https://kevesko.vn/20230125/thuy-si-phe-duyet-viec-tai-xuat-khau-vu-khi-do-ho-san-xuat-sang-ukraina-20771612.html
Thụy Sĩ phê duyệt việc tái xuất khẩu vũ khí do họ sản xuất sang Ukraina
Thụy Sĩ phê duyệt việc tái xuất khẩu vũ khí do họ sản xuất sang Ukraina
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Một ủy ban của quốc hội Thụy Sĩ đã thông qua sửa đổi luật cho phép tái xuất khẩu vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất sang Ukraina thông qua các nước... 25.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-25T08:02+0700
2023-01-25T08:02+0700
2023-01-25T08:11+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
thụy sĩ
ukraina
thế giới
xuất khẩu vũ khí
nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/18/13906225_0:0:3122:1756_1920x0_80_0_0_31e070e422afb64e4e128f0a8c921afa.jpg
Như đã lưu ý, xung đột Nga-Ukraina nằm trong tiêu chí này.Việc sửa đổi luật sẽ tạo cơ hội cho chính phủ Thụy Sĩ hủy bỏ tuyên bố không cho phép quốc gia mua vật tư quân sự từ Liên bang Thụy Sĩ tái xuất khẩu. Cụ thể ở đây nói về các trường hợp bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuyên bố vi phạm lệnh cấm sử dụng vũ lực theo quy định luật pháp quốc tế.Đồng thời, chính phủ Thụy Sĩ có thể duy trì lệnh cấm tái xuất nếu việc hủy bỏ lệnh cấm này trái với lợi ích đối ngoại của đất nước.Được biết hầu hết các thành viên của ủy ban đều rằng Thụy Sĩ nên đóng góp cho an ninh châu Âu và hỗ trợ Ukraina. Theo các nghị sĩ, những sửa đổi đó phù hợp với luật về quy chế trung lập của Thụy Sĩ, vì "nó không cho phép xuất khẩu trực tiếp vật tư quân sự đến các khu vực xung đột, mà chỉ liên quan đến tuyên bố không tái xuất khẩu của các quốc gia mua vật tư quân sự của Thụy Sĩ".Đồng thời một số ít nghị sĩ cho rằng việc tái xuất thiết bị quân sự của Thụy Sĩ sang Ukraina là có vấn đề nếu xét theo quan điểm trung lập, cụ thể là nguyên tắc đối xử bình đẳng theo quy định của luật về quy chế trung lập.Trước đó, Thụy Sĩ đã từ chối yêu cầu của Đức, Tây Ban Nha và Đan Mạch tái xuất sang Ukraina đạn dược do nước này sản xuất. Như các nhà chức trách nhấn mạnh, Thụy Sĩ có thể từ chối tái xuất khẩu vật tư quân sự nếu quốc gia được cung cấp những vật tư đó can dự vào cuộc xung đột vũ trang quốc tế.
https://kevesko.vn/20221221/27-quoc-gia-da-chi-97-ty-usd-de-cung-cap-vu-khi-cho-ukraina-20194111.html
thụy sĩ
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/18/13906225_391:0:3122:2048_1920x0_80_0_0_845b29df53eb8ed2986210cac19ec755.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thụy sĩ, ukraina, thế giới, xuất khẩu vũ khí, nga
thụy sĩ, ukraina, thế giới, xuất khẩu vũ khí, nga
Thụy Sĩ phê duyệt việc tái xuất khẩu vũ khí do họ sản xuất sang Ukraina
08:02 25.01.2023 (Đã cập nhật: 08:11 25.01.2023) MOSKVA (Sputnik) - Một ủy ban của quốc hội Thụy Sĩ đã thông qua sửa đổi luật cho phép tái xuất khẩu vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất sang Ukraina thông qua các nước thứ ba.
"Ủy ban Chính sách an ninh của Hội đồng Nhà nước với 14 phiếu thuận trên 11 phiếu chống đã thông qua đề xuất và sáng kiến của quốc hội về việc tái xuất khẩu thiết bị quân sự. Yêu cầu không tái xuất có thể bị hủy bỏ trong trường hợp có sự vi phạm lệnh cấm sử dụng vũ lực theo luật pháp quốc tế", - thông báo đăng trên trang web của Quốc hội Thụy Sĩ cho biết.
Như đã lưu ý, xung đột Nga-Ukraina nằm trong tiêu chí này.
Việc sửa đổi luật sẽ tạo cơ hội cho chính phủ Thụy Sĩ hủy bỏ tuyên bố không cho phép quốc gia mua vật tư quân sự từ Liên bang Thụy Sĩ tái xuất khẩu. Cụ thể ở đây nói về các trường hợp bị
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuyên bố vi phạm lệnh cấm sử dụng vũ lực theo quy định luật pháp quốc tế.
Đồng thời, chính phủ Thụy Sĩ có thể duy trì lệnh cấm tái xuất nếu việc hủy bỏ lệnh cấm này trái với lợi ích đối ngoại của đất nước.
21 Tháng Mười Hai 2022, 20:18
Được biết hầu hết các thành viên của ủy ban đều rằng Thụy Sĩ nên đóng góp cho an ninh châu Âu và
hỗ trợ Ukraina. Theo các nghị sĩ, những sửa đổi đó phù hợp với luật về quy chế trung lập của Thụy Sĩ, vì "nó không cho phép xuất khẩu trực tiếp vật tư quân sự đến các khu vực xung đột, mà chỉ liên quan đến tuyên bố không tái xuất khẩu của các quốc gia mua vật tư quân sự của Thụy Sĩ".
Đồng thời một số ít nghị sĩ cho rằng việc tái xuất thiết bị quân sự của Thụy Sĩ sang Ukraina là có vấn đề nếu xét theo quan điểm trung lập, cụ thể là nguyên tắc đối xử bình đẳng theo quy định của luật về quy chế trung lập.
Trước đó, Thụy Sĩ đã từ chối yêu cầu của Đức, Tây Ban Nha và
Đan Mạch tái xuất sang Ukraina đạn dược do nước này sản xuất. Như các nhà chức trách nhấn mạnh, Thụy Sĩ có thể từ chối tái xuất khẩu vật tư quân sự nếu quốc gia được cung cấp những vật tư đó can dự vào cuộc xung đột vũ trang quốc tế.