https://kevesko.vn/20230301/tai-sao-nguoi-viet-mat-50-nam-van-chua-mua-duoc-nha--21491007.html
Tại sao người Việt mất 50 năm vẫn chưa mua được nhà?
Tại sao người Việt mất 50 năm vẫn chưa mua được nhà?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Nếu với mức lương trung bình 7,5 triệu/năm, không ăn không tiêu, người dân phải sẽ phải mất hơn 50 năm để mua được 1 căn hộ 70m2. Thời gian... 01.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-01T08:46+0700
2023-03-01T08:46+0700
2023-03-01T13:51+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
bất động sản
kinh tế
kinh tế thị trường
xã hội
ngân hàng nhà nước
bộ xây dựng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/04/14055083_0:0:2000:1125_1920x0_80_0_0_1376d41f83492b381bf310d338b5e9eb.jpg
Giá nhà không dựa trên thu nhậpLà quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhưng giá nhà lại tại Việt Nam lại đang ở “trên trời”. Nếu với mức lương trung bình 7,5 triệu/năm, không ăn không tiêu, người dân phải sẽ phải mất hơn 50 năm để mua được 1 căn hộ 70m2. Nếu với mức lương 10 triệu/ tháng, mất hơn 23 năm để mua một căn hộ 3 tỷ đồng. Và với hơn 23 năm, thời gian để người Việt Nam hoàn thành ước mơ có một căn nhà lâu hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Từ 4 năm trở lại đây, giá bán những căn hộ bình dân mới dưới 30 triệu đồng/m2 đã hoàn toàn vắng bóng trên thị trường. Thay vì tập trung xây dựng loại hình nhà ở bình dân phù hợp nhu cầu phân khúc trung và giá rẻ cho người dân, các doanh nghiệp bất động sản đổ xô phát triển căn hộ cao cấp. Đây chính là đặc thù của thị trường bất động sản Việt Nam, đó là “giá cả” không dựa trên “thu nhập”.Trao đổi với Sputnik, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia chỉ rõ nguyên nhân:Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, phân khúc nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Cho tới nay, cả nước mới hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 147.000 căn hộ. Gần 400 dự án với quy mô khoảng 375.000 căn hộ được cho là đang được triển khai. Tiến độ phát triển nhà ở xã hội thời gian qua là rất chậm.Những năm qua, các đô thị phình to, thu hút rất nhiều người tới làm ăn sinh sống. Họ rất cần có chỗ ở. Không có tiền mua nhà lại càng không có nhà giá rẻ để mua nên phần lớn trong số họ phải thuê chỗ ở trong những dãy nhà trọ rất tam bợ, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Mơ ước có một căn hộ bình dân của người lao động ngày một lớn lên. Nhưng thực tế thì giấc mơ ấy ngày càng xa vời.Sinh sống và làm việc ở Hà Nội gần 10 năm, anh Đinh Xuân Lộc (Ninh Bình) cho biết, đã nhiều lần tìm mua nhà ở xã hội, mong có nơi an cư lạc nghiệp. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa tìm được.Mới đây, 2 “siêu” gói tín dụng 110.000 tỷ đồng do Bộ Xây dựng đề xuất cho vay tập trung phát triển nhà ở xã hội & gói vay thương mại 120.000 tỷ đồng từ 4 ngân hàng thương mại thu hút sự quan tâm từ dư luận. Khi phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được quan tâm, rót tín dụng, nhiều người bày tỏ vui mừng, và anh Lộc cũng không phải ngoại lệ.Cơ chế nào để nhà ở xã hội tiếp cận đúng đối tượngVới gói tín dụng 120.000 tỉ đồng dành cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, lãi suất cho vay với người xây dựng và người mua nhà sẽ thấp hơn 1,5 - 2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ. Còn với gói tín dụng 110.000 tỉ đồng, mức lãi suất cho vay sẽ từ 5 - 6%/năm.Như vậy, “nút thắt” về nguồn vốn cho vay đối với doanh nghiệp và người mua đã được tháo gỡ. Thế nhưng, một trong những nguyên nhân chính, khiến các doanh nghiệp không hào hứng đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ là thủ tục hành chính.Sự phức tạp về quy trình thủ tục, sự chồng chéo về thẩm quyền, đã tạo ra rủi ro trong xử lý hồ sơ, gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Xét trong hoàn cảnh phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và chi phí ban đầu như vậy, tính ra xây căn hộ cao cấp bán mới có lời, còn xây căn hộ bình dân không đem lại hiệu quả.Trao đổi với phóng viên Sputnik, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, thủ tục vay vốn nên đơn giản để tạo điều kiện tối đa cho người mua nhà, cơ chế cho nhà ở xã hội cũng cần thay đổi.Gói vay ưu đãi có lợi nhất với người mua nhà bởi hiện nay lãi suất cho vay tăng cao gây khó cho người mua. Khi người mua được vay vốn ưu đãi, chủ đầu tư sẽ bán được nhanh hàng và thu hồi tiền. Nếu 2 gói tín dụng này sớm triển khai, dự báo thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc phân khúc này vì có cơ hội đón một dòng vốn lớn, với điều kiện phải có lộ trình rõ ràng.Theo Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2025 sẽ xây dựng khoảng 571.000 căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở đô thị, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Trong giai đoạn từ 2025 - 2030 sẽ tiếp tục xây dựng thêm khoảng 845.000 căn nhà ở xã hội. Cùng với gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng còn đặt mục tiêu 1 triệu căn nhà xã hội đến năm 2030.
https://kevesko.vn/20220425/1-16-ty-dong-cho-nha-o-xa-hoi-nguoi-lao-dong-mua-nha-lam-sao-14908808.html
https://kevesko.vn/20230217/bat-dong-san-viet-nam-bat-thuong-thong-doc-nhac-lai-su-co-scb-21281330.html
https://kevesko.vn/20230225/khung-hoang-no-bat-dong-san-viet-nam-tram-trong-tat-ca-moi-chi-bat-dau-21429539.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/04/14055083_110:0:1890:1335_1920x0_80_0_0_45f2d5014e8fbe7945f8a3360782c849.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, bất động sản, kinh tế, kinh tế thị trường, xã hội, ngân hàng nhà nước, bộ xây dựng
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, bất động sản, kinh tế, kinh tế thị trường, xã hội, ngân hàng nhà nước, bộ xây dựng
Tại sao người Việt mất 50 năm vẫn chưa mua được nhà?
08:46 01.03.2023 (Đã cập nhật: 13:51 01.03.2023) HÀ NỘI (Sputnik) – Nếu với mức lương trung bình 7,5 triệu/năm, không ăn không tiêu, người dân phải sẽ phải mất hơn 50 năm để mua được 1 căn hộ 70m2. Thời gian để người Việt Nam hoàn thành ước mơ có một căn nhà lâu hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Giá nhà không dựa trên thu nhập
Là quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhưng giá nhà lại tại Việt Nam lại đang ở “trên trời”. Nếu với mức lương trung bình 7,5 triệu/năm, không ăn không tiêu, người dân phải sẽ phải mất hơn 50 năm để mua được 1 căn hộ 70m2. Nếu với mức lương 10 triệu/ tháng, mất hơn 23 năm để mua một căn hộ 3 tỷ đồng. Và với hơn 23 năm, thời gian để người Việt Nam hoàn thành ước mơ có một căn nhà lâu hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Từ 4 năm trở lại đây, giá bán những căn hộ bình dân mới dưới 30 triệu đồng/m2 đã hoàn toàn vắng bóng trên thị trường. Thay vì tập trung xây dựng loại hình nhà ở bình dân phù hợp nhu cầu phân khúc trung và giá rẻ cho người dân, các
doanh nghiệp bất động sản đổ xô phát triển căn hộ cao cấp. Đây chính là đặc thù của thị trường bất động sản Việt Nam, đó là “giá cả” không dựa trên “thu nhập”.
Trao đổi với Sputnik, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia chỉ rõ nguyên nhân:
“Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung hạn chế, thiếu trầm trọng nhà ở phù hợp túi tiền và dư thừa ở một số phân khúc khác, đặc biệt là phân khúc cao cấp; chi phí ở các khâu làm dự án đều cao. Trong 2 năm qua, giá bất động sản tăng trưởng khá "nóng". Trong khi thế giới tăng khoảng 10 - 20%, Việt Nam tăng khoảng 20 - 50%”.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, phân khúc nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Cho tới nay, cả nước mới hoàn thành 275
dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 147.000 căn hộ. Gần 400 dự án với quy mô khoảng 375.000 căn hộ được cho là đang được triển khai. Tiến độ phát triển nhà ở xã hội thời gian qua là rất chậm.
Những năm qua, các đô thị phình to, thu hút rất nhiều người tới làm ăn sinh sống. Họ rất cần có chỗ ở. Không có tiền mua nhà lại càng không có nhà giá rẻ để mua nên phần lớn trong số họ phải thuê chỗ ở trong những dãy nhà trọ rất tam bợ, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Mơ ước có một căn hộ bình dân của người lao động ngày một lớn lên. Nhưng thực tế thì giấc mơ ấy ngày càng xa vời.
Sinh sống và làm việc ở Hà Nội gần 10 năm, anh Đinh Xuân Lộc (Ninh Bình) cho biết, đã nhiều lần tìm mua nhà ở xã hội, mong có nơi an cư lạc nghiệp. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa tìm được.
"Thời gian qua tôi tìm hiểu thấy, số lượng nhà ở xã hội rất ít. Nhiều người tìm cách lách luật mua bán sang nhượng, những người thu nhập thấp như chúng tôi không tiếp cận được. Hay có những dự án tôi định mua thì lãnh đạo đơn vị đó vướng lao lý, cả dự án bị dừng cấp vốn”, anh Lộc chia sẻ với Sputnik.
Mới đây, 2 “siêu” gói tín dụng 110.000 tỷ đồng do
Bộ Xây dựng đề xuất cho vay tập trung phát triển nhà ở xã hội & gói vay thương mại 120.000 tỷ đồng từ 4 ngân hàng thương mại thu hút sự quan tâm từ dư luận. Khi phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được quan tâm, rót tín dụng, nhiều người bày tỏ vui mừng, và anh Lộc cũng không phải ngoại lệ.
“Với thu nhập của tôi hiện tại, phấn đấu mua được căn nhà ở xã hội là mừng lắm rồi. Giá chung cư hiện quá cao, nên tôi rất hy vọng với 2 gói tín dụng này, nhiều dự án nhà ở xã hội được triển khai, chúng tôi sẽ có nhiều lựa chọn. Và tôi cũng mong Nhà nước quản lý chặt việc mua bán, để những người như chúng tôi được tiếp cận đến nhà ở xã hội”.
Cơ chế nào để nhà ở xã hội tiếp cận đúng đối tượng
Với gói tín dụng 120.000 tỉ đồng dành cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, lãi suất cho vay với người xây dựng và người mua nhà sẽ thấp hơn 1,5 - 2% lãi suất cho vay bình quân của
các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ. Còn với gói tín dụng 110.000 tỉ đồng, mức lãi suất cho vay sẽ từ 5 - 6%/năm.
Như vậy, “nút thắt” về nguồn vốn cho vay đối với doanh nghiệp và người mua đã được tháo gỡ. Thế nhưng, một trong những nguyên nhân chính, khiến các doanh nghiệp không hào hứng đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ là thủ tục hành chính.
Sự phức tạp về quy trình thủ tục, sự chồng chéo về thẩm quyền, đã tạo ra rủi ro trong xử lý hồ sơ, gia tăng chi phí tuân thủ
pháp luật của doanh nghiệp. Xét trong hoàn cảnh phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và chi phí ban đầu như vậy, tính ra xây căn hộ cao cấp bán mới có lời, còn xây căn hộ bình dân không đem lại hiệu quả.
Trao đổi với phóng viên Sputnik, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, thủ tục vay vốn nên đơn giản để tạo điều kiện tối đa cho người mua nhà, cơ chế cho nhà ở xã hội cũng cần thay đổi.
“Nhà ở xã hội hiện nay vẫn xây dựng trên cơ chế xin cho, đấu thầu đấu giá, chỉ định thầu. Ngoài ra, chủ đầu tư không chịu trách nhiệm chất lượng nhà ở mà giao cho địa phương, đây là “kẽ hở” của cơ chế xin – cho. Định mức thu 10% lợi nhuận, nên các DN làm nhà ở xã hội không mặn mà”, ông Nguyễn Thế Điệp nói.
Gói vay ưu đãi có lợi nhất với người mua nhà bởi hiện nay
lãi suất cho vay tăng cao gây khó cho người mua. Khi người mua được vay vốn ưu đãi, chủ đầu tư sẽ bán được nhanh hàng và thu hồi tiền. Nếu 2 gói tín dụng này sớm triển khai, dự báo thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc phân khúc này vì có cơ hội đón một dòng vốn lớn, với điều kiện phải có lộ trình rõ ràng.
“Tôi đề xuất có cơ chế mới cho nhà ở xã hội, đó là vận hành theo cơ chế thị trường, để DN chủ động đầu ra, đầu vào và chịu trách nhiệm từ A-Z. Người mua được chọn căn, chọn vị trí, địa bàn,... Cơ chế hiện nay vẫn là xin – cho nên chất lượng chưa cao và không thỏa mãn người mua”, ông Điệp nêu giải pháp.
Theo Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2025 sẽ xây dựng khoảng 571.000 căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở đô thị, công nhân làm việc tại các
khu công nghiệp. Trong giai đoạn từ 2025 - 2030 sẽ tiếp tục xây dựng thêm khoảng 845.000 căn nhà ở xã hội. Cùng với gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng còn đặt mục tiêu 1 triệu căn nhà xã hội đến năm 2030.