https://kevesko.vn/20230306/nguoi-dau-tien-o-lien-xo-dung-ten-goi-viet-nam-la-mot-phu-nu-21608499.html
Người đầu tiên ở Liên Xô dùng tên gọi "Việt Nam" là một phụ nữ
Người đầu tiên ở Liên Xô dùng tên gọi "Việt Nam" là một phụ nữ
Sputnik Việt Nam
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như một số tác giả viết... 06.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-06T18:41+0700
2023-03-06T18:41+0700
2023-03-06T18:41+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
liên xô
việt nam
hợp tác nga-việt
ngôn ngữ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/06/21608866_0:200:2929:1848_1920x0_80_0_0_31a0038ad1d4efecbc4d40b779fe1e9b.jpg
Đối với nhiều người trên hành tinh này, kể cả những người đọc bằng tiếng Nga, Việt Nam thực sự là một tên gọi mới, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.Trong các sách giáo khoa địa lý của Đế quốc Nga vào đầu thế kỷ 19, Việt Nam được gọi theo cách người Pháp viết về nước này - Cochinchina, Annam, Tonkin, và những người sống ở đó được gọi là Annamite hoặc người An Nam. Những tên gọi này duy trì cho đến những năm 1940. Ngay cả những nhà cách mạng Việt Nam sang học tập ở nước Nga Xô viết vào những năm 1920 cũng được gọi là người An Nam, mặc dù họ thường xuyên giao tiếp với người dân Liên Xô và có thể cho biết cách gọi dân tộc và đất nước của họ. Nhưng trong lần xuất bản đầu tiên của Đại bách khoa toàn thư Xô Viết (1926-1947) không có bài viết “Việt Nam”, mà có bài viết “Annam”.Vào năm 1936, nhà nghiên cứu tiếng Việt đầu tiên ở Liên Xô, ông Yulian Konstantinovich Shutsky đã xuất bản cuốn sách “Cấu trúc của tiếng An Nam” (!).Năm 1945 đánh dấu những mốc son chói lọiVài tháng sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, tạp chí Liên Xô “Kinh tế Thế giới và Chính sách Quốc tế” số ra tháng 12 năm 1945 đã đăng tải bài viết có tựa đề "Sự thất bại của Nhật Bản và các sự kiện ở Đông Dương". Nội dung chính của bài báo là vạch trần chính sách xâm lược của Nhật Bản đối với Đông Dương đã thất bại. Nhưng, thành tựu rõ ràng của bài báo là việc tác giả lần đầu tiên đưa vào diễn ngôn khoa học những thông tin về các sự kiện cách mạng mùa thu năm 1945 ở Việt Nam - hoạt động của Việt Minh và những người Cộng sản, việc thành lập "Cộng hòa Dân chủ Độc lập Đông Dương" hay "Việt Nam Cộng hòa". Đúng, "Viet-Nam" - tên gọi này được viết trong bài báo. Sau đó, tiếng Nga sử dụng cách viết khác "Vietnam" và cách viết này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.Bà Vasilieva - người đồng chí của Hồ Chí Minh trong trong tổ chức Quốc tế Cộng SảnTác giả của bài viết trên tạp chí “Kinh tế Thế giới và Chính sách Quốc tế” là bà Vera Yakovlevna Vasilyeva, Phó Tiến sĩ Khoa học Kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà bà Vasilyeva đã viết bài này. Bà đã nghiên cứu quá trình cách mạng ở Việt Nam trong một thời gian dài và đã được làm quen với một số người cộng sản Việt Nam, bao gồm cả Hồ Chí Minh. Sự quen biết này là do thực tế rằng, từ năm 1931 đến năm 1939, bà Vera Vasilyeva là giáo viên trường Đại học Cộng sản lao động phương Đông (TAS) được Quốc tế Cộng sản mở ở Matxcơva, bà đã đọc bài giảng cho các sinh viên từ Đông Dương thuộc Pháp và Xiêm La.Năm 1939, sau khi Đại học Cộng sản Lao động Phương Đông đóng cửa, bà đến làm việc tại Viện Kinh tế Thế giới và Chính sách Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, và trong hai năm cuối đời, bà làm việc tại Viện. Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1959 bà qua đời. Di sản khoa học của bà bao gồm hơn 90 công trình, trong đó có chuyên khảo năm 1947 mang tên "Đông Dương". Chương cuối cùng, chương thứ chín của cuốn sách này có tựa đề “Việt Nam - Cộng hòa Dân chủ Đông Dương”, cũng nói về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, về cuộc đấu tranh chính trị gay go của chính phủ Hồ Chí Minh để chính phủ Pháp công nhận nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Công bằng mà nói, cần phải nói rằng, vào năm 1941, bà Vera Vasilyeva đã sử dụng từ “Việt Nam” trong bài viết của mình trên tạp chí “Lịch sử Quân sự”, nhưng, khi đó vài tuần trước khi bùng nổ Thế chiến II, tên gọi này không được đưa vào lưu thông khoa học.Sau khi Liên Xô và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang thăm Liên Xô. Bà Vera Vasilyeva đã gặp ông mấy lần ở Mátxcơva và bày tỏ mong muốn được đến thăm Việt Nam. Hồ Chí Minh tán thành thái độ này. Tháng 8 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi bà Vasilyeva:Tuy nhiên, lời mời này không thể hiện thực hóa ... Ngày 30 tháng 5 năm 1959, bà Vera Vasilyeva qua đời. Tuy nhiên, những sinh viên đầu tiên của ngành Việt Nam học đã nghiên cứu đất nước Việt Nam theo các công trình khoa học của bà, nhiều công trình của bà cho đến nay vẫn không mất giá trị.
https://kevesko.vn/20230213/nguoi-nga-da-biet-duoc-gi-ve-viet-nam-vao-nam-1864-21022111.html
https://kevesko.vn/20230206/nguoi-nga-dau-tien-o-viet-nam-21022288.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/06/21608866_99:0:2830:2048_1920x0_80_0_0_b3d7bf8e91f0a3ae6e95c4bb8ba01a11.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, liên xô, việt nam, hợp tác nga-việt, ngôn ngữ
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, liên xô, việt nam, hợp tác nga-việt, ngôn ngữ
Người đầu tiên ở Liên Xô dùng tên gọi "Việt Nam" là một phụ nữ
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như một số tác giả viết, trên bản đồ thế giới đã xuất hiện một tên gọi mới - Việt Nam. Đây không chỉ là một hình ảnh đẹp.
Đối với nhiều người trên hành tinh này, kể cả những người đọc bằng tiếng Nga, Việt Nam thực sự là một tên gọi mới, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Trong các sách giáo khoa địa lý của Đế quốc Nga vào đầu thế kỷ 19, Việt Nam được gọi theo cách người Pháp viết về nước này - Cochinchina, Annam, Tonkin, và những người sống ở đó được gọi là Annamite hoặc người An Nam. Những tên gọi này duy trì cho đến những năm 1940. Ngay cả những nhà cách mạng Việt Nam sang học tập ở nước Nga Xô viết vào những năm 1920 cũng được gọi là người An Nam, mặc dù họ thường xuyên giao tiếp với người dân Liên Xô và có thể cho biết cách gọi dân tộc và đất nước của họ. Nhưng trong lần xuất bản đầu tiên của Đại bách khoa toàn thư Xô Viết (1926-1947) không có bài viết “Việt Nam”, mà có bài viết “Annam”.
Vào năm 1936, nhà nghiên cứu tiếng Việt đầu tiên ở Liên Xô, ông Yulian Konstantinovich Shutsky đã xuất bản cuốn sách “Cấu trúc của tiếng An Nam” (!).
Năm 1945 đánh dấu những mốc son chói lọi
Vài tháng sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, tạp chí Liên Xô “Kinh tế Thế giới và Chính sách Quốc tế” số ra tháng 12 năm 1945 đã đăng tải bài viết có tựa đề "Sự thất bại của Nhật Bản và các sự kiện ở Đông Dương". Nội dung chính của bài báo là vạch trần chính sách xâm lược của Nhật Bản đối với Đông Dương đã thất bại. Nhưng, thành tựu rõ ràng của bài báo là việc tác giả lần đầu tiên đưa vào diễn ngôn khoa học những thông tin về các sự kiện cách mạng mùa thu năm 1945 ở Việt Nam - hoạt động của Việt Minh và những người Cộng sản, việc thành lập "Cộng hòa Dân chủ Độc lập Đông Dương" hay "Việt Nam Cộng hòa". Đúng, "Viet-Nam" - tên gọi này được viết trong bài báo. Sau đó, tiếng Nga sử dụng cách viết khác "Vietnam" và cách viết này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Bà Vasilieva - người đồng chí của Hồ Chí Minh trong trong tổ chức Quốc tế Cộng Sản
Tác giả của bài viết trên tạp chí “Kinh tế Thế giới và Chính sách Quốc tế” là bà Vera Yakovlevna Vasilyeva, Phó Tiến sĩ Khoa học Kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà bà Vasilyeva đã viết bài này. Bà đã
nghiên cứu quá trình cách mạng ở Việt Nam trong một thời gian dài và đã được làm quen với một số người cộng sản Việt Nam, bao gồm cả Hồ Chí Minh. Sự quen biết này là do thực tế rằng, từ năm 1931 đến năm 1939, bà Vera Vasilyeva là giáo viên trường Đại học Cộng sản lao động phương Đông (TAS) được Quốc tế Cộng sản mở ở Matxcơva, bà đã đọc bài giảng cho các sinh viên từ Đông Dương thuộc Pháp và Xiêm La.
Năm 1939, sau khi Đại học Cộng sản Lao động Phương Đông đóng cửa, bà đến làm việc tại Viện Kinh tế Thế giới và Chính sách Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, và trong hai năm cuối đời, bà làm việc tại Viện. Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1959 bà qua đời. Di sản khoa học của bà bao gồm hơn 90 công trình, trong đó có chuyên khảo năm 1947 mang tên "Đông Dương". Chương cuối cùng, chương thứ chín của cuốn sách này có tựa đề “Việt Nam - Cộng hòa Dân chủ Đông Dương”, cũng nói về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, về cuộc đấu tranh chính trị gay go của chính phủ Hồ Chí Minh để chính phủ Pháp công nhận nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Công bằng mà nói, cần phải nói rằng, vào năm 1941, bà Vera Vasilyeva đã sử dụng từ “Việt Nam” trong bài viết của mình trên tạp chí “Lịch sử Quân sự”, nhưng, khi đó vài tuần trước khi bùng nổ Thế chiến II, tên gọi này không được đưa vào lưu thông khoa học.
Sau khi Liên Xô và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang thăm Liên Xô. Bà Vera Vasilyeva đã gặp ông mấy lần ở Mátxcơva và bày tỏ mong muốn được đến thăm Việt Nam. Hồ Chí Minh tán thành thái độ này. Tháng 8 năm 1958,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi bà Vasilyeva:
“Thưa đồng chí Vasilyeva!
Các đồng chí Việt Nam của tôi và tôi nồng nhiệt tán thành mong muốn của bà đến thăm Việt Nam. Tôi chắc chắn rằng, bà sẽ có những đóng góp to lớn cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Chúng tôi đã quyết định rằng Ủy ban Nghiên cứu Văn học, Lịch sử và Địa lý thuộc Bộ Văn hóa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ giải quyết vấn đề mời bà sang Việt Nam”.
Tuy nhiên, lời mời này không thể hiện thực hóa ... Ngày 30 tháng 5 năm 1959, bà Vera Vasilyeva qua đời. Tuy nhiên, những sinh viên đầu tiên của ngành Việt Nam học đã nghiên cứu đất nước Việt Nam theo các công trình khoa học của bà, nhiều công trình của bà cho đến nay vẫn không mất giá trị.