Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Người Nga đầu tiên ở Việt Nam

© Sputnik / SputnikNhà văn Nga Konstantin Mikhailovich Stanyukovich
Nhà văn Nga Konstantin Mikhailovich Stanyukovich - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Đăng ký
Vào nửa sau thế kỷ 19, khi Pháp tăng cường mở rộng thuộc địa ở Việt Nam, số lượng ấn phẩm về đất nước này ở Nga cũng tăng lên. Một phần quan trọng trong số đó là bút ký và tiểu luận của các sĩ quan tàu Nga đã dừng lại ở các cảng Việt Nam.
Ấn phẩm đầu tiên và lớn nhất thuộc về Konstantin Stanyukovich. Ông mất năm 1903, ở tuổi 60, đã trở nên nổi tiếng ở Nga với tư cách nhà văn. Khi còn trẻ, ông - con trai của một đô đốc hạm đội Nga, học tại trường thiếu sinh quân hải quân ở St. Peterburg. Sau khi tốt nghiệp, từ năm 1860 đến năm 1863 ông thực hiện chuyến du hành vòng quanh thế giới.
Vào năm cuối trong cuộc hải trình, ở tuổi 20, Stanyukovich có dịp sang Việt Nam. Chỉ huy đội tàu Thái Bình Dương của Nga đã cử người trung úy trẻ, khi đó đang phục vụ trên con tàu «Abrek», có lộ trình đi qua Nam Kỳ, đến Sài Gòn - để đợi ở đó một con tàu khác của Nga - «Gaydamak», và chuyển cho chỉ huy một công văn từ trưởng tàu. Theo kế hoạch, tàu «Gaydamak» sẽ cập cảng Sài Gòn sau 1 tháng. Bây giờ chúng ta chỉ có thể ngạc nhiên trước con đường chuyển mệnh lệnh quan trọng và phức tạp này. Nhưng đừng quên lịch sử của chúng ta vào năm 1863, khi không chỉ có Internet hay truyền hình mà thậm chí cả đài phát thanh cũng chưa tồn tại; liên lạc điện báo chỉ mới được phát minh và không phải tất cả các tàu đều được trang bị thiết bị phù hợp.
Vì vậy, tiểu sử của Stanyukovich đã cho chúng ta biết tên của hai con tàu Nga đầu tiên cập cảng Sài Gòn: «Abrek» và «Gaydamak». Con tàu đầu tiên ở đó vào tháng 1 và tàu thứ hai đến vào tháng 2 năm 1863. Khi đó là triều đại của vua Tự Đức ở Việt Nam, Alexander II ở Nga và Napoléon III ở Pháp. Một tháng trước khi con tàu thứ hai đến, chàng thủy thủ trẻ phải ở lại Sài Gòn. Chỉ huy thủy đội Thái Bình Dương của Nga đã giao cho anh trọng trách trong giai đoạn này: mô tả chi tiết thành phố và tình trạng của quân đội Pháp tại đó.
Nguyễn Ái Quốc (thứ ba bên trái) cùng với các đại biểu dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. Matxcơva năm 1924 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Những trang sử vàng
Người Nga biết đến Việt Nam và người Việt Nam biết đến Nga từ khi nào?
Stanyukovich không giới hạn chỉ ở Sài Gòn. Ông cũng đã đến thăm tỉnh Bà Rịa - tháp tùng một đoàn thám hiểm quân sự Pháp được cử đến đó, như sau này ông viết, "để chinh phục những người Việt Nam hầu như không có vũ khí".
Stanyukovich thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ, cung cấp tất cả các thông tin mà cấp trên quan tâm. Vào tháng 8 năm 1863, chuyến đi vòng quanh thế giới của trung úy trẻ hoàn thành. Và chỉ 6 tháng sau, trong "Tuyển tập hàng hải" - cơ quan in ấn của hải quân Đế quốc Nga — xuất bản bài tiểu luận dài một trăm hai mươi trang của ông về Nam Kỳ - trải nghiệm văn học đầu tiên của nhà văn nổi tiếng trong tương lai. Ba năm sau, vào năm 1867, các bài tiểu luận về chuyến đi vòng quanh thế giới của Stanyukovich, bao gồm cả bài viết riêng về Nam Kỳ, đã được xuất bản ở St. Petersburg dưới dạng một cuốn sách riêng, sau đó được tái bản nhiều lần, kể cả ở thời đại chúng ta.
Một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh để các bạn chú ý: vào năm 1864, độc giả Nga nói chung đã có thể làm quen với bài luận dài 120 trang của một nhân chứng về đất nước các bạn. Konstantin Stanyukovich bắt đầu nó bằng câu cảm thán:
“Tôi phải ở Nam Kỳ vào đúng thời điểm khi người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy của những người Việt Nam phẫn nộ và bất mãn, đã viết những bản báo cáo rầm rộ về chiến công và nói với niềm tự hào về cuộc chinh phục rực rỡ của mình”.
Ngay từ cụm từ này, thấm đẫm sự mỉa mai, rõ ràng là sự đồng cảm của viên sĩ quan trẻ người Nga đã đứng về phía ai. Và ông đã không che giấu điều này trong suốt bài viết của mình, chương đầu tiên được dành cho lịch sử Pháp xâm lược Việt Nam.
Stanyukovich viết rằng Nam Kỳ giàu có và sang trọng đã thu hút sự chú ý của chính phủ Pháp chủ yếu nhờ các nhà truyền giáo Pháp, những người luôn quan tâm không nhiều đến việc cải đạo cư dân địa phương sang Cơ đốc giáo, mà quan tâm đến việc gây ảnh hưởng đến những người đứng đầu chính phủ. Ông kể về những cuộc tiếp xúc của Giám mục Ardan với thái tử Nguyễn Ánh, sau này là vua Gia Long; về cách vị giám mục thuyết phục thái tử tìm kiếm sự giúp đỡ từ vua Pháp Louis XVI - người sau này đã bị chặt đầu trong Cách mạng Pháp. Nhưng 5 năm trước khi bị hành quyết, vào năm 1787, Louis đã đồng ý ký kết một thỏa thuận với Gia Long, văn bản do Giám mục Ardan soạn thảo.
© Ảnh : Public domain / Konstantin StaniukovichNhà văn Nga Konstantin Mikhailovich Stanyukovich
Nhà văn Nga Konstantin Mikhailovich Stanyukovich - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Nhà văn Nga Konstantin Mikhailovich Stanyukovich
Stanyukovich trích dẫn văn bản của hiệp ước này trong bài luận của mình, đồng thời lưu ý nó được soạn thảo với kỹ năng đến mức nếu được cả hai bên thực thi, thì Nam Kỳ thuộc về người Pháp từ lâu. Tuy nhiên, Stanyukovich lưu ý, Pháp là bên đầu tiên không thực hiện nghĩa vụ của mình, mặc dù đã giúp Gia Long lên ngôi. Stanyukovich viết rằng Gia Long , bất chấp sự giúp đỡ này, không bao giờ tin tưởng vào sự vô tư của người Pháp.Ngay trước khi qua đời, ông nói với người kế vị: "Yêu quý nước Pháp và người Pháp, nhưng đừng bao giờ cho họ một mảnh đất nào thuộc sở hữu của mình". Không thể không đồng ý với điều này, - Stanyukovich nói thêm - và Gia Long là một người thực sự thông minh.
Hoàng đế Minh Mạng, Stanyukovich tiếp tục, có thái độ cực kỳ tiêu cực với người Pháp. Năm 1825, ông từ chối tiếp một phái viên Pháp, người mang theo lá thư của Vua Charles X, và sau đó ban hành chiếu chỉ yêu cầu giám sát chặt chẽ hơn các nhà truyền giáo Pháp, theo cách nói của ông, là những người "mang lại sự bất hòa, cãi vã và bóng tối cho quốc gia" , và sau đó, bằng một sắc lệnh mới, cho phép đàn áp họ.
Trường hợp được Stanyukovich trích dẫn với một nhóm quân đội Mỹ có liên quan đến những cuộc đàn áp này. Tất nhiên, Stanyukovich không thể tưởng tượng được lịch sử sẽ tiếp diễn như thế nào, nhưng ngày nay chúng ta có thể nói những gì ông mô tả là bước đầu tiên của Hoa Kỳ hướng tới leo thang can thiệp vào các vấn đề của Việt Nam.
Nó là như thế này, Stanyukovich viết. “Năm 1845, dưới triều vua Thiệu Trị, các giáo sĩ Pháp đến khiếu nại với quan chỉ huy hải đội Mỹ đóng ở cảng Đà Nẵng. Ông ta dẫn theo 50 thủy thủ lên bờ, chiếm dinh thống đốc, bắt giữ ông và các chức sắc quan trọng nhất đưa lên tàu của mình, sau đó tuyên chiến với quân Việt Nam và đốt cháy tất cả thuyền buồm trong cảng. Quả thật, sau đó, mỏi mòn chờ đợi câu trả lời chính thức từ triều đình Việt Nam, người Mỹ cho thả tất cả tù binh lên bờ, và hài lòng với cuộc phiêu lưu, nhổ neo.
Tôi và các bạn không thể không nhớ lại việc 120 năm sau, Hoa Kỳ bắt đầu giai đoạn xâm lược tiếp theo của mình tại Việt Nam bằng cuộc đổ bộ vào cảng Đà Nẵng.
Như có thể thấy, bài viết của sĩ quan hải quân Nga Stanyukovich, người đã đến thăm Việt Nam vào năm 1863, không chỉ khách quan và thú vị, mà còn phản ánh trực tiếp các sự kiện giữa thế kỷ 20.
Phần tiếp theo của câu chuyện về tiểu luận Việt Nam của Konstantin Stanyukovich nằm trong tài liệu tiếp theo của loạt bài “Những trang sử”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала