Crưm “hồi sinh” thế nào trong mắt người Việt tại đây?

© Ảnh : Đinh GiangĐinh Giang (áo trắng) - Nghiên cứu sinh Đại học tổng hợp Sevastopol (Nga) chụp ảnh cùng bạn tại Crưm
Đinh Giang (áo trắng) - Nghiên cứu sinh Đại học tổng hợp Sevastopol (Nga) chụp ảnh cùng bạn tại Crưm - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Nghiên cứu sinh Việt Nam duy nhất tại Sevastopol cho biết, Crưm hôm nay đã khác xa Crưm của những năm 2018 trở về trước, từ điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng đến tinh thần và sức mạnh đoàn kết.
Crưm sáp nhập vào Nga năm 2014 là một sự kiện lịch sử trọng đại của chính trị quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI. Chưa có một sự kiện nào có quy mô và tác động địa chính trị lớn như vậy kể từ hồi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Với việc sáp nhập bán đảo Crưm vào thành phần lãnh thổ của mình, Nga đã cho thế giới thấy mức độ độc lập và khẳng định sức mạnh của họ có thể đương đầu với Mỹ và phương Tây.
Nước Nga đã trở nên cứng rắn hơn, không cam chịu trước những bất công trong hệ thống trật tự đơn cực và sẵn sàng hành động vì một thế giới cân bằng hơn. Sự kiện sáp nhập Crưm kết hợp với chuỗi diễn biến sau đó liên quan đến khủng hoảng Ukraina đã tạo ra những biến chuyển to lớn trong đời sống chính trị-xã hội của nước Nga nói chung và ở bán đảo Crưm nói riêng.
Không chỉ riêng Donbass, câu chuyện về cuộc sống tại Crưm trong bối cảnh phương Tây tăng cường cấm vận Nga trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Hãy cùng Sputnik lắng nghe thêm câu chuyện về Crưm qua góc nhìn của Đinh Giang, nghiên cứu sinh người Việt Nam đầu tiên tại đây, hiện đang theo ngành chính trị quốc tế, Đại học tổng hợp Sevastopol, Liên bang Nga.

Crưm, khi trở về Tổ quốc

Đặt chân đến Nga vào năm 2011. Từng có thời gian học tập tại Ulyanovsk, rồi thạc sĩ tại Matxcơva; năm 2018, tức là sau bốn năm kể từ thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crưm, Giang được Nhà nước Việt Nam phân công học tập và nghiên cứu ngành Chính trị quốc tế tại thành phố Sevastopol.
Máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2023
Dân Anh chỉ trích Hoa Kỳ đạo đức giả sau sự cố với UAV ở gần Crưm
Khi về Sevastopol, tình hình khu vực cơ bản đã ổn định. Những ngày đầu, từ Matxcơva sang môi trường mới, Giang có phần lạ lẫm. Bản thân cũng thấy lo lắng bởi nhiều lý do. Cho tới khi đặt chân tới mảnh đất này, những lý do càng trở nên chính đáng.
Bản thân là học viên cao học, nên điều quan tâm nhất là cơ sở giáo dục. Ngay trong buổi tựu trường đầu tiên, anh đã thực sự bị sốc vì điều kiện cơ sở hạ tầng của trường lúc ấy.
Phòng học không có máy chiếu; đèn điện chiếc sáng, chiếc tối; thầy cô vẫn sử dụng phấn trắng, bảng đen để giảng bài, khác xa so với khoảng thời gian học tập tại thủ đô, mọi thứ rất hiện đại và tiện nghi. Lúc ấy, chàng thanh niên có cảm giác như mình đang ngược trở về thời kỳ cách đây 20-30 năm trước.
© Ảnh : Đinh GiangĐinh Giang - Nghiên cứu sinh ngành chính trị quốc tế, Đại học tổng hợp Sevastopol, Liên bang Nga.
Đình Giang - Nghiên cứu sinh ngành chính trị quốc tế, Đại học tổng hợp Sevastopol, Liên bang Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2023
Đinh Giang - Nghiên cứu sinh ngành chính trị quốc tế, Đại học tổng hợp Sevastopol, Liên bang Nga.

“Tới bán đảo Crưm, tôi mới thực sự cảm nhận một cách rõ rệt thế nào là cấm vận. Tất cả các ngân hàng lớn đều ngưng hoạt động, không thể nhận tiền trực tiếp từ nước ngoài. Đồng nghĩa, nghiên cứu sinh như tôi không thể nhận sinh hoạt phí từ Chính phủ Việt Nam. Các tập đoàn viễn thông lớn (MTS, Beeline,...) lần lượt rời khỏi bán đảo, các chương trình học trực tuyến quốc tế đều bị chặn. Các công ty Mỹ như chuỗi McDonald, KFC, Burgerking đều đóng cửa”, Giang nói thêm.

Trong suốt 5 năm sinh sống tại Sevastopol, Giang cảm nhận rõ sự đổi thay từng ngày của Sevastopol và những thành phố du lịch ở bán đảo Crưm.
“Trước đợt dịch Covid-19, vào mùa hè khách du lịch đến Crưm rất đông. Chủ yếu là khách nội địa. Thỉnh thoảng, có một vài đoàn khách từ Việt Nam và sinh viên Việt đến đây chơi và thăm quan”.
Để đối phó cấm vận, chính quyền Nga đã nhanh chóng có những biện pháp bằng cách phát triển các dự án nội địa. Ví dụ, như xây dựng ở bán đảo hệ thống viễn thông riêng, thiết lập chuỗi các ngân hàng địa phương, sử dụng hệ thống thanh toán bằng thẻ MIR.
Crưm - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Cựu đại tá Mỹ mô tả ba chiến thuật của Mỹ trong trường hợp Ukraina tấn công Crưm
Bất chấp những lệnh cấm, người dân vẫn có thể mua được các loại hàng hiệu, các phương tiện kỹ thuật cao cấp nhập ngoại. Trong tám năm qua, chính quyền Liên bang Nga đã đầu tư cho khu vực này với số tiền lớn lên tới gần 1,5 nghìn tỷ rub, chủ yếu nhằm vào phát triển cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện, các khu công viên. Đây thực sự là những gì mà người dân bán đảo Crưm đáng được thụ hưởng, kể cả người nước ngoài đang sinh sống tại đây như các nghiên cứu sinh Việt Nam.
“Hệ thống giao thông, đường sá liên tục được xây mới và nâng cấp. Các trường đại học cũng được hiện đại hoá lên rất nhiều. Nhìn chung, các thành phố lớn ở bán đảo hiện nay đã có diện mạo mới hơn so với trước”, Giang chia sẻ.
Hiện nay, chỉ có một số rất ít sinh viên Việt Nam đang học tập tại bán đảo Crưm. Trong đó, Giang là người Việt Nam duy nhất theo học hệ dân sự, nhận học bổng từ Chính phủ Việt Nam. Còn lại, có khoảng 15 sinh viên hệ quân sự đang theo học chuyên ngành kỹ thuật hàng hải. Phần nhiều trong số đó, năm nay sẽ tốt nghiệp về nước để phục vụ Tổ quốc.

Ý chí và sự đồng lòng

Trong con mắt người nước ngoài như Giang, người dân địa phương nơi đây rất thân thiện. Khí hậu ôn hoà, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch đến thăm.
© Ảnh : Đinh GiangĐinh Giang (ngoài cùng bên trái) cùng bạn minh tại Đại học tổng hợp Sevastopol (Liên bang Nga).
Đinh Giang - Nghiên cứu sinh ngành chính trị quốc tế, Đại học tổng hợp Sevastopol, Liên bang Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2023
Đinh Giang (ngoài cùng bên trái) cùng bạn minh tại Đại học tổng hợp Sevastopol (Liên bang Nga).
Mặc dù không phải là nhân chứng trực tiếp chứng kiến cuộc đảo chính tại bán đảo, song Giang có nhiều cơ hội lắng nghe câu chuyện của người dân địa phương chia sẻ về những tháng ngày lịch sử đó.
Khi tiếp xúc trò chuyện, Giang nhận thấy rằng, tỷ lệ thành phần ủng hộ chiếm đa số. Những người ủng hộ đã không giấu nỗi bức xúc đối với những chính sách của chính quyền Kiev và sự bất ổn chính trị trên khắp Ukraina thời đó. Họ cho biết, đã rất mong chờ cuộc trưng cầu dân ý lịch sử ấy và hân hoan đi bỏ phiếu để sáp nhập bán đảo về lại với nước Nga.
Tàu đi qua dưới vòm cầu Crưm - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ở Ukraina tuyên bố muốn "phong tỏa để làm kiệt quệ" dân chúng Crưm
Thế nhưng, kể từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina, bản thân Giang cũng như tâm lý người dân tại Crưm ảnh hưởng phần nào.

“Lúc mới nổ ra chiến dịch quân sự đặc biệt thì hầu hết tất cả mọi người đều tỏ ra lo lắng. Trong khoảng thời gian dài sau đó có thể nghe thấy các loại máy bay chiến đấu gầm rú liên hồi trên bầu trời. Không khí hồi đó nói chung rất căng thẳng. Bây giờ do xung đột kéo dài và Crưm cũng không phải là chiến trường trực tiếp nên mọi thứ cũng dần giãn ra”, nghiên cứu sinh chia sẻ với Sputnik.

Hiện một bộ phận người dân nơi đây vẫn cho rằng, bán đảo vẫn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Bởi chính quyền Ukraina thường xuyên kêu gọi giành lại Crưm bằng mọi biện pháp có thể.

“Phần lớn, hậu cần của bán đảo phụ thuộc vào vận tải hàng hải và cây cầu chiến lược Kerch. Vụ nổ cầu Kerch được cho là do phía Ukraina tổ chức tiến hành hồi cuối năm ngoái đã khiến cho tình hình trở nên phức tạp, song Chính phủ Nga đã nhanh chóng xử lý, khôi phục đoạn giao thông huyết mạch này, đồng thời giúp trấn an dân chúng”, Đinh Giang cho hay.

Nhịp mới trên phần đường sắt của cầu Crưm đã được lắp đặt - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2023
Multimedia
Nhịp mới trên phần đường sắt của cầu Crưm đã được lắp đặt
Crưm hôm nay đã khác xa Crưm của những năm 2018 trở về trước. Chính sự lựa chọn xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của người dân là chìa khóa dẫn tới một tương lai hòa bình và ổn định; không chỉ cho người dân tại bán đảo Crưm mà cho cả những người nước ngoài đang sinh sống tại đây, trong đó có người Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала