https://kevesko.vn/20230112/quan-doi-an-do-goi-tinh-hinh-doc-bien-gioi-voi-trung-quoc-la-kho-luong-20550830.html
Quân đội Ấn Độ gọi tình hình dọc biên giới với Trung Quốc là khó lường
Quân đội Ấn Độ gọi tình hình dọc biên giới với Trung Quốc là khó lường
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Tình hình dọc biên giới Ấn Độ với Trung Quốc ổn định nhưng khó lường trước được, Tổng tư lệnh Lục quân Ấn Độ Manoj Pande cho biết nhân dịp... 12.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-12T15:41+0700
2023-01-12T15:41+0700
2023-01-12T15:41+0700
thế giới
trung quốc
ấn độ
xung đột
tranh chấp lãnh thổ
quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/0c/20550386_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_e818892b84f39d4cc6065c303e696f79.jpg
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết, ngày 9/12, quân đội Trung Quốc đã cố xâm phạm biên giới ở bang Arunachal Pradesh và "đơn phương thay đổi hiện trạng giữa 2 bên". Kết quả của cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc là có người bị thương, không có ai thiệt mạng. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói thêm rằng "phía Trung Quốc đã được yêu cầu kiềm chế các hành động như vậy và duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc biên giới." Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tình hình biên giới Trung Quốc và Ấn Độ sau vụ đụng độ quân sự là ổn định, các bên duy trì liên lạc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự.Đây là sự cố đầu tiên thuộc dạng này kể từ vụ việc xảy ra vào tháng 5 năm 2020, trong đó 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và một số người khác bị thương trong cuộc đụng độ với lực lượng Trung Quốc ở Thung lũng Galwan trên cao ở khu vực biên giới Ladakh.Сuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung QuốcCó cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu đời giữa Ấn Độ và Trung Quốc về quyền sở hữu gần 60 000 km vuông ở bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc, cũng như khu vực miền núi ở miền bắc Kashmir. Đường ranh giới kiểm soát thực tế, thay thế biên giới giữa các quốc gia trong khu vực này, chạy trong khu vực Ladakh. Vào mùa thu năm 1962, tranh chấp này thậm chí còn leo thang thành một cuộc xung đột biên giới.Một diễn biến mới bắt đầu ở Ladakh vào tháng 5/2020, khi hàng loạt xung đột giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra tại khu vực hồ Pangong, sau đó New Delhi và Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực này. Sau khi rút hầu hết các binh sĩ được triển khai vào tháng 2 năm 2021, các bên đã tổ chức 16 vòng đàm phán ở cấp chỉ huy quân đoàn đóng quân trong khu vực. Đầu tháng 9 năm ngoái, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã tiến hành giai đoạn rút quân mới ở biên giới Ladakh thuộc khu vực cao nguyên Gogra và Hot Springs. Theo truyền thông Ấn Độ, mỗi bên có khoảng 60.000 người đóng quân tại các khu vực này.
https://kevesko.vn/20221220/bng-an-do-chung-toi-da-trien-khai-mot-so-luong-binh-si-chua-tung-co-o-bien-gioi-voi-trung-quoc-20150334.html
trung quốc
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/0c/20550386_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_b215f0e1b75dd4751b1d540c1570f636.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, trung quốc, ấn độ, xung đột, tranh chấp lãnh thổ, quân sự
thế giới, trung quốc, ấn độ, xung đột, tranh chấp lãnh thổ, quân sự
Quân đội Ấn Độ gọi tình hình dọc biên giới với Trung Quốc là khó lường
MOSKVA (Sputnik) - Tình hình dọc biên giới Ấn Độ với Trung Quốc ổn định nhưng khó lường trước được, Tổng tư lệnh Lục quân Ấn Độ Manoj Pande cho biết nhân dịp Ngày Quân đội Ấn Độ.
"Tình hình ở biên giới phía Bắc ổn định nhưng không thể lường trước được. Chúng tôi đã giải quyết được năm trong số bảy vấn đề trên bàn đàm phán. Chúng tôi tiếp tục đàm phán cả ở cấp độ quân sự và ngoại giao. Chúng tôi có đủ nguồn lực dự trữ để đối phó với bất kỳ sự kiện bất ngờ nào", - Tướng Pande nói.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết, ngày 9/12, quân đội Trung Quốc đã cố xâm phạm biên giới ở bang Arunachal Pradesh và "đơn phương thay đổi hiện trạng giữa 2 bên". Kết quả của cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc là có người bị thương, không có ai thiệt mạng. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói thêm rằng "phía Trung Quốc đã được yêu cầu kiềm chế các hành động như vậy và duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc biên giới." Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tình hình biên giới Trung Quốc và Ấn Độ sau vụ đụng độ quân sự là ổn định, các bên duy trì liên lạc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự.
Đây là sự cố đầu tiên thuộc dạng này kể từ vụ việc xảy ra vào tháng 5 năm 2020, trong đó 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và một số người khác bị thương trong cuộc đụng độ với lực lượng Trung Quốc ở Thung lũng Galwan trên cao ở
khu vực biên giới Ladakh.
20 Tháng Mười Hai 2022, 13:50
Сuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Có cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu đời
giữa Ấn Độ và Trung Quốc về quyền sở hữu gần 60 000 km vuông ở bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc, cũng như khu vực miền núi ở miền bắc Kashmir. Đường ranh giới kiểm soát thực tế, thay thế biên giới giữa các quốc gia trong khu vực này, chạy trong khu vực Ladakh. Vào mùa thu năm 1962, tranh chấp này thậm chí còn leo thang thành một cuộc xung đột biên giới.
Một diễn biến mới bắt đầu ở Ladakh vào tháng 5/2020, khi hàng loạt xung đột giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra tại khu vực hồ Pangong, sau đó New Delhi và Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực này. Sau khi rút hầu hết các binh sĩ được triển khai vào tháng 2 năm 2021, các bên đã tổ chức 16 vòng đàm phán ở cấp chỉ huy quân đoàn đóng quân trong khu vực. Đầu tháng 9 năm ngoái, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã tiến hành giai đoạn rút quân mới ở biên giới Ladakh thuộc khu vực cao nguyên Gogra và Hot Springs. Theo truyền thông Ấn Độ, mỗi bên có khoảng 60.000 người đóng quân tại các khu vực này.