Trung Quốc có thể tích trữ vũ khí trong bối cảnh căng thẳng

© AFP 2023 / Ng Han GuanTên lửa DF-21 của Trung Quốc
Tên lửa DF-21 của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc Trung Quốc giảm xuất khẩu vũ khí trong giai đoạn 2018-2022 có thể là dấu hiệu tích trữ kho dự trữ quân sự trong nước trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sản xuất gián đoạn do đại dịch COVID-19, báo South China Morning Post hôm thứ Ba viết.
Hôm thứ Hai, Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo về “Xu hướng chuyển giao vũ khí quốc tế năm 2022”, trong đó so sánh hai giai đoạn 5 năm 2013-2017 và 2018-2022.
Số liệu của SIPRI cho thấy xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong giai đoạn 2018-2022 giảm 23% so với giai đoạn 2013-2017, trong khi tỷ trọng chung của Trung Quốc trong xuất khẩu vũ khí toàn cầu giảm từ 6,3% xuống 5,2%. Tuy nhiên, trong những năm 2018-2022 Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Nga và Pháp.
Đồng thời trong giai đoạn 2018-2022 Trung Quốc đã tăng nhập khẩu vũ khí thêm 4,1% so với 5 năm trước đó. Theo SIPRI, Nga vẫn là nhà cung cấp chính, chiếm 83% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc, Pháp và Ukraina lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba.
Chất đạn cho Ukraina tại căn cứ liên hợp McGuire-Dix-Lakehurst, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Ukraina trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới

Trung Quốc luôn sẵn sàng đối đầu

"Việc xuất khẩu vũ khí từ Trung Quốc giảm có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung nhiều hơn cho nhu cầu trong nước khi căng thẳng địa chính trị gia tăng. Môi trường (địa chính trị) xung quanh Trung Quốc đại lục đang xấu đi, bao gồm cả vấn đề Đài Loan, vấn đề biên giới với Ấn Độ và gần đây là quan hệ Trung - Nhật… Trung Quốc phải luôn sẵn sàng đối đầu”, - ông Ni Lexiong, giáo sư Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải nói với ấn phẩm.

Bên cạnh đó Trung Quốc nằm trong số các nước đang gia tăng ngân sách quốc phòng, cụ thể vào năm 2023 chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ tăng 7,2% - mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây - lên gần 1,55 nghìn tỷ nhân dân tệ (224,3 tỷ USD).
Bài viết nói rằng Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh bị tách ra cần được thống nhất với đại lục - kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.
"Tình hình hiện nay thực sự không yên bình. Vì vậy (Trung Quốc) cần khẩn trương tăng cường dự trữ quân sự, chuẩn bị cho chiến tranh", ông Song Zhongping (Tống Trung Bình), - chuyên gia quân sự và cựu giảng viên Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc nói với tờ báo.
Các vũ khí của máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2023
Trung Quốc bị bắt quả tang hợp tác quân sự chặt chẽ với Nga
Các nhà phân tích cho biết, ngoài nhu cầu gia tăng nguồn lực quân sự của đất nước ngày càng lớn, Trung Quốc còn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra gián đoạn toàn cầu trong hoạt động sản xuất quân sự.

“Trong thời kỳ đại dịch, việc vận chuyển nguyên liệu thô và hàng hóa công nghiệp phục vụ sản xuất quân sự có thể bị gián đoạn do thiếu nhân công”, - ông Ni Lexiong nhận xét và cho biết thêm rằng chính sách chống COVID của Trung Quốc cũng ảnh hưởng nhiều đến các nhà máy quốc phòng do thường xuyên phải tạm ngừng sản xuất.

Theo giáo sư Tống Trọng Bình, số lượng đơn hàng quân sự của Trung Quốc sẽ phục hồi sau khi đại dịch lắng xuống.
"Thị trường vũ khí nước ngoài của Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng, nhiều nước Trung Đông đang quan tâm ngày càng nhiều đến vũ khí Trung Quốc", ông Tống Trọng Bình nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала