https://kevesko.vn/20230202/bo-cong-thuong-quay-xe-muon-cung-quan-ly-xang-dau-voi-bo-tai-chinh-20931894.html
Bộ Công Thương "quay xe", muốn cùng quản lý xăng dầu với Bộ Tài chính
Bộ Công Thương "quay xe", muốn cùng quản lý xăng dầu với Bộ Tài chính
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Khác với đề xuất trước đó, Bộ Công Thương lại “không muốn” chuyển hẳn cho Bộ Tài chính quản lý xăng dầu nữa. 02.02.2023, Sputnik Việt Nam
2023-02-02T12:21+0700
2023-02-02T12:21+0700
2023-02-02T14:11+0700
xăng
bộ công thương
bộ tài chính vn
pháp luật
thông tin
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/1e/20877543_0:153:3097:1895_1920x0_80_0_0_b99a15914e39e63835892396a17f1ada.jpg
Bộ Công Thương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.Tại dự thảo lần 2 này, đối với ý kiến đề nghị giao một đầu mối quản lý mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong quản lý xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ Công Thương yêu cầu cần làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ, ngành liên quan.Bất ngờ thay đổi quan điểmQuan điểm ở lần dự thảo này của Bộ Công Thương đã thay đổi so với cách đây một tháng. Lúc đó, Bộ này đề nghị chuyển quyền điều hành sang đầu mối duy nhất là Bộ Tài chính để bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành đã được phân công.Trước đó, đề xuất giao quản lý thống nhất về một cơ quan, cụ thể là Bộ Công Thương, cũng nhận được đồng tình từ giới chuyên gia, doanh nghiệp do phù hợp nội dung Luật giá đang sửa đổi và thực tế kinh doanh xăng dầu mang đặc thù của kinh doanh thương mại.Song Bộ Công Thương cho rằng, giao đầu mối duy nhất quản lý xăng dầu về bộ này đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý về giá, cung cầu, nhưng lại không đảm bảo sự phù hợp trong phân công, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa các bộ. Do đó sẽ dẫn tới chồng chéo, làm phát sinh thêm bộ máy, biên chế để thực hiện nhiệm vụ.Điều chỉnh giá khi có biến động từ 5%Bên cạnh đó, tại dự thảo lần 2, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung thêm quy định là thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn 1 quý/lần. Trường hợp trong quý có biến động tăng, giảm từ 5% trở lên thì cho phép điều chỉnh ngay.Về phương án này, Bộ cho rằng có ưu điểm là giá trong nước biến động sát hơn với giá thế giới. Tuy nhiên, thời gian nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam thường mất 10-15 ngày, nên khi thị trường bất ổn sẽ bất lợi cho doanh nghiệp, họ khó đoán định được giá trong nước khi nhập hàng, nhất là khi giá đi xuống.Đối với công tác điều hành giá, Bộ Tài chính rà soát và hướng dẫn việc xác định các chi phí để công bố cho Bộ Công Thương tính toán giá cơ sở mặt hàng xăng dầu. Việc này nhằm đảm bảo có sự giám sát, kiểm tra các chi phí một cách chính xác, khách quan, minh bạch, đúng chuyên môn nghiệp vụ.Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề xuất một phương án khác giữ nguyên quy định hiện nay về thời gian điều hành vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng. Khi thị trường có biến động lớn, Thủ tướng chỉ đạo liên Bộ Công Thương - Tài chính về thời gian điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn.Cũng theo Bộ Công Thương, vẫn nên giữ nguyên quy định về quản lý quỹ bình ổn xăng dầu như hiện nay. Tuy nhiên, về phân giao tổng nguồn xăng dầu, Bộ đề nghị sửa đổi quy định theo hướng chi tiết hơn nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu.Doanh nghiệp bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồnNgoài ra, điểm mới tại dự thảo lần này là Bộ Công Thương đề xuất tăng vị thế cho doanh nghiệp bán lẻ, khi cho họ được lấy hàng từ nhiều nguồn, có thể giới hạn 2-3 nguồn. Việc này nhằm đa dạng nguồn cung xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế của doanh nghiệp bán lẻ trong đàm phán mua hàng.Thực tế, đây cũng là điểm được nhiều doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị sửa đổi. Quy định hiện nay doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy từ một nhà cung cấp khiến họ cho rằng bị gặp bất lợi, chèn ép nếu muốn có hàng để bán, nhất là khi thị trường có biến động, nguồn cung ứng gặp trục trặc.
https://kevesko.vn/20221116/nong-xang-dau-bo-cong-thuong-tiep-tuc-gui--cong-van-hoa-toc-19316908.html
https://kevesko.vn/20230201/nong-xang-dau-petrolimex-van-thu-ve-nghin-ty-moi-ngay-20917541.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/1e/20877543_182:0:2913:2048_1920x0_80_0_0_0876237add3aa4be569e5e938682216e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
xăng, bộ công thương, bộ tài chính vn, pháp luật, thông tin, việt nam
xăng, bộ công thương, bộ tài chính vn, pháp luật, thông tin, việt nam
Bộ Công Thương "quay xe", muốn cùng quản lý xăng dầu với Bộ Tài chính
12:21 02.02.2023 (Đã cập nhật: 14:11 02.02.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Khác với đề xuất trước đó, Bộ Công Thương lại “không muốn” chuyển hẳn cho Bộ Tài chính quản lý xăng dầu nữa.
Bộ Công Thương có báo cáo
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.
Tại dự thảo lần 2 này, đối với ý kiến đề nghị giao một đầu mối quản lý mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong quản lý xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ Công Thương yêu cầu cần làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ, ngành liên quan.
Bất ngờ thay đổi quan điểm
Quan điểm ở lần dự thảo này của
Bộ Công Thương đã thay đổi so với cách đây một tháng. Lúc đó, Bộ này đề nghị chuyển quyền điều hành sang đầu mối duy nhất là Bộ Tài chính để bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành đã được phân công.
"Quản lý điều hành giá về một đầu mối, và cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Bộ Tài chính về lĩnh vực tài chính, do đó việc tính toán, hướng dẫn và công bố giá điều hành... sẽ chính xác theo chế độ hoạch toán, kế toán", Bộ Công Thương nêu quan điểm.
Trước đó, đề xuất giao quản lý thống nhất về một cơ quan, cụ thể là Bộ Công Thương, cũng nhận được đồng tình từ giới chuyên gia, doanh nghiệp do phù hợp nội dung Luật giá đang sửa đổi và thực tế kinh doanh xăng dầu mang đặc thù của kinh doanh thương mại.
Song Bộ Công Thương cho rằng, giao đầu mối duy nhất quản lý xăng dầu về bộ này đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý về giá, cung cầu, nhưng lại không đảm bảo sự phù hợp trong phân công, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa các bộ. Do đó sẽ dẫn tới chồng chéo, làm phát sinh thêm bộ máy, biên chế để thực hiện nhiệm vụ.
Điều chỉnh giá khi có biến động từ 5%
Bên cạnh đó, tại dự thảo lần 2, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung thêm quy định là thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn 1 quý/lần. Trường hợp trong quý có biến động tăng, giảm từ 5% trở lên thì cho phép điều chỉnh ngay.
16 Tháng Mười Một 2022, 10:12
Về phương án này, Bộ cho rằng có ưu điểm là giá trong nước biến động sát hơn với giá thế giới. Tuy nhiên, thời gian nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam thường mất 10-15 ngày, nên khi thị trường bất ổn sẽ bất lợi cho doanh nghiệp, họ khó đoán định được giá trong nước khi nhập hàng, nhất là khi giá đi xuống.
Đối với công tác điều hành giá,
Bộ Tài chính rà soát và hướng dẫn việc xác định các chi phí để công bố cho Bộ Công Thương tính toán giá cơ sở mặt hàng xăng dầu. Việc này nhằm đảm bảo có sự giám sát, kiểm tra các chi phí một cách chính xác, khách quan, minh bạch, đúng chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề xuất một phương án khác giữ nguyên quy định hiện nay về thời gian điều hành vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng. Khi thị trường có biến động lớn, Thủ tướng chỉ đạo liên Bộ Công Thương - Tài chính về thời gian điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn.
Cũng theo Bộ Công Thương, vẫn nên giữ nguyên quy định về quản lý
quỹ bình ổn xăng dầu như hiện nay. Tuy nhiên, về phân giao tổng nguồn xăng dầu, Bộ đề nghị sửa đổi quy định theo hướng chi tiết hơn nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu.
Doanh nghiệp bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn
Ngoài ra, điểm mới tại dự thảo lần này là Bộ Công Thương đề xuất tăng vị thế cho doanh nghiệp bán lẻ, khi cho họ được lấy hàng từ nhiều nguồn, có thể giới hạn 2-3 nguồn. Việc này nhằm đa dạng nguồn cung xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế của doanh nghiệp bán lẻ trong đàm phán mua hàng.
Thực tế, đây cũng là điểm được nhiều doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị sửa đổi. Quy định hiện nay doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy từ một nhà cung cấp khiến họ cho rằng bị gặp bất lợi, chèn ép nếu muốn có hàng để bán, nhất là khi thị trường có biến động, nguồn cung ứng gặp trục trặc.