https://kevesko.vn/20230326/nga-su-dung-hieu-qua-sung-phong-luu-ags-17-trong-khu-vuc-chien-dich-quan-su-dac-biet-21963457.html
Nga sử dụng hiệu quả súng phóng lựu AGS-17 trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt
Nga sử dụng hiệu quả súng phóng lựu AGS-17 trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt
Sputnik Việt Nam
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn video ghi lại cảnh các nhóm binh sĩ Nga gồm xạ thủ bắn tỉa và binh sĩ sử dụng súng phóng lựu đang hoạt động ở... 26.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-26T06:45+0700
2023-03-26T06:45+0700
2023-03-26T06:45+0700
nga
quân sự
súng phóng lựu
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
tác giả
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/16/21963999_0:320:3072:2048_1920x0_80_0_0_d9731d753320d70ab80b6e0dd5440f30.jpg
Lính bắn tỉa không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính của mình mà còn cung cấp tọa độ và thông tin chính xác về mục tiêu cho các khẩu đội súng phóng lựu tự động AGS-17.Như thực tế chiến đấu cho thấy, mặc dù có tuổi đời khá cao, nhưng súng phóng lựu AGS-17 vẫn chứng minh được hiệu quả và sức mạnh trên chiến trường. Thêm chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.Súng phóng lựu tự động 30 mm AGS-17 "Plamya" với nòng súng khá ngắn (độ dài nòng 10 caliber) có thể tháo rời nhanh đã được phát triển bởi Cục thiết kế cơ khí chính xác Nudelman vào cuối những năm 1960. Năm 1971, AGS-17 đã được đưa vào biên chế và bắt đầu được sản xuất hàng loạt tại Nhà máy chế tạo máy ở thành phố Vyatskiye Polyany (phần châu Âu của Nga). Vào thời điểm AGS-17 được tạo ra, ở nước ngoài trên thực tế không có loại súng phóng lựu nào với chất lượng tương tự, ngoại trừ súng phóng lựu tự động bắn đạn 40 mm Mk19 Mod 0 mà Mỹ đã sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.Vũ khí sát thương bộ binh cực mạnhMục tiêu chính của AGS-17 là "lực lượng bộ binh, các công sự phòng thủ và phương tiện cơ giới của đối phương bên ngoài nơi trú ẩn, trong các chiến hào lộ thiên hoặc ẩn sau các nếp gấp địa hình". Trên thực tế đây là loại "khẩu pháo thu nhỏ" của các đơn vị bộ binh cơ giới, lính dù, lính thủy đánh bộ và bộ đội biên phòng. Súng phóng lựu có thể chuyển từ bắn thẳng (như đại bác) sang bắn cầu vồng (như lựu pháo hoặc súng cối). AGS-17 có thể bắn theo các chế độ phát một, loạt ngắn 5 viên hoặc loạt dài 10 viên. Tuy nhiên, như kinh nghiệm thực chiến đã chỉ ra, những loạt ngắn 4-5 phát là hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, súng phóng lựu có thể điều chỉnh hỏa lực tốt hơn và tiêu tốn ít đạn hơn. Tốc độ bắn của AGS-17 lên tới 420 phát/phút. AGS-17 có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới 1.700 m, trọng lượng chiến đấu 31 kg. Biên chế súng gồm 2 người.Súng phóng lựu có cơ số đạn 29 viên được bố trí trong hộp tiếp đạn. AGS-17 có thể bắn các loại đạn 30mm VOG-17A, VOG-17M hoặc VOG-30 với đầu đạn phân mảnh (lựu đạn) hoặc VUS-17 (đạn huấn luyện với đầu đạn khói). Trọng lượng trung bình của viên đạn khoảng 350g, lựu đạn chiến đấu nặng nhất là 275-280g, chứa khoảng 35-40g thuốc nổ. Súng phóng lựu nhắm vào mục tiêu bằng kính ngắm thông thường hoặc kính ngắm quang học PAG-17 được thiết kế dành riêng cho loại vũ khí này.Lần đầu tiên súng phóng lựu AGS-17 ra chiến trường là trong chiến dịch quân sự của Liên Xô ở Afghanistan (1979-1989). Chính khi đó, các binh sĩ Liên Xô bắt đầu gắn nó trên xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-8 (ở cửa trước) để tăng hỏa lực trong điều kiện rừng núi. Sau đó, súng phóng lựu "Plamya" đã được sử dụng rộng rãi (và được sử dụng cho đến ngày nay) trong nhiều cuộc xung đột quân sự. Đây là loại vũ khí dễ sử dụng và hiệu quả được quân đội đánh giá cao về độ tin cậy và khả năng bảo trì trong điều kiện chiến đấu. Nhân tiện, quân đội Nga đang sử dụng không chỉ phiên bản mặt đất của súng phóng lựu "Plamya". Hiện có những phiên bản sửa đổi để gắn trên xe bọc thép và ca nô chiến đấu (AG-17D và AG-17M), trực thăng vận tải (AG-17A). Ngoài ra, súng phóng lựu có thể "làm việc" cùng với thiết bị radar trinh sát và chỉ định mục tiêu Fara-VR.Ngày nay, súng phóng lựu kỳ cựu AGS-17 vẫn phục vụ trong Lực lượng vũ trang Nga cùng với "hậu duệ" của nó - súng phóng lựu tự động AGS-30 được thiết kế bởi các chuyên gia Tula và được trang bị cho quân đội Nga vào đầu những năm 2000. AGS-30 nhẹ hơn gấp đôi (16,5 kg) và có tầm bắn xa hơn đáng kể so với AGS-17 (tầm bắn lên tới 2.100 m). Nhân tiện, cả hai mẫu súng phóng lựu tự động của Nga đều được cung cấp để xuất khẩu. Chúng được trình bày trong danh mục chính thức trên trang web của Rosoboronexport. Cũng như thiết bị radar Fara-VR.
https://kevesko.vn/20230312/ban-xa-gap-2-lan-nhanh-gap-4-lan-so-voi-cac-vu-khi-tuong-tu-cua-my-phao-tu-hanh-koalitsiya-sv--21701893.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/16/21963999_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_934c07d177e65b8b10f69f50529c3347.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
nga, quân sự, súng phóng lựu, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, tác giả, quan điểm-ý kiến, chuyên gia
nga, quân sự, súng phóng lựu, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, tác giả, quan điểm-ý kiến, chuyên gia
Nga sử dụng hiệu quả súng phóng lựu AGS-17 trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn video ghi lại cảnh các nhóm binh sĩ Nga gồm xạ thủ bắn tỉa và binh sĩ sử dụng súng phóng lựu đang hoạt động ở tiền tuyến trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt.
Lính bắn tỉa không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính của mình mà còn cung cấp tọa độ và thông tin chính xác về mục tiêu cho các khẩu đội súng phóng lựu tự động AGS-17.
Như thực tế chiến đấu cho thấy, mặc dù có tuổi đời khá cao, nhưng súng phóng lựu AGS-17 vẫn chứng minh được hiệu quả và sức mạnh trên chiến trường. Thêm chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Súng phóng lựu tự động 30 mm AGS-17 "Plamya" với nòng súng khá ngắn (độ dài nòng 10 caliber) có thể tháo rời nhanh đã được phát triển bởi Cục thiết kế cơ khí chính xác Nudelman vào cuối những năm 1960. Năm 1971, AGS-17 đã được đưa vào biên chế và bắt đầu được sản xuất hàng loạt tại Nhà máy chế tạo máy ở thành phố Vyatskiye Polyany (phần châu Âu của Nga). Vào thời điểm AGS-17 được tạo ra, ở nước ngoài trên thực tế không có loại súng phóng lựu nào với chất lượng tương tự, ngoại trừ súng phóng lựu tự động bắn đạn 40 mm Mk19 Mod 0 mà Mỹ đã sử dụng trong
Chiến tranh Việt Nam.
Vũ khí sát thương bộ binh cực mạnh
Mục tiêu chính của AGS-17 là "lực lượng bộ binh, các công sự phòng thủ và phương tiện cơ giới của đối phương bên ngoài nơi trú ẩn, trong các chiến hào lộ thiên hoặc ẩn sau các nếp gấp địa hình". Trên thực tế đây là loại "khẩu pháo thu nhỏ" của các đơn vị bộ binh cơ giới, lính dù, lính thủy đánh bộ và bộ đội biên phòng. Súng phóng lựu có thể chuyển từ bắn thẳng (như đại bác) sang bắn cầu vồng (như lựu pháo hoặc súng cối). AGS-17 có thể bắn theo các chế độ phát một, loạt ngắn 5 viên hoặc loạt dài 10 viên. Tuy nhiên, như kinh nghiệm thực chiến đã chỉ ra, những loạt ngắn 4-5 phát là hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, súng phóng lựu có thể điều chỉnh hỏa lực tốt hơn và tiêu tốn ít đạn hơn. Tốc độ bắn của AGS-17 lên tới 420 phát/phút. AGS-17 có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới 1.700 m, trọng lượng chiến đấu 31 kg. Biên chế súng gồm 2 người.
Súng phóng lựu có cơ số đạn 29 viên được bố trí trong hộp tiếp đạn. AGS-17 có thể bắn các loại đạn 30mm VOG-17A, VOG-17M hoặc VOG-30 với đầu đạn phân mảnh (lựu đạn) hoặc VUS-17 (đạn huấn luyện với đầu đạn khói). Trọng lượng trung bình của viên đạn khoảng 350g, lựu đạn chiến đấu nặng nhất là 275-280g, chứa khoảng 35-40g thuốc nổ. Súng phóng lựu nhắm vào mục tiêu bằng kính ngắm thông thường hoặc kính ngắm quang học PAG-17 được thiết kế dành riêng cho loại vũ khí này.
Lần đầu tiên súng phóng lựu AGS-17 ra chiến trường là trong chiến dịch quân sự của Liên Xô ở Afghanistan (1979-1989). Chính khi đó, các binh sĩ
Liên Xô bắt đầu gắn nó trên xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-8 (ở cửa trước) để tăng hỏa lực trong điều kiện rừng núi. Sau đó, súng phóng lựu "Plamya" đã được sử dụng rộng rãi (và được sử dụng cho đến ngày nay) trong nhiều cuộc xung đột quân sự. Đây là loại vũ khí dễ sử dụng và hiệu quả được quân đội đánh giá cao về độ tin cậy và khả năng bảo trì trong điều kiện chiến đấu. Nhân tiện, quân đội Nga đang sử dụng không chỉ phiên bản mặt đất của súng phóng lựu "Plamya". Hiện có những phiên bản sửa đổi để gắn trên xe bọc thép và ca nô chiến đấu (AG-17D và AG-17M), trực thăng vận tải (AG-17A). Ngoài ra, súng phóng lựu có thể "làm việc" cùng với thiết bị radar trinh sát và chỉ định mục tiêu Fara-VR.
Ngày nay, súng phóng lựu kỳ cựu AGS-17 vẫn phục vụ trong
Lực lượng vũ trang Nga cùng với "hậu duệ" của nó - súng phóng lựu tự động AGS-30 được thiết kế bởi các chuyên gia Tula và được trang bị cho quân đội Nga vào đầu những năm 2000. AGS-30 nhẹ hơn gấp đôi (16,5 kg) và có tầm bắn xa hơn đáng kể so với AGS-17 (tầm bắn lên tới 2.100 m). Nhân tiện, cả hai mẫu súng phóng lựu tự động của Nga đều được cung cấp để xuất khẩu. Chúng được trình bày trong danh mục chính thức trên trang web của Rosoboronexport. Cũng như thiết bị radar Fara-VR.