https://kevesko.vn/20230320/lam-gi-de-phong-ngua-nhiem-doc-botulinum--21878340.html
Làm gì để phòng ngừa nhiễm độc botulinum?
Làm gì để phòng ngừa nhiễm độc botulinum?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Liên tiếp những ngày gần đây, Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Nam tiếp nhận 3 chùm ca bệnh vào cấp cứu (tổng cộng 10 người) sau khi ăn món cá... 20.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-20T10:27+0700
2023-03-20T10:27+0700
2023-03-20T10:34+0700
việt nam
thông tin
ngộ độc
bộ y tế việt nam
thực phẩm
an toàn thực phẩm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/13/21870033_0:142:2560:1582_1920x0_80_0_0_48e36338544db94a79f1f364275cbb2f.jpg
Trước đóm, nhận đề nghị hỗ trợ chuyên môn, đoàn chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy đã mang theo 5 lọ thuốc giải độc BAT còn lại của nơi này ra Quảng Nam. Qua hội chẩn và điều tra dịch tễ, chẩn đoán bước đầu các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum.Đến 18h30 ngày 18/3, kết quả xét nghiệm cấy mẫu cá muối ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện xác định có vi khuẩn Clostridium túyp E (+), khẳng định chẩn đoán nêu trên. Sau đó, 3 bệnh nhân nặng nhất đã được dùng thuốc giải độc BAT (có giá nhập khẩu 8.000USD/lọ).Như Sputnik đã đưa tin, tối 18/3, bệnh nhân H.V.Đ. (57 tuổi, ngụ Phước Kim, Phước Sơn, Quảng Nam) vẫn còn lơ mơ, tiếp xúc kém, liệt hoàn toàn, phải thở máy và không có nhịp tự thở. Bệnh nhân được truyền BAT lúc 20h cùng ngày, kéo dài trong một giờ đồng hồ.Đến hơn 10h ngày 19/3, bệnh nhân đã trong trạng thái nghe được lời bác sĩ nói, thực hiện được y lệnh chậm, sức cơ tứ chi 2/5. Bệnh nhân đã có nhịp tự thở yếu.Trường hợp thứ hai là bệnh nhân H.V.Đ. (26 tuổi, ngụ Phước Kim, Phước Sơn, Quảng Nam). Trước đó, bệnh nhân tiếp xúc chậm, yếu tứ chi, sức cơ 2/5, suy hô hấp phải thở máy, có nhịp tự thở rất yếu. Bệnh nhân cũng được truyền BAT khoảng 20-21h ngày 18/3.Đến nay bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện y lệnh chính xác, nhanh, sức cơ tứ chi hồi phục 4/5, có nhịp tự thở khá hơn. Bác sĩ đánh giá, đây là trường hợp cải thiện tốt và có khả năng khởi động cai máy thở.Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân H.T.T. (37 tuổi, ngụ Phước Tánh, Phước Sơn, Quảng Nam), đến tối 18/3 vẫn tiếp xúc chậm, yếu tứ chi, sức cơ chỉ 1-2/5, suy hô hấp, thở máy và có nhịp tự thở rất yếu. Bệnh nhân này còn bị rối loạn nhịp tim chậm, được đặt máy tạo nhịp.Về hướng điều trị: 3 bệnh nhân nặng thở máy mỗi người truyền 1 lọ BAT, theo dõi sát phản vệ trong và sau truyền. Theo dõi sát biến chứng loạn nhịp tim và săn sóc bệnh nhân thở máy. 2 bệnh nhân còn lại tiếp tục theo dõi sát tình trạng yếu liệt của bệnh nhân để quyết định có sử dụng BAT hay không.Qua thông tin bệnh nhân khai với bác sĩ, cá chép muối ủ chua được người dân làm thủ công. Đây là món ăn truyền thống và đặc trưng của người dân miền núi ở Quảng Nam, không phải sản phẩm bày bán trên thị trường.Triệu chứng ngộ độc botulinumSau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Thường khoảng 12-36 giờ (có thể tới 1 tuần sau ăn), bệnh nhân biểu hiện liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ (khó nuốt, đau họng, khó nói, khàn giọng, mắt không mở được, lan xuống hai tay (yếu tay), sau đó tới hai chân (yếu chân), liệt các cơ hô hấp (khò khè, ứ đọng đờm rãi ở họng, khó thở).Đặc điểm đặc trưng của liệt là liệt mềm, liệt đối xứng hai bên, lan xuống bắt đầu từ vùng đầu xuống chân. Đặc biệt bệnh nhân không có rối loạn cảm giác và vẫn tỉnh táo (do độc tố không tác động lên não). Người bệnh có thể gặp buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm nhu động ruột. Liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân tử vong.Trường hợp liệt hoàn toàn, nhiều bệnh nhân giãn đồng tử, nên giống như hôn mê sâu, mất não mặc dù vẫn tỉnh và biết xung quanh (với điều kiện được cấp cứu, hồi sức hô hấp và không bị thiếu ô xy não).Trường hợp nhẹ có thể chỉ yếu mỏi các cơ giống như suy nhược, không thực hiện được các động tác gắng sức. Thời gian liệt kéo dài, trung bình thời gian thở máy ở các bệnh nhân là 2 tháng, có thể lâu hơn và cần nhiều tháng để hồi phục.Biểu hiện ngộ độc do độc tố botulinum giống với nhiều bệnh khác như ngộ độc tetrodotoxin (cá nóc, bạch tuộc vòng xanh), viêm đa rễ dây thần kinh, nhược cơ… nên rất dễ nhầm.Một số bệnh nhân ngộ độc loại này cũng có thể bị bỏ sót khi liệt xuất hiện nhanh, không có người chứng kiến, khi phát hiện đã tử vong hoặc liệt nặng, không thể giao tiếp, do đó không thể kể lại loại thức ăn nghi ngờ và biểu hiện bệnh đặc trưng ở trên.Khuyến cáo của Bộ Y tếNgay sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã phát đi khuyến cáo người dân không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua; không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng; cần có biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương như món cá chép làm chua.Các cơ sở y tế phải báo cáo khi các bệnh nhân đến khám, điều trị do nghi ngờ liên quan đến ngộ độc thực phẩm để cơ quan chức năng tổ chức điều tra, thực hiện lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm (nếu có) gửi Viện Pasteur Nha Trang hoặc các viện chuyên ngành để xác định nguyên nhân, chỉ đạo xử lý và điều trị kịp thời.Tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm cho người dân.Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các loại thực phẩm phổ biến dễ gây ngộ độc botulinum là các thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.Để phòng chống ngộ độc do botulinum, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.Bên cạnh đó, không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
https://kevesko.vn/20230319/vu-ngo-doc-ca-chep-muoi-chua-viet-nam-dung-den-so-thuoc-giai-cuoi-cung-21869804.html
https://kevesko.vn/20200907/pate-minh-chay-who-cung-cap-thuoc-khang-doc-to-botulinum-cho-viet-nam-9453140.html
https://kevesko.vn/20221205/nguyen-nhan-ban-dau-vu-ngo-doc-o-truong-ischool-nha-trang-dieu-khong-ai-ngo-toi-19758793.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/13/21870033_132:0:2428:1722_1920x0_80_0_0_1590248aca102281e207dfe1537f0e65.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, ngộ độc, bộ y tế việt nam, thực phẩm, an toàn thực phẩm
việt nam, thông tin, ngộ độc, bộ y tế việt nam, thực phẩm, an toàn thực phẩm
Làm gì để phòng ngừa nhiễm độc botulinum?
10:27 20.03.2023 (Đã cập nhật: 10:34 20.03.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Liên tiếp những ngày gần đây, Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Nam tiếp nhận 3 chùm ca bệnh vào cấp cứu (tổng cộng 10 người) sau khi ăn món cá chép muối ủ chua. Quá trình điều trị, một phụ nữ trong số 10 trường hợp trên không qua khỏi, 4 trường hợp đã tạm ổn.
Trước đóm, nhận đề nghị hỗ trợ chuyên môn, đoàn chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy đã mang theo 5 lọ thuốc giải độc BAT còn lại của nơi này ra Quảng Nam. Qua hội chẩn và điều tra dịch tễ, chẩn đoán bước đầu các bệnh nhân
bị ngộ độc botulinum.
Đến 18h30 ngày 18/3, kết quả xét nghiệm cấy mẫu cá muối ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện xác định có vi khuẩn Clostridium túyp E (+), khẳng định chẩn đoán nêu trên. Sau đó, 3 bệnh nhân nặng nhất đã được dùng thuốc giải độc BAT (có giá nhập khẩu 8.000USD/lọ).
Như Sputnik đã đưa tin, tối 18/3, bệnh nhân H.V.Đ. (57 tuổi, ngụ Phước Kim, Phước Sơn, Quảng Nam) vẫn còn lơ mơ, tiếp xúc kém, liệt hoàn toàn, phải thở máy và không có nhịp tự thở. Bệnh nhân được truyền BAT lúc 20h cùng ngày, kéo dài trong một giờ đồng hồ.
Đến hơn 10h ngày 19/3, bệnh nhân đã trong trạng thái nghe được lời bác sĩ nói, thực hiện được y lệnh chậm, sức cơ tứ chi 2/5. Bệnh nhân đã có nhịp tự thở yếu.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân H.V.Đ. (26 tuổi, ngụ Phước Kim, Phước Sơn, Quảng Nam). Trước đó, bệnh nhân tiếp xúc chậm, yếu tứ chi, sức cơ 2/5, suy hô hấp phải thở máy, có nhịp tự thở rất yếu. Bệnh nhân cũng được truyền BAT khoảng 20-21h ngày 18/3.
Đến nay bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện y lệnh chính xác, nhanh, sức cơ tứ chi hồi phục 4/5, có nhịp tự thở khá hơn. Bác sĩ đánh giá, đây là trường hợp cải thiện tốt và có khả năng khởi động cai máy thở.
Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân H.T.T. (37 tuổi, ngụ Phước Tánh, Phước Sơn, Quảng Nam), đến tối 18/3 vẫn tiếp xúc chậm, yếu tứ chi, sức cơ chỉ 1-2/5, suy hô hấp, thở máy và có nhịp tự thở rất yếu. Bệnh nhân này còn bị rối loạn nhịp tim chậm, được đặt máy tạo nhịp.
Về hướng điều trị: 3 bệnh nhân nặng thở máy mỗi người truyền 1 lọ BAT, theo dõi sát phản vệ trong và sau truyền. Theo dõi sát biến chứng loạn nhịp tim và săn sóc bệnh nhân thở máy. 2 bệnh nhân còn lại tiếp tục theo dõi sát tình trạng yếu liệt của
bệnh nhân để quyết định có sử dụng BAT hay không.
"Đây là bệnh nhân bị ngộ độc nặng thứ hai, có cải thiện tốt sau truyền thuốc giải độc và có khả năng khởi động cai máy thở trong 1-2 ngày tới. Tiên lượng bệnh nhân khá", bác sĩ điều trị thông tin.
Qua thông tin bệnh nhân khai với bác sĩ, cá chép muối ủ chua được người dân làm thủ công. Đây là món ăn truyền thống và đặc trưng của người dân miền núi ở Quảng Nam, không phải sản phẩm bày bán trên thị trường.
Triệu chứng ngộ độc botulinum
Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Thường khoảng 12-36 giờ (có thể tới 1 tuần sau ăn), bệnh nhân biểu hiện liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ (khó nuốt, đau họng, khó nói, khàn giọng, mắt không mở được, lan xuống hai tay (yếu tay), sau đó tới hai chân (yếu chân), liệt các cơ hô hấp (khò khè, ứ đọng đờm rãi ở họng, khó thở).
Đặc điểm đặc trưng của liệt là liệt mềm, liệt đối xứng hai bên, lan xuống bắt đầu từ vùng đầu xuống chân. Đặc biệt bệnh nhân không có rối loạn cảm giác và vẫn tỉnh táo (do độc tố không tác động lên não). Người bệnh có thể gặp buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm nhu động ruột. Liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân tử vong.
Trường hợp liệt hoàn toàn, nhiều bệnh nhân giãn đồng tử, nên giống như hôn mê sâu, mất não mặc dù vẫn tỉnh và biết xung quanh (với điều kiện được cấp cứu, hồi sức hô hấp và không bị thiếu ô xy não).
Trường hợp nhẹ có thể chỉ yếu mỏi các cơ giống như suy nhược, không thực hiện được các động tác gắng sức. Thời gian liệt kéo dài, trung bình thời gian thở máy ở các bệnh nhân là 2 tháng, có thể lâu hơn và cần nhiều tháng để hồi phục.
Biểu hiện ngộ độc do độc tố botulinum giống với nhiều bệnh khác như ngộ độc tetrodotoxin (cá nóc, bạch tuộc vòng xanh), viêm đa rễ dây thần kinh, nhược cơ… nên rất dễ nhầm.
Một số bệnh nhân ngộ độc loại này cũng có thể bị bỏ sót khi liệt xuất hiện nhanh, không có người chứng kiến, khi phát hiện đã tử vong hoặc liệt nặng, không thể giao tiếp, do đó không thể kể lại loại thức ăn nghi ngờ và biểu hiện bệnh đặc trưng ở trên.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã phát đi khuyến cáo người dân không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua; không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng; cần có biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương như món cá chép làm chua.
Các cơ sở y tế phải báo cáo khi các bệnh nhân đến khám, điều trị do nghi ngờ liên quan đến ngộ độc thực phẩm để cơ quan chức năng tổ chức điều tra, thực hiện lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm (nếu có) gửi Viện Pasteur Nha Trang hoặc các viện chuyên ngành để xác định nguyên nhân, chỉ đạo xử lý và điều trị kịp thời.
5 Tháng Mười Hai 2022, 19:14
Tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm cho người dân.
Theo khuyến cáo của
Bộ Y tế, các loại thực phẩm phổ biến dễ gây ngộ độc botulinum là các thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Để phòng chống ngộ độc do botulinum,
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Bên cạnh đó, không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.