https://kevesko.vn/20230321/viec-thu-tuong-nhat-ban-muon-moi-viet-nam-du-thuong-dinh-g7-co-y-nghia-the-nao-21913121.html
Việc Nhật Bản muốn mời Việt Nam dự thượng đỉnh G7 có ý nghĩa thế nào?
Việc Nhật Bản muốn mời Việt Nam dự thượng đỉnh G7 có ý nghĩa thế nào?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida muốn mời lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc nhóm G7, bao gồm Việt Nam đến dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm... 21.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-21T09:10+0700
2023-03-21T09:10+0700
2023-03-24T15:20+0700
việt nam
thông tin
nhóm g7
nhật bản
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/18/12609983_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_75f5e772422018857ef9c18cb91c0c03.jpg
Theo nhật báo Yomiuri của Nhật Bản, ỷ định này được Thủ tướng Kishida bày tỏ trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 20/3.Cụ thể, sau khi công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới của Nhật Bản, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết Nhật Bản muốn mời lãnh đạo của 8 quốc gia bao gồm Việt Nam, Australia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cooks, Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc đến dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7, dự kiến được tổ chức vào tháng 5 tại thành phố Hiroshima.Nhà lãnh đạo Nhật sau đó không giải thích thêm vì sao có ý định này. Tuy nhiên, nếu nhìn vào danh sách sẽ thấy các nước này đều nằm trong khu vực Nam bán cầu hoặc là những đối tác quan trọng của Tokyo tại một số khu vực.Đông Nam Á là khu vực duy nhất có hai nước nằm trong ý định mời của Nhật Bản, gồm Việt Nam và Indonesia.Theo Tuổi Trẻ, việc này được lý giải qua bối cảnh Nhật Bản đang thúc đẩy việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ năm của ASEAN sau Úc, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Tokyo cũng đang hướng tới một hội nghị cấp cao đặc biệt để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ với ASEAN trong năm nay.Do đó, việc ông Kishida muốn mời Việt Nam là một động thái đáng chú ý và có ý nghĩa.Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2023 - 2025) và là nước có tiếng nói quan trọng trong ASEAN. Năm 2023 cũng đánh dấu tròn 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ.Nếu nhận lời mời của Thủ tướng Kishida, đây sẽ là lần thứ 3 lãnh đạo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7.Trong quá khứ, Việt Nam đã tham dự các hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 lần lượt vào năm 2016 - cũng được tổ chức tại Nhật Bản - và năm 2018 tại Canada.
https://kevesko.vn/20230103/khong-phai-ngau-nhien-ma-hiroshima-duoc-chon-lam-noi-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-g7-nam-2023-20140332.html
https://kevesko.vn/20230103/truyen-thong-neu-ten-nuoc-g7-se-doi-mat-voi-suy-thoai-nang-ne-nhat-20406266.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/18/12609983_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_61c3801be9f6096bb64dc921cfb4c7cf.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, nhóm g7, nhật bản, chính trị
việt nam, thông tin, nhóm g7, nhật bản, chính trị
Việc Nhật Bản muốn mời Việt Nam dự thượng đỉnh G7 có ý nghĩa thế nào?
09:10 21.03.2023 (Đã cập nhật: 15:20 24.03.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida muốn mời lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc nhóm G7, bao gồm Việt Nam đến dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào tháng 5.
Theo nhật báo Yomiuri của Nhật Bản, ỷ định này được Thủ tướng Kishida bày tỏ trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 20/3.
Cụ thể, sau khi công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới của
Nhật Bản, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết Nhật Bản muốn mời lãnh đạo của 8 quốc gia bao gồm Việt Nam, Australia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cooks, Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc đến dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7, dự kiến được tổ chức vào tháng 5 tại thành phố Hiroshima.
Nhà lãnh đạo Nhật sau đó không giải thích thêm vì sao có ý định này. Tuy nhiên, nếu nhìn vào danh sách sẽ thấy các nước này đều nằm trong khu vực Nam bán cầu hoặc là những đối tác quan trọng của Tokyo tại một số khu vực.
Đông Nam Á là khu vực duy nhất có hai nước nằm trong ý định mời của Nhật Bản, gồm Việt Nam và Indonesia.
Theo Tuổi Trẻ, việc này được lý giải qua bối cảnh Nhật Bản đang thúc đẩy việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ năm của ASEAN sau Úc, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Tokyo cũng đang hướng tới một hội nghị cấp cao đặc biệt để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ với
ASEAN trong năm nay.
Do đó, việc ông Kishida muốn mời Việt Nam là một động thái đáng chú ý và có ý nghĩa.
Việt Nam hiện đang là thành viên của
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2023 - 2025) và là nước có tiếng nói quan trọng trong ASEAN. Năm 2023 cũng đánh dấu tròn 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ.
Nếu nhận lời mời của Thủ tướng Kishida, đây sẽ là lần thứ 3 lãnh đạo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7.
Trong quá khứ, Việt Nam đã tham dự các hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 lần lượt vào năm 2016 - cũng được tổ chức tại Nhật Bản - và năm 2018 tại Canada.