"Cần giải cứu bằng mọi cách": Làm thế nào để đục thủng vòng vây Leningrad

© Sputnik / Boris Kudoyarov / Chuyển đến kho ảnhCư dân thành phố Leningrad bị bao vây lấy nước từ một lỗ trên đường nhựa xuất hiện sau vụ pháo kích
Cư dân thành phố Leningrad bị bao vây lấy nước từ một lỗ trên đường nhựa xuất hiện sau vụ pháo kích - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Đăng ký
Cuộc tấn công này đi vào lịch sử như một trong những cuộc tấn công được chờ đợi từ lâu, nhanh chóng và quyết định. Tám mươi năm trước, quân đội Liên Xô phá vỡ vòng phong tỏa Leningrad. Hoạt động được chuẩn bị trong gần một năm rưỡi. Về cách có thể đạt được chiến thắng - theo tài liệu của Sputnik.

Cây cầu trên đất liến

Đến tháng 1 năm 1943, Leningrad bị cắt đứt với phần còn lại của đất nước trong 16 tháng dài. Pháo kích hàng ngày, nạn đói diễn ra.
Tháng 9 năm 1941, 3 triệu người bị mắc kẹt trong chiêc bẫy lửa đạn. Đến cuối năm 1942, dân số giảm xuống còn 622.000 người. Một số người được sơ tán, nhưng nhiều người chết vì đói - thực phẩm thiếu trầm trọng.
Quân Đức tập trung xung quanh thành phố 730 nghìn binh sĩ. Hitler muốn san bằng Leningrad thành bình địa và trao khu vực phía bắc sông Neva cho Phần Lan. Chiến thắng ở Leningrad sẽ cho phép Đế chế Đức nắm giữ một phần cơ sở kinh tế của Liên Xô, chiếm hoặc tiêu diệt hạm đội tàu buôn và hải quân Baltic, bảo vệ cánh trái của Tập đoàn quân Trung tâm và củng cố sự thống trị trên Biển Baltic. Vấn đề duy nhất mà Hitler phải đối mặt là dân chúng Leningrad. Không được để như vậy.
© Sputnik / Vsevolod TarasevichCư dân thành phố Leningrad trong vòng phong toả lấy nước từ đường ống bị vỡ trên con phố băng giá.
Cư dân thành phố Leningrad trong vòng phong toả lấy nước từ đường ống bị vỡ trên con phố băng giá. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Cư dân thành phố Leningrad trong vòng phong toả lấy nước từ đường ống bị vỡ trên con phố băng giá.
Leningrad được kết nối với đất liền chỉ qua đường hàng không và Con đường sự sống - qua Hồ Ladoga. Vào mùa đông, nếu băng mỏng, con đường sẽ không sử dụng được. Cần liên tục thay đổi tuyến đường để không rơi vào làn đạn của Đức quốc xã. Vào mùa hè, xà lan đi trên mặt hồ.
Trong một năm rưỡi, sự giúp đỡ chỉ như nhỏ giọt. Bộ chỉ huy đã nhiều lần cố gắng phá vỡ sự phong tỏa Leningrad và cứu thành phố khỏi nạn đói. Tuy nhiên, tập đoàn quân "Bắc" của Đức cố thủ rất tốt và nhiều lần đẩy lui quân Liên Xô. Hồng quân không có đủ người, đơn giản là không có nguồn lực để bổ sung thêm các đơn vị. Tuy nhiên, sau những thành công ở Stalingrad, có các lực lượng được giải phóng khỏi đó.

Cú đấm đôi

"Chiến dịch phá vòng phong tỏa được gọi là "Iskra", - nhà sử học quân sự Yuri Knutov nói. - Thực ra nó đã được lên kế hoạch từ mùa thu năm 1941. Sau đó, có những nỗ lực đầu tiên để khôi phục nguồn cung cấp, nhưng không thành công".

© Sputnik / Alexey Varfolomeev / Chuyển đến kho ảnhKhẩu phần bánh mỳ và tem phiếu bánh mỳ tại thành phố Leningrad bị bao vây, nay là hiện vật tại bảo tàng
Khẩu phần bánh mỳ và tem phiếu bánh mỳ tại thành phố Leningrad bị bao vây, nay là hiện vật tại bảo tàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Khẩu phần bánh mỳ và tem phiếu bánh mỳ tại thành phố Leningrad bị bao vây, nay là hiện vật tại bảo tàng
Chiến dịch Iskra bắt đầu vào ngày 12 tháng 1 năm 1943 với các cuộc không kích lớn. Ba trăm nghìn quân nhân Liên Xô di chuyển.
Ở phía tây, quân đội vượt qua Neva và tiến sâu vào các vị trí kẻ thù. Họ nhanh chóng đưa xe tăng hạng trung và hạng nặng vào chiến đấu. Ngay trong ngày đầu tiên, Hồng quân chiếm được cứ điểm vững chắc trên mỏm đá Shlisselburg-Sinyavino.
Nhưng cuộc giao tranh diễn ra kéo dài. Chính trong những ngày này, Hồng quân lần đầu tiên chạm trán với xe tăng hạng nặng mới của Đức "Tiger". Chiếc xe bị bắn hỏng và sau đó được đưa về phía sau.
© Sputnik / Boris KudoyarovNhững cư dân của thành Leningrad bị bao vây
Những cư dân của thành Leningrad bị bao vây - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Những cư dân của thành Leningrad bị bao vây
Nhờ ưu thế vượt trội về pháo binh và việc đưa các đơn vịdự bịvào trận, ổ kháng cự của phát xít Đức cuối cùng bị bẻ gãy. Đến ngày 18 tháng 1, quân của mặt trận Leningrad và Volkhov chỉ cách nhau vài km. Bộ chỉ huy Wehrmacht cho phép các đơn vị bị bao vây trong khu vực Shlisselburg và Lipki tiến về phía nam đến Sinyavin. Kẻ thù rời khỏi bờ Ladoga.
Những người lính của hai mặt trận gặp nhau vào ngày 18 tháng 1 năm 1943 ở vùng ngoại ô phía đông của khu định cư «Công nhân số 1». Đức quốc xã cố gắng mở cuộc phản công và chiếm lại các vị trí, nhưng cuộc tấn công bị sa lầy.
Sau đó, Hồng quân giải phóng hoàn toàn Shlisselburg và Lipki.

Con đường mới của sự sống

Người Đức muốn ném lực lương dự trữ vào trận chiến. Nhưng bộ chỉ huy Liên Xô giáng những đòn đánh lạc hướng kịp thời vào các khu vực khác của mặt trận.

"Kết quả là Hồng quân kiểm soát được một hành lang dài 30 km và rộng 8-11 km. Tuyến đường sắt và đường ô tô được xây dựng ở đó trong vài tuần", - Yury Knutov nói.

Vào ngày 7 tháng 2, chuyến tàu đầu tiên chở lương thực đến Ga Phần Lan. Tại Leningrad, các chỉ tiêu cung cấp được thiết lập trở lại cho các trung tâm công nghiệp. Điều này cải thiện đáng kể tình hình cư dân thành phố và quân đội của Mặt trận Leningrad. Hàng trăm ngàn người được cứu thoát khỏi nạn đói.
© Sputnik / Semen NordsteinCuộc gặp của các chiến sĩ hai mặt trận
Cuộc gặp của các chiến sĩ hai mặt trận - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Cuộc gặp của các chiến sĩ hai mặt trận
Chẳng mấy chốc, lương thực được cung cấp, công việc sản xuất tiếp tục.
Mặc dù thành công với việc đột phá vòng phong tỏa, nhựng việc khuyếch trương chiến quả của quân đội sau đó không thành công.
Không thể dỡ bỏ hoàn toàn phong tỏa, nhưng bước đột phá trở thành sự kiện mang tính bước ngoặt. Vào mùa đông năm 1943, ở hầu hết các khu vực mặt trận, Hồng quân đã nắm được thế chủ động .
Cuối cùng, họ củng cố ưu thế chiến lược của mình vào mùa hè - sau chiến thắng tại vòng cung Kursk. Để chào mừng việc phá vỡ phong tỏa Leningrad, ở Moskva đã đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa - 20 loạt đạn từ 224 khẩu pháo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала