https://kevesko.vn/20230322/vi-sao-han-quoc-dung-tiep-nhan-lao-dong-viet-nam-o-8-dia-phuong-21954138.html
Vì sao Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở 8 địa phương?
Vì sao Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở 8 địa phương?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Về việc tạm dừng tiếp nhận lao động Việt sang Hàn Quốc ở 8 địa phương, lãnh đạo Cục Quản lý lao động nước ngoài lý giải là để chờ xem xét... 22.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-22T15:32+0700
2023-03-22T15:32+0700
2023-03-22T15:33+0700
việt nam
thông tin
hàn quốc
người lao động
xuất khẩu lao động
bộ lao động - thương binh và xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/1f/20899437_0:0:3113:1751_1920x0_80_0_0_0e367cca21c4e53607df571525d9b5a4.jpg
Bộ LĐ-TB&XH vừa thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động Hàn Quốc đối với 8 địa phương. Danh sách gồm hai huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), TP Chí Linh (Hải Dương), các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) và thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho hay, thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) đến nay vẫn còn hiệu lực. Do đó, đầu năm nay vẫn tiếp tục phải thực hiện việc tạm dừng này.Những nơi bị tạm dừng xuất cảnh có số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên. Việc này được quy định trong thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc ký năm 2021. Tuy nhiên, việc tạm dừng chỉ quy định trong Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (chương trình EPS) đợt 1 chứ không phải hết năm 2023.Theo vị lãnh đạo Cục, hiện nay, tình trạng người lao động Việt Nam ở lại quá thời hạn, cư trú bất hợp pháp tại nước bạn đã tạo nên hình ảnh không tốt. So với các nước khác, tỉ lệ người lao động Việt Nam không về nước sau khi hết hạn hợp đồng cao hơn. Điều đó làm ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như hình ảnh của người Việt làm việc tại nước ngoài.Ông Liêm cho biết, để hạn chế tình trạng bỏ trốn, Trung tâm lao động ngoài nước (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cũng có bộ phận quản lý lao động bên đó phối hợp với các trung tâm hỗ trợ người lao động phía Hàn Quốc để kịp thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh cho người lao động.Hiện việc đàm phán thỏa thuận hợp tác với Hàn Quốc về cơ bản đã hoàn tất. Vấn đề hiện nay là chờ hoàn thành thủ tục hành chính, bàn bạc giải pháp triển khai, thực hiện. Dự kiến tháng 4-2023, các bên sẽ họp bàn để sớm gỡ khó cho người lao động ở địa phương đang bị tạm dừng sang Hàn Quốc làm việc, theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước.Cũng theo ông Liêm, Hàn Quốc có nhiều chính sách có lợi như người lao động làm tốt, sau khi hết hạn hợp đồng 4 năm 10 tháng quay về Việt Nam có thể trở lại nước này làm việc. Trường hợp lao động có kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao có thể chuyển sang visa E7 (trình độ cao). Với visa E7, người lao động này được phép mang gia đình, vợ con sang Hàn Quốc sinh sống.
https://kevesko.vn/20220921/de-nghi-nhat-ban-mien-hai-loai-thue-chi-ap-dung-voi-lao-dong-viet--17983922.html
https://kevesko.vn/20220702/viet-nam-dung-xuat-khau-lao-dong-sang-han-quoc-o-mot-so-tinh-can-luu-y-nhung-gi-16058461.html
hàn quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/1f/20899437_93:0:2824:2048_1920x0_80_0_0_1a1831af9f79c78f876a925a84b4c96b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, hàn quốc, người lao động, xuất khẩu lao động, bộ lao động - thương binh và xã hội
việt nam, thông tin, hàn quốc, người lao động, xuất khẩu lao động, bộ lao động - thương binh và xã hội
Vì sao Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở 8 địa phương?
15:32 22.03.2023 (Đã cập nhật: 15:33 22.03.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Về việc tạm dừng tiếp nhận lao động Việt sang Hàn Quốc ở 8 địa phương, lãnh đạo Cục Quản lý lao động nước ngoài lý giải là để chờ xem xét, ký thỏa thuận mới trong năm 2023.
Bộ LĐ-TB&XH vừa thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động Hàn Quốc đối với 8 địa phương. Danh sách gồm hai huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), TP Chí Linh (Hải Dương), các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) và thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho hay, thỏa thuận giữa
Việt Nam và Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) đến nay vẫn còn hiệu lực. Do đó, đầu năm nay vẫn tiếp tục phải thực hiện việc tạm dừng này.
21 Tháng Chín 2022, 09:02
Những nơi bị tạm dừng xuất cảnh có số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên. Việc này được quy định trong thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc ký năm 2021. Tuy nhiên, việc tạm dừng chỉ quy định trong Chương trình cấp phép việc làm cho
lao động nước ngoài (chương trình EPS) đợt 1 chứ không phải hết năm 2023.
"Việc tạm dừng tiếp nhận lao động hiện chỉ là đợt 1 năm 2023, sau đó 2 nước sẽ ký lại thỏa thuận mới. Trong quá trình ký lại, hai bên sẽ trao đổi lại về chuyện có nên tiếp tục tạm dừng tiếp nhận lao động ở các địa phương đã nêu hay không bởi thỏa thuận cũ đã không còn phù hợp", ông Liêm thông tin.
Theo vị lãnh đạo Cục, hiện nay, tình trạng người lao động Việt Nam ở lại quá thời hạn, cư trú bất hợp pháp tại nước bạn đã tạo nên hình ảnh không tốt. So với các nước khác, tỉ lệ người lao động Việt Nam không về nước sau khi hết hạn hợp đồng cao hơn. Điều đó làm ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như hình ảnh của người Việt làm việc tại nước ngoài.
Ông Liêm cho biết, để hạn chế tình trạng bỏ trốn, Trung tâm lao động ngoài nước (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cũng có bộ phận quản lý lao động bên đó phối hợp với các trung tâm hỗ trợ người lao động phía Hàn Quốc để kịp thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh cho người lao động.
Hiện việc đàm phán thỏa thuận hợp tác với
Hàn Quốc về cơ bản đã hoàn tất. Vấn đề hiện nay là chờ hoàn thành thủ tục hành chính, bàn bạc giải pháp triển khai, thực hiện. Dự kiến tháng 4-2023, các bên sẽ họp bàn để sớm gỡ khó cho người lao động ở địa phương đang bị tạm dừng sang Hàn Quốc làm việc, theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cũng theo ông Liêm, Hàn Quốc có nhiều chính sách có lợi như người lao động làm tốt, sau khi hết hạn hợp đồng 4 năm 10 tháng quay về Việt Nam có thể trở lại nước này làm việc. Trường hợp lao động có kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao có thể chuyển sang visa E7 (trình độ cao). Với visa E7,
người lao động này được phép mang gia đình, vợ con sang Hàn Quốc sinh sống.