Cơ duyên tiếp xúc với lịch sử-văn hóa Việt Nam: Chung kết thi «Giai điệu Thanh niên-2023» ở Matxcơva
Cơ duyên tiếp xúc với lịch sử-văn hóa Việt Nam: Chung kết thi «Giai điệu Thanh niên-2023» ở Matxcơva
Sputnik Việt Nam
Ngày 25 tháng 3, buổi Đại Nhạc hội Gala-concert đã diễn ra tại Học viện Tổng thống ở Matxcơva, chung kết cuộc thi «Giai điệu Thanh niên-2023». 27.03.2023, Sputnik Việt Nam
Cuộc thi đặc sắc này tập hợp các tài năng sinh viên Việt Nam từ hầu hết các trường đại học ở Matxcơva - các tiết mục mang đậm bản sắc yêu nước, tái hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ xâm lược và nỗ lực của nhân dân Việt Nam trong công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh.Ông Đặng Minh Khôi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN Việt Nam tại LB Nga đã phát biểu khai mạc Đại nhạc hội. Đại sứ hài lòng khen ngợi cộng đồng sinh viên Việt Nam đã tổ chức được sự kiện lớn và vui tươi rất có ý nghĩa ở thủ đô Nga.Ngoài ra, hướng tới các thanh niên có mặt trong hội trường, Đại sứ lưu ý rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm lớn cho Đoàn Thanh niên Cộng sản và giới trẻ Việt Nam nói chung, là tương lai của đất nước. Đại sứ nhắc nhở rằng nhiệm vụ chính và mục tiêu hàng đầu của sinh viên Việt Nam tại Matxcơva là học tập, hoan nghênh tham gia các sự kiện thể thao, văn hóa và hoạt động tình nguyện viên. Người đứng đầu phái bộ đại diện ngoại giao Việt Nam nhắn nhủ rằng ngoài những yêu cầu trên, các thanh niên Việt Nam cần nhớ về truyền thống đoàn kết, về tình yêu quê hương đất nước, làm việc để xây dựng và quảng bá hình ảnh một nước Việt Nam cởi mở, thân thiện và hòa bình, góp phần lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, trong đó có công tác củng cố tăng cường quan hệ Việt-Nga.Trong tổng số 50 nội dung thi, có 16 nội dung vào vòng chung kết. Các thành viên dành chú ý phản ánh những đề tài quân sự-yêu nước khác nhau, dựng lại lịch sử anh hùng của dân tộc và trình diễn các tiết mục văn nghệ Việt Nam truyền thống. Từ sân khấu của phần thi chung kết vang lên câu chuyện về thiếu nữ Việt Nam Võ Thị Sáu, chiến đấu chống lại ách chiếm đóng của quân Pháp ở Việt Nam và bị bọn giặc hành quyết vào năm 1952. Một trong những tiết mục vinh danh Người mẹ Anh hùng Nguyễn Thị Soát, có các con trai hy sinh vì Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Sự kiện Nhạc hội cũng được các sinh viên Nga đặc biệt quan tâm. Các thanh niên từ Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva vui mừng nhận được lời mời đến dự buổi hòa nhạc. Các vị khách Nga đã có cơ may tham gia lớp học về thư pháp.Theo kết quả thi, các giải thưởng sáng giá đã được trao cho đại diện Học viện Nội vụ Matxcơva, các đội tuyển từ Đại học Hữu nghị Các dân tộc, Học viện Kinh tế Quốc gia mang tên G.V.Plekhanov và Đại học Kỹ thuật Quốc gia mang tên N.E.Bauman.
Ngày 25 tháng 3, buổi Đại Nhạc hội Gala-concert đã diễn ra tại Học viện Tổng thống ở Matxcơva, chung kết cuộc thi «Giai điệu Thanh niên-2023».
Cuộc thi đặc sắc này tập hợp các tài năng sinh viên Việt Nam từ hầu hết các trường đại học ở Matxcơva - các tiết mục mang đậm bản sắc yêu nước, tái hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ xâm lược và nỗ lực của nhân dân Việt Nam trong công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh.
Ông Đặng Minh Khôi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN Việt Nam tại LB Nga đã phát biểu khai mạc Đại nhạc hội. Đại sứ hài lòng khen ngợi cộng đồng sinh viên Việt Nam đã tổ chức được sự kiện lớn và vui tươi rất có ý nghĩa ở thủ đô Nga.
Ngoài ra, hướng tới các thanh niên có mặt trong hội trường, Đại sứ lưu ý rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm lớn cho Đoàn Thanh niên Cộng sản và giới trẻ Việt Nam nói chung, là tương lai của đất nước. Đại sứ nhắc nhở rằng nhiệm vụ chính và mục tiêu hàng đầu của sinh viên Việt Nam tại Matxcơva là học tập, hoan nghênh tham gia các sự kiện thể thao, văn hóa và hoạt động tình nguyện viên. Người đứng đầu phái bộ đại diện ngoại giao Việt Nam nhắn nhủ rằng ngoài những yêu cầu trên, các thanh niên Việt Nam cần nhớ về truyền thống đoàn kết, về tình yêu quê hương đất nước, làm việc để xây dựng và quảng bá hình ảnh một nước Việt Nam cởi mở, thân thiện và hòa bình, góp phần lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, trong đó có công tác củng cố tăng cường quan hệ Việt-Nga.
"Chúng tôi đã thăm Sant-Petersburg, lãnh đạo địa phương đánh giá cao việc sinh viên chúng ta tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện kể cả hiến máu… Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thông qua hành động văn hóa, văn nghệ, thể thao để quảng bá về đất nước, con người Việt nam hòa bình thân thiện và luôn mong muốn phát triển quan hệ đặc biệt với Liên bang Nga", - Đại sứ nhấn mạnh.
Trong tổng số 50 nội dung thi, có 16 nội dung vào vòng chung kết. Các thành viên dành chú ý phản ánh những đề tài quân sự-yêu nước khác nhau, dựng lại lịch sử anh hùng của dân tộc và trình diễn các tiết mục văn nghệ Việt Nam truyền thống. Từ sân khấu của phần thi chung kết vang lên câu chuyện về thiếu nữ Việt Nam Võ Thị Sáu, chiến đấu chống lại ách chiếm đóng của quân Pháp ở Việt Nam và bị bọn giặc hành quyết vào năm 1952. Một trong những tiết mục vinh danh Người mẹ Anh hùng Nguyễn Thị Soát, có các con trai hy sinh vì Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sự kiện Nhạc hội cũng được các sinh viên Nga đặc biệt quan tâm. Các thanh niên từ Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva vui mừng nhận được lời mời đến dự buổi hòa nhạc. Các vị khách Nga đã có cơ may tham gia lớp học về thư pháp.
“Các sinh viên Nga đặc biệt thích những điệu múa, bài ca mà các bạn sinh viên Việt Nam thể hiện trong đêm chung kết cuộc thi «Giai điệu Thanh niên». Phần lớn sinh viên của chúng tôi chỉ gần đây mới bắt đầu học tiếng Việt, nhưng điều đó không ngăn cản các em thưởng thức các tiết mục ca nhạc, mở mang kiến thức và tiếp xúc với lịch sử lâu đời và nền văn hóa Việt Nam", - cô Nguyệt, giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva cho biết.
Theo kết quả thi, các giải thưởng sáng giá đã được trao cho đại diện Học viện Nội vụ Matxcơva, các đội tuyển từ Đại học Hữu nghị Các dân tộc, Học viện Kinh tế Quốc gia mang tên G.V.Plekhanov và Đại học Kỹ thuật Quốc gia mang tên N.E.Bauman.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.