https://kevesko.vn/20230217/chinh-phu-viet-nam-khang-dinh-khong-buong-bo-cac-doanh-nghiep-bat-dong-san-21268647.html
Chính phủ Việt Nam khẳng định, không buông bỏ các doanh nghiệp bất động sản
Chính phủ Việt Nam khẳng định, không buông bỏ các doanh nghiệp bất động sản
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, chính quyền không thể buông bỏ các doanh nghiệp vì điều này sẽ kéo theo nhiều thiệt hại cho người lao... 17.02.2023, Sputnik Việt Nam
2023-02-17T12:56+0700
2023-02-17T12:56+0700
2023-02-17T13:00+0700
việt nam
bất động sản
kinh tế
kinh tế thị trường
phạm minh chính
chính phủ
doanh nghiệp
tín dụng
novaland
ngân hàng nhà nước vn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/04/14055083_0:0:2000:1125_1920x0_80_0_0_1376d41f83492b381bf310d338b5e9eb.jpg
Thủ tướng: "Giá bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa?"Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” diễn ra sáng nay (17/2), Thủ tướng cho biết hiện nay xuất hiện một số vấn đề nổi lên về bất động sản và Chính phủ đã và đang tìm cách xử lý. Ông cho rằng một phần xuất phát từ việc Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một quốc gia đang phát triển, xuất hiện một số vấn đề khó khăn, phức tạp. Đặc biệt trong tháng 10-11/2022, khi Fed nâng lãi suất, lạm phát đã tăng tác động lớn đến kinh tế Việt Nam. Chỉ cần một biến động nhỏ bên ngoài thì sẽ tác động đến bên trong. Thủ tướng cho rằng kinh tế Việt Nam đang có độ mở lớn nên dễ ảnh hưởng từ tình hình thế giới.Nói riêng về bất động sản, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam cần phải tuân thủ quy luật cung cầu và tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu. Câu chuyện Novaland là vấn đề chung của toàn ngànhNhiều doanh nghiệp địa ốc, xây dựng lớn như Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, GP Invest, Becamex IDC Bình Dương và ngân hàng quốc doanh Vietcombank, ngân hàng tư nhân là Techcombank khẩn cấp xin Người đứng đầu Chính phủ xem xét cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên các nhóm nợ, đồng thời tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án.Riêng với Novaland, Chủ tịch Bùi Thành Nhơn nhấn mạnh doanh nghiệp chỉ xin hỗ trợ về cơ chế để tự vượt qua. Ông Nhơn cho biết, Novaland đang có 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại, trong đó theo các điều kiện tín dụng, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải tỏa khi Novaland hoàn thiện được một số thủ tục pháp lý. Nếu trong vòng 1-2 tháng tới vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động bình thường.Trước phát biểu của lãnh đạo các doanh nghiệp, Thủ tướng cũng nhấn mạnh để có thể giải quyết vấn đề của thị trường bất động sản cần có tư duy, phương pháp và cách tiếp cận đúng đắn. Ví dụ, ngân hàng không thể tập trung vào bất động sản mà phải cân đối với những ngành khác như thủy sản, dệt may...Hay với trường hợp dự án của Novaland tại Phan Thiết, Thủ tướng nhắc lại lập trường về nền kinh tế tuần hoàn. Những vùng đất đẹp và có lợi thế phải dành cho sản xuất kinh doanh. Qua hoạt động này, người dân mới có việc làm, từ đó địa phương thu hút người đến sinh sống. Khi đó, các căn hộ được giao dịch, bất động sản có động lực phát triển và nhiều đô thị được tạo ra.Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định dự án của Novaland chưa đáp ứng được điều đó. Ông thẳng thắn nói doanh nghiệp đã phát triển một loạt bất động sản thuộc phân khúc cao cấp trong khi số lượng việc làm tại địa phương chưa nhiều.Theo Thủ tướng, câu chuyện Novaland là vấn đề chung của toàn ngành. Các đơn vị phải nhìn nhận để sửa đổi về quy hoạch, tạo công ăn việc làm, cơ cấu lại phân khúc để người nghèo, người có thu nhập trung bình sớm có cơ hội mua nhà.Người đứng đầu Chính phủ khẳng định chính quyền không thể buông bỏ các doanh nghiệp vì điều này sẽ kéo theo nhiều thiệt hại cho người lao động, người mua hàng. Tuy nhiên, nếu việc “giải cứu” được diễn ra, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm với người dân và xã hội.Đề xuất bố trí gói tín dụng 110.000 tỉ đồng hỗ trợ các dự án nhà ở xã hộiCũng tại Hội nghị, Bộ Xây dựng đã thông tin về tình hình thị trường bất động sản hiện nay và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỉ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay.Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đưa ra giải pháp về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, như: Xây dựng và trình Quốc hội xem xét, ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội" để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc.Thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất khoảng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".Sau hội nghị này, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành một Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững để tổ chức thực hiện hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
https://kevesko.vn/20230216/30-ty-usd-dang-chon-trong-bat-dong-san-chinh-phu-viet-nam-hop-nong-21254929.html
https://kevesko.vn/20230211/doanh-nghiep-bat-dong-san-viet-nam-co-the-vo-no-hang-loat-neu-chinh-phu-khong-ra-tay-21148762.html
https://kevesko.vn/20230215/bo-xay-dung-de-nghi-bo-cong-an-xu-ly-tin-don-lam-loan-thi-truong-bat-dong-san-21217414.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/04/14055083_110:0:1890:1335_1920x0_80_0_0_45f2d5014e8fbe7945f8a3360782c849.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bất động sản, kinh tế, kinh tế thị trường, phạm minh chính, chính phủ, doanh nghiệp, tín dụng, novaland, ngân hàng nhà nước vn
việt nam, bất động sản, kinh tế, kinh tế thị trường, phạm minh chính, chính phủ, doanh nghiệp, tín dụng, novaland, ngân hàng nhà nước vn
Chính phủ Việt Nam khẳng định, không buông bỏ các doanh nghiệp bất động sản
12:56 17.02.2023 (Đã cập nhật: 13:00 17.02.2023) HÀ NỘI (Sputnik) – Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, chính quyền không thể buông bỏ các doanh nghiệp vì điều này sẽ kéo theo nhiều thiệt hại cho người lao động, người mua hàng. Tuy nhiên, nếu việc “giải cứu” được diễn ra, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm với người dân và xã hội.
Thủ tướng: "Giá bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa?"
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy
thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” diễn ra sáng nay (17/2), Thủ tướng cho biết hiện nay xuất hiện một số vấn đề nổi lên về bất động sản và Chính phủ đã và đang tìm cách xử lý. Ông cho rằng một phần xuất phát từ việc Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một quốc gia đang phát triển, xuất hiện một số vấn đề khó khăn, phức tạp.
Đặc biệt trong tháng 10-11/2022, khi Fed nâng lãi suất, lạm phát đã tăng tác động lớn đến kinh tế Việt Nam. Chỉ cần một biến động nhỏ bên ngoài thì sẽ tác động đến bên trong. Thủ tướng cho rằng kinh tế Việt Nam đang có độ mở lớn nên dễ ảnh hưởng từ tình hình thế giới.
Nói riêng về bất động sản, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam cần phải tuân thủ quy luật cung cầu và tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu.
"Trong bối cảnh thị trường hiện tại, liệu giá nhà đã được điều tiết hợp lý? Các doanh nghiệp bất động sản cùng ngân hàng nên làm gì lúc này? Các cấp chính quyền sẽ có vai trò như thế nào? Làm thế nào để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân theo đúng chủ trương lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ?", Thủ tướng đặt câu hỏi.
Câu chuyện Novaland là vấn đề chung của toàn ngành
Nhiều doanh nghiệp địa ốc, xây dựng lớn như Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, GP Invest, Becamex IDC Bình Dương và ngân hàng quốc doanh Vietcombank, ngân hàng tư nhân là Techcombank khẩn cấp xin Người đứng đầu Chính phủ xem xét cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên các nhóm nợ, đồng thời tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án.
Riêng với Novaland, Chủ tịch Bùi Thành Nhơn nhấn mạnh doanh nghiệp chỉ xin hỗ trợ về cơ chế để tự vượt qua. Ông Nhơn cho biết, Novaland đang có 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại, trong đó theo các điều kiện tín dụng, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải tỏa khi Novaland hoàn thiện được một số thủ tục pháp lý. Nếu trong vòng 1-2 tháng tới vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động bình thường.
"Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chọn Khu đô thị Aqua City (Đồng Nai) để Tổ công tác thí điểm tháo gỡ khó khăn và Novaland mong ước thời gian tháo gỡ trong 1 tháng. Đây là mấu chốt, là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay, nếu dự án này được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ các khó khăn của Novaland để doanh nghiệp hoàn thiện dự án, thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, ngân hàng...", ông Nhơn đề xuất.
Trước phát biểu của lãnh đạo các doanh nghiệp, Thủ tướng cũng nhấn mạnh để có thể giải quyết vấn đề của thị trường bất động sản cần có tư duy, phương pháp và cách tiếp cận đúng đắn. Ví dụ, ngân hàng không thể tập trung vào bất động sản mà phải cân đối với những ngành khác như thủy sản, dệt may...
Hay với trường hợp
dự án của Novaland tại Phan Thiết, Thủ tướng nhắc lại lập trường về nền kinh tế tuần hoàn. Những vùng đất đẹp và có lợi thế phải dành cho sản xuất kinh doanh. Qua hoạt động này, người dân mới có việc làm, từ đó địa phương thu hút người đến sinh sống. Khi đó, các căn hộ được giao dịch, bất động sản có động lực phát triển và nhiều đô thị được tạo ra.
Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định dự án của Novaland chưa đáp ứng được điều đó. Ông thẳng thắn nói doanh nghiệp đã phát triển một loạt bất động sản thuộc phân khúc cao cấp trong khi số lượng việc làm tại địa phương chưa nhiều.
Theo Thủ tướng, câu chuyện Novaland là vấn đề chung của toàn ngành. Các đơn vị phải nhìn nhận để sửa đổi về quy hoạch, tạo công ăn việc làm, cơ cấu lại phân khúc để người nghèo, người có thu nhập trung bình sớm có cơ hội mua nhà.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định chính quyền không thể buông bỏ
các doanh nghiệp vì điều này sẽ kéo theo nhiều thiệt hại cho người lao động, người mua hàng. Tuy nhiên, nếu việc “giải cứu” được diễn ra, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm với người dân và xã hội.
Đề xuất bố trí gói tín dụng 110.000 tỉ đồng hỗ trợ các dự án nhà ở xã hội
Cũng tại Hội nghị, Bộ Xây dựng đã thông tin về tình hình thị trường bất động sản hiện nay và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỉ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay.
Ngoài ra,
Bộ Xây dựng cũng đưa ra giải pháp về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, như: Xây dựng và trình Quốc hội xem xét, ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội" để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc.
Thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất khoảng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Sau hội nghị này, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành một Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững để tổ chức thực hiện hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.