https://kevesko.vn/20230202/rut-ruot-50-ty-dong-nhiem-vu-tu-lenh-giao-phai-hoan-thanh-20933320.html
"Rút ruột" 50 tỷ đồng: Nhiệm vụ Tư lệnh giao phải hoàn thành
"Rút ruột" 50 tỷ đồng: Nhiệm vụ Tư lệnh giao phải hoàn thành
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Viện kiểm sát Quân sự T.Ư vừa ban hành cáo trạng vụ tham ô tài sản xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát biển. Vụ án được đánh giá có tính chất đặc... 02.02.2023, Sputnik Việt Nam
2023-02-02T13:56+0700
2023-02-02T13:56+0700
2023-02-02T14:12+0700
thông tin
việt nam
cảnh sát biển việt nam
сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam
bộ quốc phòng việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/726/52/7265261_0:0:1993:1121_1920x0_80_0_0_04680c44de5302871f82e011b502e04f.jpg
Theo đó, VKS Quân sự Trung ương truy tố 7 bị can với khung hình phạt từ tù 20 năm, cao nhất đến tử hình, gồm: Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển), Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu Chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển), Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh Cảnh sát biển), Phan Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng), Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh), Nguyễn Văn Hưng (cựu đại tá, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật) và Bùi Văn Hòe (cựu thượng tá, cựu Phó trưởng phòng Tài chính).Ngoài cáo buộc cựu trung tướng Nguyễn Văn Sơn (cựu Tư lệnh Cảnh sát biển) giữ vai trò chủ mưu, khởi xướng, VKS còn làm rõ người đã có đơn tố cáo và bằng chứng liên quan hành vi của các cá nhân.Theo cáo trạng, năm 2019, Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách chi cho quản lý hành chính năm 2019 tổng số tiền 450 tỉ đồng. Trong đó, Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển phân bổ cho Cục Kỹ thuật 150 tỉ đồng để mua sắm vật tư, thiết bị cho các đơn vị.Nhiệm vụ phải hoàn thànhÔng Nguyễn Văn Sơn, lúc ấy là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, yêu cầu Cục trưởng Cục Kỹ thuật Nguyễn Văn Hưng khi mua sắm vật tư, thiết bị phải rút ra 50 tỉ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Ông Hưng nói Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỉ đồng là rất lớn, khó thực hiện, phải thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì cục mới làm.Trao đổi việc "rút ruột" 50 tỷ đồng với nhóm bị can gồm cựu trung tướng Hoàng Văn Đồng (cựu Chính ủy Cảnh sát biển) và 3 cựu thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (cựu Phó chính ủy) cùng 2 cựu Phó tư lệnh Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, các cá nhân này đều đồng ý.Để tạo điều kiện cho ông Hưng rút 50 tỉ đồng, ông Sơn chỉ đạo Phó trưởng phòng Tài chính Bùi Văn Hòe cắt toàn bộ kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển, nhằm phân bổ thêm 29 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật. Vì thế, nguồn ngân sách cho đơn vị này tăng lên 179 tỉ đồng.Tháng 5/2019, ông Sơn ký quyết định giao dự toán ngân sách cho Cục Kỹ thuật 179 tỉ đồng và tiếp tục yêu cầu ông Hưng rút lại 50 tỉ đồng để chuyển về Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.Thực hiện yêu cầu trên, ông Hưng đã thống nhất và giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật rút lại tiền. VKS xác định 6 phòng trực thuộc cục này đã rút lại từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để Hưng chuyển lại cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh sử dụng vào việc chung.Thời điểm này, cả 6 trưởng phòng đều nói khó thực hiện, nhưng ông Hưng giữ nguyên yêu cầu, vì đây là "nhiệm vụ thủ trưởng giao và phải hoàn thành".Sau khi các phòng được phân bổ ngân sách, tổng số tiền bị rút là 50 tỷ đồng.Thủ đoạn tinh vi Để không phải báo cáo Bộ Quốc phòng, các bị can thống nhất phân chia nguồn ngân sách thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói thầu trị giá dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt.Đồng thời, cũng chủ động đặt vấn đề với các nhà thầu để nâng giá vật tư, thiết bị tại 24 gói thầu nhằm "hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi". Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đồng ý.Từ đầu tháng 12/2019 đến đầu tháng 1/2020, các nhà thầu lần lượt chuyển lại trực tiếp bằng tiền mặt cho 6 trưởng phòng. Tiền sau đó được nộp cho ông Hưng, để chuyển cho ông Sơn.Cáo trạng cho thấy sau khi nhận 50 tỷ đồng từ bị can Hưng, cựu trung tướng Nguyễn Văn Sơn giữ 10 tỷ đồng, còn lại chia cho 4 cựu thủ trưởng khác của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển 10 tỷ đồng mỗi người. Họ gồm các ông Hoàng Văn Đồng, Phạm Kim Hậu, Doãn Bảo Quyết và Bùi Trung Dũng.Vạch trần cấp trênTháng 6/2020, cựu thiếu tướng Phan Kim Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và một số Thủ tưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển liên quan đến công tác mua sắm vật tư, thiết bị năm 2019.Từ đó, các đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư và Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc xác minh. Tháng 9/2021, trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, các cán bộ báo cáo sai phạm, tự nguyện nộp lại mỗi người 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.VKS quân sự đánh giá nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị can chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách phân cấp cho đơn vị để chiếm đoạt tiền nhằm vụ lợi cá nhân. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót là điều kiện làm phát sinh tội phạm.
https://kevesko.vn/20220708/nha-cuu-tu-lenh-vung-canh-sat-bien-an-hoi-lo-gan-7-ty-dong-16196826.html
https://kevesko.vn/20220712/hang-loat-cuu-si-quan-canh-sat-bien-hau-toa-hom-nay-16283028.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/726/52/7265261_249:0:1744:1121_1920x0_80_0_0_140c16508abbbba64ab99a21d97b6730.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thông tin, việt nam, cảnh sát biển việt nam, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, bộ quốc phòng việt nam
thông tin, việt nam, cảnh sát biển việt nam, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, bộ quốc phòng việt nam
"Rút ruột" 50 tỷ đồng: Nhiệm vụ Tư lệnh giao phải hoàn thành
13:56 02.02.2023 (Đã cập nhật: 14:12 02.02.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Viện kiểm sát Quân sự T.Ư vừa ban hành cáo trạng vụ tham ô tài sản xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát biển. Vụ án được đánh giá có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, VKS Quân sự Trung ương truy tố 7 bị can với khung hình phạt từ tù 20 năm, cao nhất đến tử hình, gồm: Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển), Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu Chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển), Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh Cảnh sát biển), Phan Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng), Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh), Nguyễn Văn Hưng (cựu đại tá, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật) và Bùi Văn Hòe (cựu thượng tá, cựu Phó trưởng phòng Tài chính).
Ngoài cáo buộc cựu trung tướng Nguyễn Văn Sơn (cựu Tư lệnh Cảnh sát biển) giữ vai trò chủ mưu, khởi xướng, VKS còn làm rõ người đã có đơn tố cáo và bằng chứng liên quan hành vi của các cá nhân.
Theo cáo trạng, năm 2019, Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách chi cho quản lý hành chính năm 2019 tổng số tiền 450 tỉ đồng. Trong đó, Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển phân bổ cho Cục Kỹ thuật 150 tỉ đồng để mua sắm vật tư, thiết bị cho các đơn vị.
Ông Nguyễn Văn Sơn, lúc ấy là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, yêu cầu Cục trưởng Cục Kỹ thuật Nguyễn Văn Hưng khi mua sắm vật tư, thiết bị
phải rút ra 50 tỉ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Ông Hưng nói Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỉ đồng là rất lớn, khó thực hiện, phải thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì cục mới làm.
Trao đổi việc "rút ruột" 50 tỷ đồng với nhóm bị can gồm cựu trung tướng Hoàng Văn Đồng (cựu Chính ủy Cảnh sát biển) và 3 cựu thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (cựu Phó chính ủy) cùng 2 cựu Phó tư lệnh Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, các cá nhân này đều đồng ý.
Để tạo điều kiện cho ông Hưng rút 50 tỉ đồng, ông Sơn chỉ đạo Phó trưởng phòng Tài chính Bùi Văn Hòe cắt toàn bộ kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển, nhằm phân bổ thêm 29 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật. Vì thế, nguồn ngân sách cho đơn vị này tăng lên 179 tỉ đồng.
Tháng 5/2019, ông Sơn ký quyết định giao dự toán ngân sách cho Cục Kỹ thuật 179 tỉ đồng và tiếp tục yêu cầu ông Hưng rút lại 50 tỉ đồng để chuyển về Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển.
Thực hiện yêu cầu trên, ông Hưng đã thống nhất và giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật rút lại tiền. VKS xác định 6 phòng trực thuộc cục này đã rút lại từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để Hưng chuyển lại cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh sử dụng vào việc chung.
Thời điểm này, cả 6 trưởng phòng đều nói khó thực hiện, nhưng ông Hưng giữ nguyên yêu cầu, vì đây là "nhiệm vụ thủ trưởng giao và phải hoàn thành".
Sau khi các phòng được phân bổ ngân sách, tổng số tiền bị rút là 50 tỷ đồng.
Để không phải báo cáo Bộ Quốc phòng, các bị can thống nhất phân chia nguồn ngân sách thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói thầu trị giá dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt.
Đồng thời, cũng chủ động đặt vấn đề với các nhà thầu để nâng giá vật tư, thiết bị tại 24 gói thầu nhằm "hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi". Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đồng ý.
Từ đầu tháng 12/2019 đến đầu tháng 1/2020, các nhà thầu lần lượt chuyển lại trực tiếp bằng tiền mặt cho 6 trưởng phòng. Tiền sau đó được nộp cho ông Hưng, để chuyển cho ông Sơn.
Cáo trạng cho thấy sau khi nhận 50 tỷ đồng từ bị can Hưng, cựu trung tướng Nguyễn Văn Sơn giữ 10 tỷ đồng, còn lại chia cho 4 cựu thủ trưởng khác của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển 10 tỷ đồng mỗi người. Họ gồm các ông Hoàng Văn Đồng, Phạm Kim Hậu, Doãn Bảo Quyết và Bùi Trung Dũng.
Tháng 6/2020, cựu thiếu tướng Phan Kim Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và một số Thủ tưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển liên quan đến công tác mua sắm vật tư, thiết bị năm 2019.
Từ đó, các đoàn kiểm tra của
Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư và Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc xác minh. Tháng 9/2021, trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, các cán bộ báo cáo sai phạm, tự nguyện nộp lại mỗi người 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
VKS quân sự đánh giá nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị can chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách phân cấp cho đơn vị để chiếm đoạt tiền nhằm vụ lợi cá nhân. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót là điều kiện làm phát sinh tội phạm.