Chuyên gia bình luận về mức độ nguy hiểm của đạn uranium nghèo

© Depositphotos.com / KaninstudioPhóng xạ
Phóng xạ - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Khi đạn uranium nghèo được cất giữ thì chất này không gây nguy hiểm, nhưng khi được đem ra sử dụng thì nó tương tác với kim loại dẫn đến việc hình thành bụi phóng xạ lan rộng khắp khu vực, chuyên gia trong lĩnh vực bức xạ, hóa học và an toàn sinh học Oleg Zheltonozhko nói với Izvestia.

“Kết quả là nền bức xạ tia alpha ở khu vực đó tăng mạnh. Mức độ ô nhiễm đất và lớp nước gần bề mặt gia tăng. Trong tương lai việc phát tán (bụi phóng xạ) trở nên mất kiểm soát. Nhưng vì số lượng không lớn lắm nên tương đối khó theo dõi sự phát tán này. Vị trí quả đạn cụ thể rơi xuống rất khó xác định nếu anh không ở cách nơi nó nằm vài centimet theo đúng nghĩa đen”, - chuyên gia giải thích.

Hiện chưa có những nghiên cứu nghiêm túc để ủng hộ việc đưa ra lệnh cấm loại đạn này. Người Mỹ khẳng định loại đạn đó an toàn, nhưng mới chỉ thuyết phục mọi người tin họ bằng lời nói chứ chưa có gì chứng thực.
Thùng chứa uranium hexaflorua đã cạn kiệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Anh chính thức tuyên bố sẽ cấp cho Ukraina đạn pháo chứa uranium nghèo
“Bởi vì họ đề xướng việc phát triển loại đạn như vậy nên họ cố đưa ra tư tưởng để đảm bảo có thể sử dụng chúng. Nhưng ở Nam Tư người ta phàn nàn rằng ở những nơi loại đạn này lúc đó được sử dụng hàng loạt đã ghi nhận có sự bùng phát các căn bệnh ung thư”, - ông Zheltonozhko lưu ý.
Theo chuyên gia, mối nguy hiểm không phải là sự hiện diện của loại đạn như vậy, mà là hậu quả của việc sử dụng chúng.
Trước đó Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, bà Annabel Goldie đã thông báo về kế hoạch cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraina. Trước đây đạn chứa uranium nghèo từng được sử dụng trong các cuộc xung đột ở Iraq và Nam Tư.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала