“Quá thông minh”: Video lính Việt Nam dùng RC mô phỏng tiêm kích Sukhoi gây bất ngờ
20:24 16.01.2023 (Đã cập nhật: 01:54 17.01.2023)
CC BY-SA 3.0 / Igorevich / Máy bay điều khiển từ xa Hubsan H301FHubsan H301F
CC BY-SA 3.0 / Igorevich / Máy bay điều khiển từ xa Hubsan H301F
Đăng ký
Video quay cảnh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam huấn luyện, sử dụng máy bay điều khiển từ xa (RC) mô phỏng các tiêm kích đa nhiệm Sukhoi Flanker Su-27 và Su-30 gây bất ngờ cho báo giới quân sự phương tây.
Trang tin The Drive cho biết, trong ngày 13/1, một đoạn video ghi lại cảnh quân đội Việt Nam sử dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến (RC) để huấn luyện đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên các mạng xã hội.
Bộ đội Việt Nam dùng RC mô phỏng máy bay Sukhoi để huấn luyện
Trong đoạn video, một chiến sĩ áo xanh Bộ đội Cụ Hồ của Lực lượng Quân đội Việt Nam đã nâng chiếc máy bay RC lên cao rồi chờ động cơ khởi động.
Sau khi đã sẵn sàng, máy bay lao về phía trước rồi vọt lên không trung. Trong clip, có thể thấy 3 chiếc máy bay RC xuất hiện với các màu sắc khác nhau, mô phỏng theo 2 mẫu tiêm kích Su-27 và Su-30.
“Trong các clip, có thể thấy nhiều loại máy bay RC được sơn hoa văn ngụy trang sặc sỡ, với một số chủng loại được mô phỏng theo các dòng tiêm kích chiến đấu Flanker”, ấn phẩm bình luận.
Trên thực tế, từ năm 2021, một số đoạn video ghi lại cảnh quân đội Việt Nam sử dụng máy bay RC để tập luyện đã xuất hiện trên các mạng xã hội, gần nhất là đoạn clip được đăng tải hôm 12/1. Tuy nhiên, The Drive lưu ý rất khó để xác định cụ thể thời điểm video clipđược quay.
The Drive nhận định, việc sử dụng máy bay RC có lợi ích ở chỗ, nó giúp cho các cuộc tập trận quy mô nhỏ trở nên chân thực hơn mà không cần phải triển khai tiêm kích thực thụ.
Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều so với chi phí hàng chục nghìn USD mỗi lần sử dụng máy bay thực.
© Ảnh : Social media page of Lee Ann QuannLính nghĩa vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến trong cuộc tập trận
Lính nghĩa vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến trong cuộc tập trận
Hướng đến hiện đại hoá lực lượng Phòng không – Không quân
Theo The Drive, trong biên chế của Lực lượng Không quân Việt Nam (Quân chủng Phòng không – Không quân) không có quá nhiều tiêm kích chiến đấu, qua đó cũng hạn chế phần nào lượng phương tiện – trang bị huấn luyện của Bộ đội.
“Sẽ không dễ dàng để triển khai số lượng tiêm kích này cho các cuộc tập trận địa phương. Do đó, máy bay RC là một phương án thay thế phù hợp, đảm bảo tính thực tế tương đối cho các bài huấn luyện”, The Drive cho biết.
Việt Nam hiệnđang thực hiện chương trình hiện đại hoá lực lượng Không quân. Như Sputnikđã đề cập, xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân tiến thẳng lên hiện đại là chủ trương lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng lực lượng Phòng không - Không quân cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu được chú trọng. Việt Nam cũng điều chỉnh tổ chức, biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng.
Bộ Quốc phòng nêu rõ, cần chú trọng xây dựng lực lượng phòng không ba thứ quân, thế trận phòng không nhân dân; đổi mới công tác giáo dục chính trị, huấn luyện, đào tạo, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước cải tiến, mua sắm vũ khí, khí tài, trang bị mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong mọi tình huống.
“Đối thủ giả định”
Các bài huấn luyện giả định thường được Lực lượng Vũ trang Việt Nam đưa vào diễn tập.
“Khi diễn tập, các máy bay điều khiển từ xa (RC) của Việt Nam có thể dùng để mô phỏng hoạt động của chiến đấu cơ đối thủ giả định, cho phép các hệ thống phòng không Việt Nam thực hiện tập luyện “khóa” và tiêu diệt mục tiêu”, ấn phẩm lưu ý.
Chính nhờ có kích thước tương đương với nhiều loại UAV quân sự, các mẫu máy bay RC hoàn toàn có thể được sử dụng trong các bài tập phòng chống nguy cơ xâm nhập từ trên không trong trường hợp của Việt Nam.
Trước đây, thủy quân lục chiến Mỹ từng sử dụng UAV giá rẻ và máy bay mô hình để huấn luyện các binh sĩ sử dụng tên lửa Stinger.
Hiện tại, Quân đội Việt Nam có khoảng 150 tiêm kích chiến thuật và máy bay huấn luyện, mà hiện đại nhất là tiêm kích Su-30MK2V (Flanker-C).
“Quá thông minh”
Người dùng bình luận sôi nổi trên trang The Drive và hầu hết đều dành lời khen cho Bộ đội Việt Nam.
“Thật là một câu chuyện thú vị - rất thông minh, sáng tạo, tiết kiệm và vẫn đạt hiệu quả huấn luyện, các máy bay mô phỏng RC (như trong clip) dường như đã đáp ứng đầy đủ và khá tốt hiệu quả đào tạo”, người dùng có tên Narkie chia sẻ.
Một người dùng khác có nickname EvilFD đánh giá phương thức dùng máy bay mô phỏng để luyện tập của Việt Nam là “thông minh” và “biết tận dụng những gì mình có có.
Tài khoản này đem Mỹ ra để so sánh và nhận định, hầu hết quân đội các nước đều không ‘vung tiền hoang phí’ chi tiêu như Mỹ.
Các máy bay RC là hoàn toàn thích hợp trong vai trò phương tiện dùng để huấn luyện và đào tạo, cách làm của Bộ đội Việt Nam là rất đúng đắn và sáng suốt.