng 12/2022, Đội tàu biển Việt Nam có 1.477 tàu với tổng trọng tải khoảng 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT.Trong đó, đội tàu vận tải là 1.009 tàu với tổng trọng tải khoảng 10,7 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 6,4 triệu GT. Số lượng tàu hàng rời, tổng hợp có 709 tàu, chiếm tỷ trọng 70,3%.Tàu chở dầu, hóa chất có 178 tàu chiếm 17,6%; tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 21 tàu chiếm 2,1%. Đội tàu container có 43 tàu chiếm 4,3%; tàu chở khách có 58 tàu chiếm 5,7% đội tàu vận tải.Hiện nay, tuổi tàu trung bình của đội tàu biển Việt Nam là 16,5. Loại tàu có độ tuổi trung bình trẻ nhất là tàu chở khách 7,9 tuổi. Tàu có độ tuổi cao nhất là tàu khí hóa lỏng 22,7 tuổi. Đối với tàu container, độ tuổi trung bình là 17,6 tuổi. Tàu dầu, hóa chất là 17,7 tuổi. Tàu chở hàng rời, tổng hợp khoảng 15,8 tuổi.Theo UNCTAD, đội tàu biển Việt Nam có độ tuổi trẻ hơn so với đội tàu thế giới (tuổi bình quân của đội tàu thế giới là 21,9 tuổi).Năng lực vận tải của Đội tàu biển Việt NamTheo Cục Hàng hải, trong năm 2022, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển ước đạt 128,7 triệu tấn, giảm 13% so với năm 2021.Trong đó, sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam đạt 2,76 triệu Teus, giảm 5% so với năm trước.Đối với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam vận tải cũng tăng 10% (khoảng 1,29 triệu tấn) so với năm 2021 và chủ yếu vận tải các tuyến như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu.Cục Hàng hải đánh giá, đây là mức tăng trưởng cao. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đã ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận tăng do nguồn hàng vận tải và giá cước tăng trong đầu năm 2022.Hướng phát triển Đội tàu biển Việt NamTheo Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam được Bộ GTVT phê duyệt, một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án là tăng gấp đôi thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam bằng đội tàu biển Việt Nam lên 10% vào năm 2026 và 20% vào năm 2030.Trong giai đoạn 2022 - 2026, Đề án đặt ra 5 nhóm giải pháp chính để có thể đạt được các mục tiêu đề ra.Trong đó có việc tập trung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán, đăng ký tàu biển và quản lý giá dịch vụ hàng hải và quản lý hoạt động vận tải container của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam; cho phép không áp dụng thuế VAT khi nhập khẩu tàu biển vận chuyển hàng hóa cho chủ tàu Việt Nam đến hết năm 2026; miễn thuế nhập khẩu và giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 TEUs trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG… và các tàu chở khí thiên nhiên hoá lỏng.Trong giai đoạn 2026 – 2030, sẽ tập trung hỗ trợ một số hãng tàu container Việt Nam đủ mạnh để vươn ra hoạt động quốc tế ở những thị trường xa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… và có thể đi đến châu Âu, Mỹ.Việt Nam cũng cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các hãng tàu liên minh, liên kết trong hoạt động khai thác hàng hóa container để nâng cao quy mô của doanh nghiệp, năng lực tài chính… tăng năng lực cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 Teus trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG, H2… và các tàu chở LNG đến hết năm 2030.Thống kê của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, trong tổng số hơn 600 chủ tàu, chỉ có 33 chủ tàu sở hữu tàu có trọng tải trên 10.000 DWT (trong đó có 25 Hội viên của VSA).Phần lớn chủ tàu Việt Nam đang quản lý và khai thác những tàu được đóng bằng công nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí bảo quản, bảo dưỡng rất lớn nên kém sức cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài và gặp nhiều khó khăn trong khai thác mở rộng hoạt động, đầu tư đội tầu, phục vụ cho thị trường trong nước, vân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế.Do đó, nhu cầu phát triển đổi mới đội tàu đang là một đòi hỏi cấp bách của chủ tàu Việt Nam. Theo ông Bùi Văn Trung – Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA) chia sẻ tại Hội nghị gần đây do Cục Hàng hải tổ chức, chủ tàu Việt Nam hiện nay có số lượng tương đối đông nhưng phần lớn là nhỏ lẻ.Ông Trung cũng chỉ ra một nghịch lý trong việc phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia hiện nay là trong khi một số chủ tàu tư nhân nhanh nhạy đã tăng tấn trọng tải mà mình sở hữu và khai thác lên đáng kể, vươn rộng ra hơn trên thị trường quốc tế, thì đội tàu của các doanh nghiệp có vốn nhà nước lại phát triển chậm, tuổi trung bình của tàu tăng, thậm chí có trường hợp năng lực giảm tới 50%.Điều này được đánh gia do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là những khó khăn trong tìm kiếm nguồn tài chính, quy trình thủ tục đầu tư, vay vốn ngân hàng vẫn tồn tại nhiều phức tạp và bất cập, dẫn tới việc phát triển và đổi mới đội tàu của các doanh nghiệp mấy năm gần đây đã xảy ra hiện tượng nghịch chiều.Hiện đại hoá ngành đóng tàuMặt khác, việc chuyển đổi năng lượng xanh nổi lên là một vấn đề không hề dễ dàng có thể giải quyết đối với các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam và là bài toán kinh tế đắt đỏ, không thể chỉ phụ thuộc vào khả năng và nội lực của từng doanh nghiệp chủ tàu.Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu VN Bùi Văn Trung nêu ý kiến và kiến nghị Nhà nước cần nhanh chóng có những giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ và hữu hiệu về tài chính cho các chủ tàu thực hiện chuyển đổi tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.Lãnh đạo VSA cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, đóng mới, sửa chữa hoán cải tàu biển, từng bước làm chủ công nghệ, hiện đại hóa ngành đóng tàu của Việt Nam phù hợp với các cam kết của Thủ tướng tại COP26.
https://kevesko.vn/20221003/tau-van-chuyen-lng-chay-hang-viet-nam-uu-dai-thue-doi-tau-bien-dung-nang-luong-sach-18276387.html
https://kevesko.vn/20220411/viet-nam-can-doi-tau-container-van-tai-bien-vi-vi-the-dia-chinh-tri-qua-dac-biet-14677560.html
https://kevesko.vn/20221114/sat-trung-quoc-viet-nam-co-3-cang-bien-lot-top-100-cang-container-lon-nhat-the-gioi-19262675.html
https://kevesko.vn/20221224/kinh-te-viet-nam-nam-2022-da-dat-duoc-thanh-tuu-dang-kinh-ngac-20240944.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/36/2523612_330:0:3061:2048_1920x0_80_0_0_c187c02df31b9654aefa6e9e5aa1c4c6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, logistics
việt nam, kinh tế, logistics
Cùng với đó, Đội tàu biển Việt Nam có độ tuổi trẻ hơn so với đội tàu thế giới. Hiện nay, tuổi tàu trung bình của đội tàu biển Việt Nam là 16,5, trong khi đó, theo UNCTAD, tuổi bình quân của đội tàu thế giới là 21,9 tuổi.
Đội tàu biển Việt Nam thăng hạng
Số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) cho thấy, đội tàu Việt Nam đã thăng hạng.
Cụ thể, theo UNCTAD, năm 2022,
Đội tàu Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (chỉ sau 2 đảo quốc Singapore, Indonesia) và thứ 22 trên thế giới. Trước đó, hồi năm 2019, đội tàu biển Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN và thứ 30 trên thế giới.
Dữ liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, tính đến tháng 12/2022, Đội tàu biển Việt Nam có 1.477 tàu với tổng trọng tải khoảng 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT.
Trong đó, đội tàu vận tải là 1.009 tàu với tổng trọng tải khoảng 10,7 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 6,4 triệu GT. Số lượng tàu hàng rời, tổng hợp có 709 tàu, chiếm tỷ trọng 70,3%.
Tàu chở dầu, hóa chất có 178 tàu chiếm 17,6%; tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 21 tàu chiếm 2,1%. Đội tàu container có 43 tàu chiếm 4,3%; tàu chở khách có 58 tàu chiếm 5,7% đội tàu vận tải.
Hiện nay, tuổi tàu trung bình của đội tàu biển Việt Nam là 16,5. Loại tàu có độ tuổi trung bình trẻ nhất là tàu chở khách 7,9 tuổi. Tàu có độ tuổi cao nhất là tàu khí hóa lỏng 22,7 tuổi. Đối với tàu container, độ tuổi trung bình là 17,6 tuổi. Tàu dầu, hóa chất là 17,7 tuổi. Tàu chở hàng rời, tổng hợp khoảng 15,8 tuổi.
Theo UNCTAD, đội tàu biển Việt Nam có độ tuổi trẻ hơn so với đội tàu thế giới (tuổi bình quân của đội tàu thế giới là 21,9 tuổi).
Năng lực vận tải của Đội tàu biển Việt Nam
Theo Cục Hàng hải, trong năm 2022, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển ước đạt 128,7 triệu tấn, giảm 13% so với năm 2021.
Trong đó,
sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam đạt 2,76 triệu Teus, giảm 5% so với năm trước.
“Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời…”, - Cục Hàng hải nêu rõ.
Đối với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam vận tải cũng tăng 10% (khoảng 1,29 triệu tấn) so với năm 2021 và chủ yếu vận tải các tuyến như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu.
Cục Hàng hải đánh giá, đây là mức tăng trưởng cao. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đã ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận tăng do nguồn hàng vận tải và giá cước tăng trong đầu năm 2022.
Hướng phát triển Đội tàu biển Việt Nam
Theo Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam được Bộ GTVT phê duyệt, một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án là tăng gấp đôi thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam bằng đội tàu biển Việt Nam lên 10% vào năm 2026 và 20% vào năm 2030.
Trong giai đoạn 2022 - 2026, Đề án đặt ra 5 nhóm giải pháp chính để có thể đạt được các mục tiêu đề ra.
Trong đó có việc tập trung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán, đăng ký tàu biển và quản lý giá dịch vụ hàng hải và quản lý hoạt động vận tải container của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam; cho phép không áp dụng thuế VAT khi nhập khẩu tàu biển vận chuyển hàng hóa cho chủ tàu Việt Nam đến hết năm 2026; miễn thuế nhập khẩu và giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 TEUs trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG… và các tàu chở khí thiên nhiên hoá lỏng.
Trong giai đoạn 2026 – 2030, sẽ tập trung hỗ trợ một số hãng tàu container Việt Nam đủ mạnh để vươn ra hoạt động quốc tế ở những thị trường xa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… và có thể đi đến châu Âu, Mỹ.
Việt Nam cũng cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các hãng tàu liên minh, liên kết trong hoạt động khai thác hàng hóa container để nâng cao quy mô của doanh nghiệp, năng lực tài chính… tăng năng lực cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 Teus trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG, H2… và các tàu chở LNG đến hết năm 2030.
14 Tháng Mười Một 2022, 14:27
Thống kê của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, trong tổng số hơn 600 chủ tàu, chỉ có 33 chủ tàu sở hữu tàu có trọng tải trên 10.000 DWT (trong đó có 25 Hội viên của VSA).
Phần lớn chủ tàu Việt Nam đang quản lý và khai thác những tàu được đóng bằng công nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí bảo quản, bảo dưỡng rất lớn nên kém sức cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài và gặp nhiều khó khăn trong khai thác mở rộng hoạt động, đầu tư đội tầu, phục vụ cho thị trường trong nước, vân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế.
Do đó, nhu cầu phát triển đổi mới đội tàu đang là một đòi hỏi cấp bách của chủ tàu Việt Nam. Theo ông Bùi Văn Trung – Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA) chia sẻ tại Hội nghị gần đây do Cục Hàng hải tổ chức, chủ tàu Việt Nam hiện nay có số lượng tương đối đông nhưng phần lớn là nhỏ lẻ.
Ông Trung cũng chỉ ra một nghịch lý trong việc phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia hiện nay là trong khi một số chủ tàu tư nhân nhanh nhạy đã tăng tấn trọng tải mà mình sở hữu và khai thác lên đáng kể, vươn rộng ra hơn trên thị trường quốc tế, thì đội tàu của các doanh nghiệp có vốn nhà nước lại phát triển chậm, tuổi trung bình của tàu tăng, thậm chí có trường hợp năng lực giảm tới 50%.
Điều này được đánh gia do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là những khó khăn trong tìm kiếm nguồn tài chính, quy trình thủ tục đầu tư, vay vốn ngân hàng vẫn tồn tại nhiều phức tạp và bất cập, dẫn tới việc phát triển và đổi mới đội tàu của các doanh nghiệp mấy năm gần đây đã xảy ra hiện tượng nghịch chiều.
"Đây là vấn đề cần phải nhanh chóng có những giải pháp tổng thể để tháo gỡ và duy trì, củng cố, tăng cường năng lực của đội tàu nòng cốt của quốc gia", - Báo Giao thông dẫn ý kiến của Tổng Thư ký VSA nêu.
Hiện đại hoá ngành đóng tàu
Mặt khác, việc chuyển đổi năng lượng xanh nổi lên là một vấn đề không hề dễ dàng có thể giải quyết đối với các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam và là bài toán kinh tế đắt đỏ, không thể chỉ phụ thuộc vào khả năng và nội lực của từng doanh nghiệp chủ tàu.
24 Tháng Mười Hai 2022, 04:16
Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu VN Bùi Văn Trung nêu ý kiến và kiến nghị Nhà nước cần nhanh chóng có những giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ và hữu hiệu về tài chính cho các chủ tàu thực hiện chuyển đổi tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
“Một giải pháp khả thi là khi chưa thể có các tàu mới sử dụng năng lượng sạch, bên cạnh việc chủ tàu cần tuân thủ đầy đủ quy định của các công ước quốc tế, thì chủ tàu cũng cần nâng cao nhận thức và đào tạo thuyền viên thích hợp để họ chủ động, tích cực tham gia thực hiện việc nâng cao hiệu suất "xanh" trong hoạt động khai thác kinh doanh của con tàu”, - ông Trung lưu ý.
Lãnh đạo VSA cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, đóng mới, sửa chữa hoán cải tàu biển, từng bước làm chủ công nghệ, hiện đại hóa ngành đóng tàu của Việt Nam phù hợp với các cam kết của Thủ tướng tại COP26.