https://kevesko.vn/20230201/dang-sau-chuyen-cong-du-cua-ong-scholz-toi-my-latinh-la-gi-20905517.html
Đằng sau chuyến công du của ông Scholz tới Mỹ Latinh là gì?
Đằng sau chuyến công du của ông Scholz tới Mỹ Latinh là gì?
Sputnik Việt Nam
Chuyến công du của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Argentina, Chile và Brazil nhằm mục đích kiểm tra bước tiến của Trung Quốc trong cuộc đua lithium cũng như... 01.02.2023, Sputnik Việt Nam
2023-02-01T10:41+0700
2023-02-01T10:41+0700
2023-02-01T10:41+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
mỹ latinh
olaf scholz
đức
chính trị
nga
trung quốc
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1d/17426732_0:0:3071:1728_1920x0_80_0_0_9f406dd3c3a92fc4f4186a1ae149ffae.jpg
Trả lời phỏng vấn Sputnik Mundo, các chuyên gia nói lên ý kiến rằng, ở đây nói về những nỗ lực của chính quyền Đức lôi kéo các quốc gia Southern Cone (Nón phía Nam) tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina và tạo ra một đối trọng trong khu vực trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.Theo nhà khoa học chính trị người Argentina Juan Martín González, kể từ bây giờ "thủ đoạn quyến rũ kiểu này sẽ trở nên phổ biến hơn".Chuyên gia González cho rằng, chuyến công du của ông Scholz có thể được coi như "một hành động nhằm khôi phục lại sự cân bằng, đây là phản ứng đối với những bước đi gần đây nhất mà khu vực Mỹ Latinh đã thực hiện với tư cách là một cực tự trị hoặc một dự án để trở thành một cực tự trị".Theo nhà phân tích, không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Đức đến thăm khu vực này chỉ vài ngày sau Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), tại đó các nước thành viên đã tìm cách tăng cường hội nhập trong khu vực, trong bối cảnh các cường quốc phương Tây không muốn để các nước Mỹ Latinh tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc. Ông González cho rằng, về mặt này, Đức có thể đưa ra một chiến lược khác với chiến lược của Hoa Kỳ.Ông nói: Trung Quốc đã trở nên rất gần gũi với khu vực Mỹ LatinhVề phần mình, nhà khoa học chính trị người Argentina Alberto Hutschenreuter nhấn mạnh rằng, đằng sau chuyến công du của ông Scholz là thực tế rằng "Trung Quốc đã trở nên rất thân thiết với Mỹ Latinh, đặc biệt là trong 12 năm qua", do đó chính phủ Đức phải chú ý đến khía cạnh này trong "sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong bình diện địa lý kinh tế". Và trữ lượng lithium lớn nhất ở Mỹ Latinh đóng một vai trò quan trọng ở đây.Nhà khoa học chính trị người Chile Rodrigo Karmy nói với Sputnik Mundo rằng, chuyến công du của ông Scholz là một dạng nỗ lực của Mỹ và châu Âu nhằm "làm cho nền kinh tế Chile hoạt động vì lợi ích của họ, như đã từng có trong lịch sử".Chuyên gia Karmi lưu ý rằng, về mặt này, cả Washington và Berlin thay mặt cho châu Âu, đều muốn các nước như Chile phê chuẩn quan hệ thương mại, ngoại giao và chính trị với phương Tây "khi phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc".Tuy nhiên, nước Đức cũng đang chịu áp lực và buộc phải tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng do các lệnh trừng phạt mà họ áp đặt lên Nga.Mỹ Latinh là một người chơi thú vịÔng Alberto Hutschenreuter nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh này, Mỹ Latinh "là một người chơi thú vị không chỉ như nguồn cung cấp khí đốt, thứ mà Đức đang có nhu cầu, mà còn như nguồn cung cấp các tài nguyên khác cũng mang tính chiến lược và có sẵn ở một số quốc gia trong khu vực".Tuy nhiên, Đức có thể không tìm thấy phản ứng mà họ mong đợi từ các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh. Theo chuyên gia González, lập trường của các nhà lãnh đạo Argentina và Chile phản ánh thực tế rằng, các chính phủ này "biết cách phân biệt hợp tác kinh tế với sự lệ thuộc về chính trị".Theo ông Hutschenreuter, "việc lôi kéo Mỹ Latinh vào cuộc xung đột ở Ukraina là một kịch bản khá xa vời", đặc biệt là khi trong khu vực có những quan điểm khác nhau về tình huống này. Ông nhắc nhở về việc Mỹ Latinh không phải là một khu vực có liên quan đến vũ khí ở cấp độ quốc tế.
https://kevesko.vn/20221215/tang-cuong-quan-he-quan-su-giua-trung-quoc-va-my-latinh-thach-thuc-anh-huong-toan-cau-cua-hoa-ky-20053662.html
https://kevesko.vn/20220517/o-duc-thua-nhan-my-latinh-dung-ve-phia-nga-15219924.html
mỹ latinh
đức
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1d/17426732_206:0:2937:2048_1920x0_80_0_0_3a1c6a1f22c8d40ddda39279856c2d70.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, mỹ latinh, olaf scholz, đức, chính trị, nga, trung quốc, thế giới
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, mỹ latinh, olaf scholz, đức, chính trị, nga, trung quốc, thế giới
Đằng sau chuyến công du của ông Scholz tới Mỹ Latinh là gì?
Chuyến công du của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Argentina, Chile và Brazil nhằm mục đích kiểm tra bước tiến của Trung Quốc trong cuộc đua lithium cũng như để thành lập một mặt trận thống nhất chống lại Nga tại các quốc gia này.
Trả lời phỏng vấn Sputnik Mundo, các chuyên gia nói lên ý kiến rằng, ở đây nói về những nỗ lực của chính quyền Đức lôi kéo các quốc gia Southern Cone (Nón phía Nam) tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina và tạo ra một đối trọng trong khu vực trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Theo nhà khoa học chính trị người Argentina Juan Martín González, kể từ bây giờ "thủ đoạn quyến rũ kiểu này sẽ trở nên phổ biến hơn".
Chuyên gia González cho rằng, chuyến công du của ông Scholz có thể được coi như "một hành động nhằm khôi phục lại sự cân bằng, đây là phản ứng đối với những bước đi gần đây nhất mà khu vực Mỹ Latinh đã thực hiện với tư cách là một cực tự trị hoặc một dự án để trở thành một cực tự trị".
Theo nhà phân tích, không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Đức đến thăm khu vực này chỉ vài ngày sau Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), tại đó các nước thành viên đã tìm cách tăng cường hội nhập trong khu vực, trong bối cảnh các cường quốc phương Tây không muốn để
các nước Mỹ Latinh tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc. Ông González cho rằng, về mặt này, Đức có thể đưa ra một chiến lược khác với chiến lược của Hoa Kỳ.
“Đức thường là một bên đối thoại tinh tế và nhẹ nhàng hơn so với Hoa Kỳ, vì Mỹ vốn thiên về chính sách ngoại giao cứng rắn."
Trung Quốc đã trở nên rất gần gũi với khu vực Mỹ Latinh
Về phần mình, nhà khoa học chính trị người Argentina Alberto Hutschenreuter nhấn mạnh rằng, đằng sau chuyến công du của ông Scholz là thực tế rằng "Trung Quốc đã trở nên rất thân thiết với Mỹ Latinh, đặc biệt là trong 12 năm qua", do đó chính phủ Đức phải chú ý đến khía cạnh này trong "sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong bình diện địa lý kinh tế". Và trữ lượng lithium lớn nhất ở Mỹ Latinh đóng một vai trò quan trọng ở đây.
Nhà khoa học chính trị người Chile Rodrigo Karmy nói với Sputnik Mundo rằng, chuyến công du của ông Scholz là một dạng nỗ lực của Mỹ và châu Âu nhằm "làm cho nền kinh tế Chile hoạt động vì lợi ích của họ, như đã từng có trong lịch sử".
"Mối quan hệ đế quốc vẫn như vậy, nhưng, hiện nay với sự hiện diện của Trung Quốc, mối quan hệ này được đánh dấu bằng cuộc tranh chấp tài nguyên phạm vi toàn cầu. Và điều này rất quan trọng bởi vì nó nhắc nhở chúng ta rằng, đối tác xuất khẩu đồng chính của Chile ngày nay không phải là Hoa Kỳ, mà là Trung Quốc", - ông Karmi nói thêm.
15 Tháng Mười Hai 2022, 18:18
Chuyên gia Karmi lưu ý rằng, về mặt này, cả Washington và Berlin thay mặt cho châu Âu, đều muốn các nước như Chile phê chuẩn quan hệ thương mại, ngoại giao và chính trị với phương Tây "khi phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc".
Tuy nhiên, nước Đức cũng đang chịu áp lực và buộc phải tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng do các lệnh trừng phạt mà họ áp đặt lên Nga.
“Tôi tự hỏi liệu Đức có thể hiện sự quan tâm đến Mỹ Latinh nếu ở Ukraina không xảy ra những sự kiện như vậy”, - ông Hutschenreuter lưu ý và nói thêm rằng, chuyến công du của ông Scholz cũng phản ánh “nhu cầu của Đức về các nguồn năng lượng thay thế”.
Mỹ Latinh là một người chơi thú vị
Ông Alberto Hutschenreuter nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh này, Mỹ Latinh "là một người chơi thú vị không chỉ như nguồn cung cấp khí đốt, thứ mà Đức đang có nhu cầu, mà còn như nguồn cung cấp các tài nguyên khác cũng mang tính chiến lược và có sẵn ở một số quốc gia trong khu vực".
Tuy nhiên, Đức có thể không tìm thấy phản ứng mà họ mong đợi từ các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh. Theo chuyên gia González, lập trường của các nhà lãnh đạo Argentina và Chile phản ánh thực tế rằng, các chính phủ này "biết cách phân biệt hợp tác kinh tế với sự lệ thuộc về chính trị".
Theo ông Hutschenreuter, "việc lôi kéo Mỹ Latinh vào cuộc xung đột ở Ukraina là một kịch bản khá xa vời", đặc biệt là khi trong khu vực có những quan điểm khác nhau về tình huống này. Ông nhắc nhở về việc Mỹ Latinh không phải là một khu vực có liên quan đến vũ khí ở cấp độ quốc tế.