https://kevesko.vn/20230315/vi-sao-nen-giu-quy-binh-on-gia-xang-dau-21780621.html
Vì sao nên giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Vì sao nên giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào một số vấn đề lớn của dự án Luật giá (sửa đổi). 15.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-15T14:07+0700
2023-03-15T14:07+0700
2023-03-15T14:09+0700
việt nam
thông tin
pháp luật
quốc hội
chính phủ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/0a/21126803_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_123f0f1c9f3084bc96bc847de438bb8e.jpg
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nhiều đại biểu không đồng tình đề xuất giao việc quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá cho Chính phủ mà giữ như luật hiện hành, tức Quốc hội quyết định.Vì thế để linh hoạt hơn, luật Giá hiện hành đã quy định, trong thời gian Quốc hội không họp thì ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội sau.Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc này thực chất là chia sẻ, giải tỏa cho Chính phủ. Đồng thời, việc quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá cho Chính phủ theo đề xuất sẽ "tác động lớn tới quyền của công dân, doanh nghiệp", do đó phải do Quốc hội quyết định.Quỹ bình ổn giá cũng là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là thẩm quyền thành lập quỹ khi Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng, thẩm quyền này thuộc về Quốc hội, trong khi Chính phủ lại đề nghị giao cho Chính phủ.Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như dự thảo luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động.Đối với quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo ông Cường, nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì bởi quỹ này là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước. Đây là biện pháp kinh tế, không phải can thiệp hành chính...Song nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng quỹ.Ông Cường nói tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội trong quản lý, điều hành quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính phủ cần đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn lực, việc sử dụng quỹ.Nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động, đồng thời có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.Nêu ý kiến về việc dự luật dành một điều quy định về quỹ bình ổn giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, nên đổi tên quy định này thành các biện pháp bình ổn giá thay vì chỉ quy định về quỹ bình ổn giá.Theo ông, trong các tình huống đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh hay tình trạng khẩn cấp thì Nhà nước có thể đưa ra các quyết định đặc biệt, mang tính hành chính để bình ổn giá. Do đó, nếu mở rộng quy định về các biện pháp bình ổn giá thì tùy theo thẩm quyền của cơ quan, có thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đưa ra các biện pháp cụ thể, trong đó có quỹ bình ổn giá.Ông Huệ nhân mạnh quỹ bình ổn chỉ là một giải pháp và bày tỏ đồng ý để quỹ vì là một công cụ bình ổn. Còn việc làm sao để công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích thì tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý.
https://kevesko.vn/20230312/vu-lay-y-kien-tre-mam-non-ve-du-thao-luat-dat-dai-do-van-ban-thieu-chu-gay-hieu-lam-21722252.html
https://kevesko.vn/20220801/gia-xang-giam-manh-du-da-trich-lap-quy-binh-on-16730418.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/0a/21126803_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_bc75888443454f737a47bf59aa08428b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, pháp luật, quốc hội, chính phủ
việt nam, thông tin, pháp luật, quốc hội, chính phủ
Vì sao nên giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?
14:07 15.03.2023 (Đã cập nhật: 14:09 15.03.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào một số vấn đề lớn của dự án Luật giá (sửa đổi).
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nhiều đại biểu không đồng tình đề xuất giao việc quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá cho Chính phủ mà giữ như luật hiện hành, tức Quốc hội quyết định.
Vì thế để linh hoạt hơn,
luật Giá hiện hành đã quy định, trong thời gian Quốc hội không họp thì ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội sau.
"Theo tôi, quy định như thế là phù hợp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc này thực chất là chia sẻ, giải tỏa cho Chính phủ. Đồng thời, việc quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá cho Chính phủ theo đề xuất sẽ "tác động lớn tới quyền của công dân, doanh nghiệp", do đó phải do Quốc hội quyết định.
Quỹ bình ổn giá cũng là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là thẩm quyền thành lập quỹ khi Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng, thẩm quyền này thuộc về Quốc hội, trong khi Chính phủ lại đề nghị giao cho
Chính phủ.
Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như dự thảo luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động.
Đối với quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo ông Cường, nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì bởi quỹ này là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước. Đây là biện pháp kinh tế, không phải can thiệp hành chính...
Song nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng quỹ.
Ông Cường nói tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội trong quản lý, điều hành quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính phủ cần đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn lực, việc sử dụng quỹ.
Nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động, đồng thời có lộ trình để sớm đưa
giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.
Nêu ý kiến về việc dự luật dành một điều quy định về quỹ bình ổn giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, nên đổi tên quy định này thành các biện pháp bình ổn giá thay vì chỉ quy định về quỹ bình ổn giá.
Theo ông, trong các tình huống đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh hay tình trạng khẩn cấp thì Nhà nước có thể đưa ra các quyết định đặc biệt, mang tính hành chính để bình ổn giá. Do đó, nếu mở rộng quy định về các biện pháp bình ổn giá thì tùy theo thẩm quyền của cơ quan, có thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Chính phủ đưa ra các biện pháp cụ thể, trong đó có quỹ bình ổn giá.
Ông Huệ nhân mạnh quỹ bình ổn chỉ là một giải pháp và bày tỏ đồng ý để quỹ vì là một công cụ bình ổn. Còn việc làm sao để công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích thì tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý.