https://kevesko.vn/20230227/tp-hcm-trong-cuoc-dua-tro-thanh-silicon-valley-chau-a-21450734.html
TP. HCM trong cuộc đua trở thành ‘Silicon Valley’ châu Á
TP. HCM trong cuộc đua trở thành ‘Silicon Valley’ châu Á
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Cuộc đua trở thành trung tâm công nghệ tại Đông Nam Á đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong đó, TP. HCM của Việt Nam nổi lên như một... 27.02.2023, Sputnik Việt Nam
2023-02-27T12:03+0700
2023-02-27T12:03+0700
2023-02-27T15:08+0700
việt nam
thành phố hồ chí minh
quan điểm-ý kiến
tác giả
startup
công nghệ
đầu tư nước ngoài
silicon valley
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/19/13920170_0:208:2000:1333_1920x0_80_0_0_32914306cf1b0607f99f90495978d8cb.jpg
Giai đoạn bùng nổ StartupTheo báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam năm 2022 của BambuUp, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ từ cuối năm 2019 - đầu năm 2020 cho đến nay.Đáng chú ý, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước đổ vào các startup trong nước. Trong đó, kỷ lục là năm 2021 với tổng cộng 165 thương vụ và tổng vốn đầu tư lên đến 1,4 tỷ USD.Từ phía Việt Nam cũng cho thấy, quốc gia này muốn biến Thành phố Hồ Chí Minh thành nam châm hút vốn đầu tư công nghệ và nhắm đến nền kinh tế số chiếm 40% GDP thành phố vào năm 2030. Trao đổi với Sputnik, ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space (Gimasys), phân tích:Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures cho rằng, TP. HCM là nơi thu hút các startup về công nghệ và đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực AI bởi hai lý do.Theo Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, hiện tại có 72 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Tất cả các quỹ trên đều có văn phòng/trụ sở và hoạt động đầu tư tại TP.HCM.Cơ hội và thách thức cho các startup công nghệGiới chuyên gia đánh giá, TP. HCM có những điểm tương tự Silicon Valley: hệ thống giáo dục thiên về toán học và khoa học, một ngành công nghiệp gia công phần mềm lâu đời và được hưởng lợi khi Việt Nam phát triển kinh tế. Năm 2022, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á.Mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào từ các trường đại học và cao đẳng trên toàn thành phố, tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao lại là một thách thức vô cùng to lớn đối với các startup tại TP. HCM. Ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures chỉ ra:Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nhân sự chất lượng cao dẫn đến việc các hãng phải cạnh tranh để giành giật nhân tài, khiến các công ty khởi nghiệp rơi vào tình trạng mất nhân sự.Cần gì để trở thành ‘thánh địa công nghệ’ mới?Theo đánh giá của ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space (Gimasys), để TP. HCM bứt phá thành “Thung lũng Silicon” trong khu vực cần có sự điều chỉnh chính sách không chỉ từ phía thành phố, mà cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ.Còn theo quan điểm của ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures cho hay cần phải có thay đổi về cơ sở hạ tầng mặc dù hiện TP. HCM vẫn dẫn đầu về số lượng cơ sở công nghệ trên cả nước.Một trong những khó khăn lớn nhất mà các startup công nghệ khi tham gia vào thị trường Việt Nam là các vấn đề liên quan tới pháp lý. Trên thực tế, Việt Nam đã có không ít trường hợp các startup phải đăng ký trụ sở tại một nước thứ ba khác do nhiều vấn đề liên quan tới pháp lý, như thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục về khai báo thuế.Một vấn đề cần lưu tâm đó là làm sao các startup có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng. Thực tế cho thấy, việc siết chặt tín dụng do tình hình kinh tế vĩ mô đã khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn “rẻ” của các Startup ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết.Các Startup ngoài việc phải gánh các chi phí cũng như rủi ro vận hành, nay phải gánh thêm lãi suất cho vay rất có thể sẽ bóp nghẹt sự phát triển của các Startup ngay từ khi bắt đầu. Ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures đề xuất:Con đường phía trước tất nhiên sẽ không dễ dàng khi dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu giảm và tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động đối với hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam mới hình thành được hơn thập kỷ còn chưa ổn định. Nếu có cơ chế và chính sách phù hợp, trong tương lai gần TP. HCM chắc chắn sẽ trở thành “Thung lũng Silicon” của khu vực.
https://kevesko.vn/20230224/nam-2023-viet-nam-du-kien-cong-bo-chien-luoc-quoc-gia-ve-san-xuat-chip-21417664.html
https://kevesko.vn/20230223/lan-dau-tien-viet-nam-mo-chien-dich-dua-cac-doanh-nghiep-cong-nghe-so-vuon-khoi-quoc-te-21407456.html
https://kevesko.vn/20230207/bi-thu-thanh-uy-tphcm-nguyen-van-nen-chi-ra-diem-yeu-cua-chatgpt-21048401.html
https://kevesko.vn/20230210/dong-thai-cua-intel-tiet-lo-vi-the-cua-viet-nam-trong-chuoi-san-xuat-chip-toan-cau-21143512.html
https://kevesko.vn/20220502/viet-nam-o-top-dau-asean-ve-startup-khoi-nghiep-va-mo-vang-gioi-dau-tu-mao-hiem-15024346.html
thành phố hồ chí minh
silicon valley
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/19/13920170_138:0:1915:1333_1920x0_80_0_0_3cb18ede4f3e7f0067afebabc49c1f59.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, thành phố hồ chí minh, quan điểm-ý kiến, tác giả, startup, công nghệ, đầu tư nước ngoài, silicon valley
việt nam, thành phố hồ chí minh, quan điểm-ý kiến, tác giả, startup, công nghệ, đầu tư nước ngoài, silicon valley
TP. HCM trong cuộc đua trở thành ‘Silicon Valley’ châu Á
12:03 27.02.2023 (Đã cập nhật: 15:08 27.02.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Cuộc đua trở thành trung tâm công nghệ tại Đông Nam Á đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong đó, TP. HCM của Việt Nam nổi lên như một “thánh địa” mới cho khởi nghiệp, đặc biệt là các startup công nghệ.
Giai đoạn bùng nổ Startup
Theo báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở
Việt Nam năm 2022 của BambuUp, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ từ cuối năm 2019 - đầu năm 2020 cho đến nay.
Đáng chú ý, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước đổ vào các startup trong nước. Trong đó, kỷ lục là năm 2021 với tổng cộng 165 thương vụ và tổng vốn đầu tư lên đến 1,4 tỷ USD.
Từ phía Việt Nam cũng cho thấy, quốc gia này muốn biến Thành phố Hồ Chí Minh thành nam châm hút vốn đầu tư công nghệ và nhắm đến nền kinh tế số chiếm 40%
GDP thành phố vào năm 2030. Trao đổi với Sputnik, ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space (Gimasys), phân tích:
“Theo tôi, việc TP. HCM thu hút startup và đầu tư về công nghệ là do chính sách của thành phố thực hiện nhanh gọn giúp các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận mở rộng lực lượng lao động, người lao động có tri thức cao tập trung và các dịch vụ phụ trợ nhiều với chi phí rẻ”.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures cho rằng, TP. HCM là nơi thu hút các startup về công nghệ và đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực AI bởi hai lý do.
“TP. HCM là nơi tập trung nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ và đầu tư do có số lượng lớn các trường đại học và cao đẳng trong lĩnh vực công nghệ với chất lượng đào tạo thuộc top đầu trên cả nước. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi hội tụ của các Quỹ đầu tư mạo hiểm”, ông Long cho biết.
Theo Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, hiện tại có 72 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Tất cả các quỹ trên đều có văn phòng/trụ sở và hoạt động đầu tư tại TP.HCM.
“Với một thành phố năng động như TP. HCM cùng với những nguồn lực sẵn có về cả con người cũng như nguồn vốn, TP. HCM là mảnh đất hoàn toàn phù hợp để thu hút các startup về công nghệ và đầu tư”, ông Nguyễn Thành Long nhận định.
Cơ hội và thách thức cho các startup công nghệ
Giới chuyên gia đánh giá, TP. HCM có những điểm tương tự
Silicon Valley: hệ thống giáo dục thiên về toán học và khoa học, một ngành công nghiệp gia công phần mềm lâu đời và được hưởng lợi khi Việt Nam phát triển kinh tế. Năm 2022, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào từ các trường đại học và cao đẳng trên toàn thành phố, tuy nhiên, việc thiếu hụt
nguồn nhân lực chất lượng cao lại là một thách thức vô cùng to lớn đối với các startup tại TP. HCM. Ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures chỉ ra:
“Các cơ sở giáo dục đại học đã thành lập các chuyên ngành và bằng cấp mới như khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo như Trường Đại học Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh hay các chương trình dạy nghề tập trung vào đào tạo kỹ năng số. Tuy nhiên, những sáng kiến cấu trúc này chỉ bắt đầu được triển khai vào năm 2019 và chưa tạo ra sự thúc đẩy đáng kể trong nguồn cung nhân tài công nghệ để đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhân tài công nghệ trong hệ sinh thái công nghệ đang phát triển nhanh chóng”.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nhân sự chất lượng cao dẫn đến việc các hãng phải cạnh tranh để giành giật nhân tài, khiến các công ty khởi nghiệp rơi vào tình trạng mất nhân sự.
“Bởi lẽ các startup không thể nào đưa ra các lời mời hấp dẫn như những công ty đã có truyền thống được”, ông Nguyễn Thành Long cho biết thêm.
Cần gì để trở thành ‘thánh địa công nghệ’ mới?
Theo đánh giá của ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space (Gimasys), để TP. HCM bứt phá thành “Thung lũng Silicon” trong khu vực cần có sự điều chỉnh chính sách không chỉ từ phía thành phố, mà cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ.
“Thách thức lớn mà các công ty phải đối mặt đó thị trường Việt Nam thay đổi nhanh chóng, dễ tạo trào lưu và cũng dễ thoái trào cho nên các time-to-market là vấn đề nan giải vì nếu qua khỏi thời điểm tốt thì tất cả mọi hoạt động kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế mong muốn, điều này tương đồng với việc muốn tiến ra thị trường nhanh thì phải có vốn mạnh hoặc chiến lược lấy ngắn nuôi dài thật tốt”, vị giám đốc trên cho biết.
Còn theo quan điểm của ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures cho hay cần phải có thay đổi về cơ sở hạ tầng mặc dù hiện TP. HCM vẫn dẫn đầu về số lượng cơ sở công nghệ trên cả nước.
“Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự phát triển vượt bậc cũng như là nơi thu hút nhiều hơn nữa các startup về công nghệ, TP. HCM cần bổ sung thêm nhiều trung tâm công nghệ cao trên toàn thành phố, qua đó đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho quá trình “R&D” (Research and Development)”, chuyên gia trên nhấn mạnh.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà các startup công nghệ khi tham gia vào thị trường Việt Nam là các vấn đề liên quan tới pháp lý. Trên thực tế, Việt Nam đã có không ít trường hợp các startup phải đăng ký trụ sở tại một nước thứ ba khác do nhiều vấn đề liên quan tới pháp lý, như thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục về khai báo thuế.
“Tại thời điểm hiện tại, TP. HCM đã ban hành kế hoạch triển khai "Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TPHCM giai đoạn 2021 - 2025". Kế hoạch hướng tới mục tiêu hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố phát triển ngang tầm khu vực. Tuy vậy, từ đề án tới việc triển khai áp dụng để thực sự thu hút các startup còn là quá trình tương đối dài”, ông Nguyễn Thành Long chỉ ra.
Một vấn đề cần lưu tâm đó là làm sao các startup có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng. Thực tế cho thấy, việc siết chặt tín dụng do tình hình kinh tế vĩ mô đã khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn “rẻ” của các Startup ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Các Startup ngoài việc phải gánh các chi phí cũng như rủi ro vận hành, nay phải gánh thêm lãi suất cho vay rất có thể sẽ bóp nghẹt sự phát triển của các Startup ngay từ khi bắt đầu. Ông Nguyễn Thành Long, Head of TK Research, TK Ventures đề xuất:
“TP. HCM có thể đưa ra một giải pháp “dễ chịu” hơn đối với các Startup - thông qua các chương trình ưu đãi về lãi suất dành riêng cho các Startup mà chứng minh được năng lực, hay đơn giản hóa việc tiếp cận nguồn vốn thông qua các Quỹ đầu tư mạo hiểm đang hiện có trụ sở trên Thành phố”.
Con đường phía trước tất nhiên sẽ không dễ dàng khi dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu giảm và tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động đối với hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam mới hình thành được hơn thập kỷ còn chưa ổn định. Nếu có cơ chế và chính sách phù hợp, trong tương lai gần TP. HCM chắc chắn sẽ trở thành “Thung lũng Silicon” của khu vực.