Đại sứ 6 nước tôn vinh sức mạnh của phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

© Depositphotos.com / OlegDoroshenkoNgười phụ nữ đeo khẩu trang bảo hộ trên đường phố Sapa, miền Bắc Việt Nam
Người phụ nữ đeo khẩu trang bảo hộ trên đường phố Sapa, miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8/3, đại sứ các nước Úc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Điển và Vương quốc Anh cùng lên tiếng tôn vinh sức mạnh của phụ nữ và trẻ em gái trong quá trình di cư.
Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thuộc Liên hợp quốc đã cùng các Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và Đại sứ các nước Australia, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Điển và Anh gửi thông điệp nhằm tôn vinh sức mạnh của phụ nữ và trẻ em gái trong quá trình di cư qua một video dài hơn 3 phút.
Họ cũng đưa ra những khuyến nghị để thu hẹp khoảng cách giới về kỹ thuật số trong di cư và tăng cường khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh của phụ nữ di cư trong thế giới số.
"Vấn đề lao động nữ di cư luôn hiện diện trong trái tim tôi", bà Pauline Tamesis, điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, mở đầu video.
Thiếu nữ giữa vườn cúc họa mi trong Thảo Cầm Viên Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2023
Multimedia
Vẻ đẹp phụ nữ từ các nơi khác nhau trên thế giới
Di cư là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển chung của Việt Nam, thể hiện ở số lượng công dân Việt Nam di cư để làm việc, học tập, kết hôn, đoàn tụ gia đình và các mục đích khác, ở cả trong và ngoài nước. Lao động di cư là một nguồn đóng góp bền vững cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Theo khảo sát của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam chiếm 55,5% dân số di cư trên cả nước. Năm 2020 có 3,4 triệu người Việt Nam di cư, trong đó có 1,71 triệu phụ nữ.
Với gần 80% phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có trình độ thấp hoặc không có trình độ chuyên môn cao, lao động nữ di cư chiếm tỉ lệ khá lớn trong lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế có trình độ thấp hoặc các công việc cần sử dụng nhiều lao động.
Thiếu tá Đặng Hồng Nhung bảo vệ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 17/11/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2023
Chuyện đáng kinh ngạc
Chân dung nữ cảnh vệ - ‘Lá chắn sống’ cho các nguyên thủ
Bên cạnh những cơ hội cải thiện cuộc sống, nữ lao động di cư cũng phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng ngày càng tăng trên không gian mạng, đặc biệt là nạn lừa đảo và mua bán người.
"Rất nhiều đối tượng lừa đảo, đối tượng mua bán người đang lợi dụng các nền tảng số để lôi kéo những người dân không có kiến thức và hiểu biết", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nói.
Chính vì vậy, qua video này, các nhà ngoại giao của Australia, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Điển và Anh đã đưa ra khuyến nghị và kêu gọi hợp tác chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ cho các lao động nữ di cư tại Việt Nam trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала