Nóng: Quốc hội Việt Nam xem xét miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuốc hội họp bất thường lần thứ ba để xem xét nội dung về công tác nhân sự
Quốc hội họp bất thường lần thứ ba để xem xét nội dung về công tác nhân sự  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Đăng ký
Chiều nay 18/1/2023, Quốc hội Việt Nam tiến hành thủ tục miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Việc miễn nhiệm Chủ tịch nước, cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Xuân Phúc được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín. Đồng thời, Quốc hội sẽ biểu quyết để thông qua nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Bắt đầu quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

14 giờ 30 chiều nay 18/1, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV tiến hành Kỳ họp bất thường lần thứ ba để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Quyết định triệu tập kỳ họp bất thường căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14, Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2023
Vì sao ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước: Nguyên nhân đã rõ?
Như Sputnik đã đưa tin, tại kỳ họp bất thường ngày 18/1/2023, Quốc hội Việt Nam nêu rõ sẽ tiến hành các thủ tục xem xét miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Đồng thời, việc miễn nhiệm Chủ tịch nước, cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín như đối với hai ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam trước đó. Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ biểu quyết để thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc.
Quốc hội cũng sẽ thực hiện các thủ tục liên quan như cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Nguyễn Xuân Phúc hiện là đại biểu Quốc hội khóa XV đoàn TP.HCM.

Trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước được tiến hành ra sao?

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Chủ tịch nước đứng đầu Nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại.
Đồng thời, Chủ tịch nước do Quốc hội Việt Nam bầu trong số đại biểu Quốc hội, do đó Quốc hội sẽ phải tiến hành quy trình miễn nhiệm.
Về quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước, căn cứ khoản 1 Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định khi miễn nhiệm Chủ tịch nước, quy trình được thực hiện như sau:
Cơ quan, người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu trình Quốc hội miễn nhiệm chứng danh. Tiếp đó, Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan; Đại diện cơ quan hoặc người có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến; Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
Sau đó, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau thời gian này, Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
Kế đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức; Quốc hội thảo luận; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết; Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Chiều tối ngày 18/1, Trung ương phát đi thông cáo báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Trong đó nêu rõ, tại phiên họp, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Nguyễn Xuân Phúc.
Sau khi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến; Quốc hội đã thảo luận tại Đoàn về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Quốc hội đã bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc”, thông cáo về kỳ họp cho biết.
Với 465/482 đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026; cho thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước “theo nguyện vọng”

Ông Nguyễn Xuân Phúc có đơn xin thôi chức Chủ tịch nước ở tuổi 69, sau gần hai năm đảm nhiệm cương vị này.
Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam xin nghỉ giữa nhiệm kỳ, kể từ năm 1976.
Như Sputnik cập nhật, ngày 17/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch nước tiếp đại biểu quốc tế dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris    - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Khi Chủ tịch nước Việt Nam từ nhiệm
Theo Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được xác định “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 đồng chí Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.
“Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Cùng với đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.
Trong sáng nay, ngày 18/1, theo thông tin và hình ảnh được TTXVN đăng tải, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, trên cương vị Chủ tịch nước.
Ông Nguyễn Xuân Phúc có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước. Trung ương Đảng đánh giá ông Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị các khóa tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Đồng thời, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả quan trọng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала