Ông Võ Văn Thưởng: 'Rất đau' cho TP.HCM

© Ảnh : TTXVN - Phan Thanh VũHội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2023
Đăng ký
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết ‘rất đau’ khi thấy vai trò đầu tàu, động lực vùng của TP.HCM sụt giảm rõ rệt, tăng trưởng chậm, thậm chí không bằng nhiều tỉnh, thành khác.
Về phần mình, lãnh đạo các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ như Bình Dương, Long An đề xuất Trung ương hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh giải quyết sớm hạn chếvề hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

“Rất đau” cho TP.HCM

Ngày 16/1, tại TP.HCM, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ trì hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM. Ngoài ra còn có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Hội trường TP.HCM kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu của thành phố.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị các cấp ủy tổ chức đảng trong cả nước, nhất là Đảng bộ TP.HCM phải chủ động tổ chức cho cán bộ đảng viên và nhân dân nghiên cứu học tập quán triệt sâu sắc nội dung nghị quyết.
TP.HCM cần sớm tổ chức sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân về thực hiện nghị quyết, đồng thời khơi dậy lòng tự hào về truyền thống cách mạng, anh hùng, đi đầu đổi mới, năng động sáng tạo của thành phố trong xây dựng phát triển.
© Ảnh : TTXVN - Phan Thanh VũHội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2023
Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, đây là vấn đề rất quan trọng. Nghị quyết 31 đã nêu rõ tính vượt trội, sự năng động sáng tạo, vai trò đầu tàu động lực dẫn dắt của TP.HCM đối với vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm, tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp.
“Là cán bộ trưởng thành từ TP.HCM, nghiêm khắc nhìn nhận tôi thấy rất đau”, - ông Thưởng thẳng thắn,
Theo ông, trước đây nói tới năng động, sáng tạo, đi đầu là TP.HCM, nhưng giờ thành phố lại không bằng nhiều tỉnh khác, dù vẫn là "đầu tàu" kinh tế.
Từ sau khi thống nhất đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành 4 nghị quyết về phát triển TP.HCM. Trong đó, Trung ương luôn xác định vị trí đặc biệt quan trọng của thành phố, nhưng tổng kết lần nào cũng thấy "có hạn chế".
“Kỳ này phải quyết tâm tạo ra bước chuyển thực sự trong thực hiện nghị quyết”, - ông Thưởng yêu cầu.

Vấn đề của TP.HCM

Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ ra vấn đề suy giảm trong đào tạo nguồn cán bộ cung cấp cho Trung ương.
Theo ông, TP.HCM có thực tiễn sôi động nên cán bộ rèn luyện, trưởng thành từ đây cũng tích luỹ tốt hơn tỉnh khác. Có giai đoạn 90 cán bộ đoàn thể TP.HCM ra Trung ương cùng một lúc, chỉ trừ hai Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh.
“Giờ tìm không ra. Cơ quan Trung ương còn vất vả suy nghĩ, tìm cán bộ nào tăng cường cho thành phố”, - ông nói.
Do vậy, Thường trực Ban Bí thư đề nghị TP.HCM tổ chức sinh hoạt chính trị để nghiên cứu nguyên nhân, tìm cách khắc phục.
Một hạn chế lớn mà ông Thưởng nhận thấy là vấn đề hạ tầng giao thông. Thường trực Ban Bí thư đề nghị thành phố tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục.
Ông Thưởng nêu một loạt dẫn chứng như: Hà Nội bắt đầu làm Vành đai 4, còn TP.HCM mới khởi động vành đai 3, còn vành đai 2 chưa được khép kín; quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương đã xong từ lâu, còn phía TP.HCM tới giờ chưa mở rộng được; Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) liên tục lùi tiến độ...
Tại hội nghị, ông Thưởng nhấn mạnh Nghị quyết mới của Bộ Chính trị yêu cầu TP.HCM thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch, chủ động thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò nòng cốt trong liên kết hạ tầng, tạo không gian phát triển mới cho Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
© Ảnh : TTXVN - Nhan Hữu SángHội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2023
Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò của chính sách vượt trội trong nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54. Trong đó, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tạo điều kiện cho TP.HCM khai thác hiệu quả tiềm năng, huy động mọi nguồn lực.
“Thành phố cần liệt kê rõ cơ chế cần, không ghi chung chung kiểu 'thí điểm theo quy định pháp luật' bởi sẽ phải chờ 'muôn đời”, - ông Thưởng nói.

Các tỉnh Đông Nam Bộ “than” về hạ tầng giao thông

Tại hội nghị, Bí thư Long An Nguyễn Văn Được cho biết, hạ tầng giao thông là một trong những điểm nghẽn khiến TP.HCM chưa phát triển đúng tiềm năng.
Ông Được kiến nghị Trung ương hỗ trợ thành phố và các tỉnh giải quyết sớm hạn chế này, nhất là các tuyến liên vùng như: Vành đai 3 và 4, hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành - Dầu Giây, khởi công cao tốc TP.HCM - Cần Thơ.
Tương tự, Phó bí thư Thường trực tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao đề xuất vùng TP.HCM cần thêm đường Vành đai 5 để phát triển đô thị công nghiệp cho giai đoạn tiếp theo. Nguyên nhân là vì Bình Dương đầu tư nhanh nên đã lấp đầy các dự án đến đường Vành đai 3 và sẽ phát triển nhanh đến Vành đai 4.
Ông Thao còn đề nghị sớm kéo giãn hành lang vận tải lên phía Bắc theo Vành đai 4, vòng qua Đồng Nai, kết nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. Như vậy, luồng vận tải công nghiệp sẽ theo các cao tốc, quốc lộ, rẽ vào tuyến đường này để cung cấp tài nguyên cho Đông Nam Bộ, thay thế các luồng vận tải hiện có.
Cao ốc Landmark 81 bị che mờ bởi bụi mịn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
TP Hồ Chí Minh chưa khai thác tới 50% các cơ chế, chính sách đặc thù được hưởng
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương mong muốn Trung ương sớm ban hành cơ chế hỗ trợ TP.HCM và vùng hoàn thiện các kết nối đa phương thức, gồm: đường bộ, thuỷ, sắt trong vận tải hành khách cũng như hàng hóa. Đặc biệt, cần ưu tiên kết nối đường sắt đô thị (metro) từ trung tâm TP.HCM qua các địa phương lân cận để mở rộng không gian phát triển về nguồn nhân lực, dịch vụ, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ...
Phát biểu tiếp thu ý kiến, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết địa phương đã dự thảo chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và sẽ nghiên cứu bổ sung các đề xuất tại hội nghị. Địa phương sẽ đề ra hành động cụ thể theo nhiều lĩnh vực, ví dụ như đột phá kết cấu hạ tầng, thu hút nguồn lực, phát triển TP.Thủ Đức...
Ông Nên cho biết, lãnh đạo và nhân dân TP.HCM luôn trân trọng, chân thành cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt;
Lãnh đạo thành phố cũng bày tỏ cảm ơn lãnh đạo và đồng bào các tỉnh, thành phố đã hỗ trợ chia sẻ với TP.HCM suốt thời gian qua.
Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng gửi đến các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, các gia đình thương binh, bệnh binh và gia đình có công với nước, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, nhà tu hành, đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang TP.HCM cùng các tầng lớp nhân dân lời tri ân sâu sắc, lời chúc mừng năm mới tốt đẹp; mọi người, mọi nhà đón mùa xuân mới an vui, đầm ấm, hạnh phúc và thành công.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала