Tội tham nhũng ở Việt Nam có thể bị tử hình: Dân không đồng tình nộp tiền giảm tội

© Sputnik / Michail Kutuzov / Chuyển đến kho ảnhNhà kinh doanh bỏ tiền vào túi
Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2023
Đăng ký
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, việc xử lý đối với các hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam là “rất nghiêm khắc”. Một số hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự người vi phạm có thể bị tù chung thân hoặc tử hình.
Cử tri không đồng tình việc nộp tiền giảm án hình sự, Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc khắc phục hậu quả bằng tiền để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được Bộ Luật Hình sự quy định.

Thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm dễ tham nhũng

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi sau kỳ họp thứ 4 và kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, cử tri các địa phương như Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, TP.HCM, Vĩnh Long kiến nghị Thanh tra Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt và biện pháp chế tài mạnh hơn, đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và đặc biệt là kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi tham nhũng.
Cử tri các địa phương kiến nghị giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm ngăn chặn triệt để việc tẩu tán tài sản, thu hồi tối đa tài sản tham nhũng; sớm xử lý dứt điểm, triệt để vấn đề tài sản trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam.
Trả lời cử tri, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong cho biết, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có mặt cao hơn năm trước.
Thanh tra Chính phủ cũng đã gắn công tác phòng chống tham nhũng với công tác tổ chức, cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm; khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”
Tuy nhiên, theo Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong, cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hành vi tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn.
“Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp”, ông Đoàn Hồng Phong nói, trong khi đó, công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, khó khăn nhất định.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ luôn xác định phòng chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp.
Trong đó, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

“Cùng với đó, tăng cường, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; tài chính, ngân sách, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, các dự án hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia... kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật”, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Theo ông Đoàn Hồng Phong, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành thanh tra chuyên đề diện rộng về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19, triển khai thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh; thanh tra quản lý nhà nước xăng dầu.
Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày báo cáo - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Dân nghĩ gì về kỳ họp bất thường bầu Chủ tịch nước và cuộc chiến chống tham nhũng?

Xử tội tham nhũng “rất nghiêm khắc”: Có thể tử hình

Thông tin về việc quy định khung hình phạt cho các hành vi tham nhũng, theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồ Phong, pháp luật về phòng chống tham nhũng đã quy định khá đầy đủ về xử lý người có hành vi tham nhũng, tùy từng mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.
Riêng đối với hành vi tham nhũng, ngoài Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Hình sự cũng có quy định về các tội phạm tham nhũng, theo ông Đoàn Hồng Phong.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, việc xử lý đối với các hành vi này theo quy định pháp luật hiện hành là “rất nghiêm khắc” và cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân người có hành vi vi phạm.
“Một số hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự người vi phạm có thể bị tù chung thân hoặc tử hình”, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh.

Không để tẩu tán tài sản tham nhũng

Về ngăn chặn tẩu tán, thu hồi tài sản tham nhũng, Tổng Thanh tra cho biết, Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực.

“Cùng với việc phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, các cơ quan chức năng đã chú trọng xác minh, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng phạm tội tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng”, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết.

Đáng nói, mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song ông Đoàn Hồng Phong cũng cho rằng, việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn là một trong những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay.
Lý giải nguyên nhân, theo ông Đoàn Hồng Phong, tình trạng này chủ yếu là do số tiền thu hồi rất lớn, những người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm giá trị thấp; thời gian giải quyết các vụ việc dài, tài sản đã bị tẩu tán, che giấu hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng…
Ngoài ra còn có vướng mắc về cơ chế, thể chế trong việc xử lý tài sản ảnh hưởng đến quá trình thi hành án. Trong một số vụ án vẫn xảy ra trường hợp đối tượng bỏ trốn, tương trợ tư pháp còn gặp nhiều khó khăn...
Để khắc phục tình trạng thất thoát tài sản, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Từ đó, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm liên quan đến công tác thu hồi tài sản, nhất là việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trong thi hành án.
“Tăng cường phối hợp, tích cực chủ động hơn nữa trong công tác thu hồi tài sản, nhất là việc kê biên, phong tỏa, tạm giữ phục vụ cho việc tổ chức thi hành án, thu hồi tối đa tài sản công bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế”, ông Phong nêu.
Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự... Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam.
Xử lý dứt điểm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng, kéo dài. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong việc chậm thi hành một số bản án có điều kiện thi hành.
Việc tổ chức bán đấu giá nhiều tài sản bị mất giá (so với giá thị trường) nếu có dấu hiệu vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quan tâm chỉ đạo hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự, trực tiếp là các ngành tài chính, xây dựng, tài nguyên và môi trường, tư pháp và các ngành liên quan cần nâng cao trách nhiệm, khẩn trương thực hiện, kết luận, định giá tài sản theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Phối hợp với các cơ quan thi hành án dân sự để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi tài sản.

Cử tri không đồng tình nộp tiền giảm tội

Kiến nghị lên Tổng Thanh tra Chính phủ, cử tri tỉnh Bình Phước nêu quan điểm không đồng tình đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả bằng tiền mặt để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Người dân đề nghị cần nghiên cứu biện pháp thu hồi tài sản phạm tội trong các vụ án tham nhũng, kinh tế phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tính răn đe của pháp luật.
Đối với vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết việc khắc phục hậu quả bằng tiền để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được Bộ Luật Hình sự quy định.
Theo đó, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết để giảm trách nhiệm hình sự.
“Hoặc người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn... thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân”, Tổng Thanh tra nói.
Phong bì trong tay của một doanh nhân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Thu hồi tài sản tham nhũng: Cần tháo gỡ kịp thời “điểm nghẽn” gây ách tắc
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị nâng cao tính trung thực, trách nhiệm trong việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc kê khai tài sản, thu nhập.
“Cần có cơ chế đẩy mạnh giao dịch không dùng tiền mặt, hạn chế sử dụng tiền mặt để thuận tiện trong việc kiểm soát thu nhập cũng như truy tìm tài sản bị tẩu tán”, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала