Năm 2023: Việt Nam dự kiến công bố chiến lược quốc gia về sản xuất chip

© Ảnh : FPTChip vi mạch của tập đoàn Việt Nam FPT
Chip vi mạch của tập đoàn Việt Nam FPT - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2023
Đăng ký
Chính phủ đang soạn thảo chiến lược quốc gia về ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó bao gồm lĩnh vực sản xuất chip.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, dự kiến ngay trong năm nay 2023, Việt Nam sẽ công bố chiến lược nói trên.
Đại diện FPT cũng nhận định, Việt Nam có cơ hội rất lớn trong ngành thiết kế bán dẫn chip, và đã làm chủ được công nghệ trong lĩnh vực này.

Sẽ công bố chiến lược quốc gia về ngành bán dẫn

Ngày 23/2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới, với chủ đề "Doanh nghiệp số Việt Nam: Hợp tác số toàn cầu – Đối tác tin cậy để xây dựng thế giới số".
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình kiến nghị để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam Nam phát triển, đề nghị Nhà nước đầu tư sản xuất chip.
Về điều này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Chính phủ đang soạn thảo chiến lược quốc gia về ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó bao gồm mảng sản xuất chip. Dự kiến, chiến lược này sẽ được ban hành trong năm 2023.
Trong khi đó, Chủ tịch Công ty hệ thống FPT Trần Đăng Hoà thì cho rằng, Việt Nam đang sở hữu cơ hội rất lớn trong ngành công nghiệp thiết kế bán dẫn chip.
Theo đó, Việt Nam có nhiều năm nghiên cứu, thiết kế về chip, bán dẫn. Các công ty công nghệ lớn Việt Nam thời gian qua cũng đã đạt những chuẩn mực gần với quốc tế. Vấn đề lớn nhất hiện nay là thị trường và vốn, đòi hỏi sự vào cuộc của cả Chính phủ và doanh nghiệp.

"Việt Nam đã làm chủ được công nghệ, FPT cũng đã có hơn 10 năm thiết kế và làm chip. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có nhà máy nên chip FPT làm ra đều đưa sang Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc thiết kế, đóng gói. Đây cũng là đề xuất của chúng tôi xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Khi có nhà máy ở Việt Nam thì các ngành khác sẽ phát triển theo", - ông Hoà nói tại hội nghị.

FPT thành công ra mắt chip vi mạch "Make in Vietnam"

Trước đó, trong năm 2022, FPT đã thành công đưa Việt Nam lên bản đồ sản xuất chip thế giới khi cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên để ứng dụng trong lĩnh vực y tế, IOT,…
Intel - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
Động thái của Intel tiết lộ vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất chip toàn cầu
Dự kiến, doanh nghiệp này sẽ cung cấp khoảng 25 triệu chip ra toàn cầu. Ngoài ra, FPT còn đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.
Theo báo cáo từ Technavio, đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được dự báo sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD. FPT Semiconductor (công ty thiết kế chip và vi mạch của FPT) đặt mục tiêu sẽ trở thành nhà cung cấp chip thương hiệu Việt cho chính các công ty, tập đoàn trong nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала