https://kevesko.vn/20230328/my-se-cung-cap-xe-tang-abrams-cho-kiev-nhung-khong-phai-la-phien-ban-moi-22075043.html
Mỹ sẽ cung cấp xe tăng Abrams cho Kiev, nhưng không phải là phiên bản mới
Mỹ sẽ cung cấp xe tăng Abrams cho Kiev, nhưng không phải là phiên bản mới
Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đã quyết định chuyển giao cho Ukraina xe tăng Abrams phiên bản cũ M1A1 thay vì phiên bản mới M1A2 để đẩy nhanh tiến độ giao hàng. Chuẩn tướng Patrick... 28.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-28T22:01+0700
2023-03-28T22:01+0700
2023-03-29T00:12+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
cuộc khủng hoảng ở ukraina
quân sự
m1 "abrams"
viện trợ quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/547/07/5470753_0:91:3045:1804_1920x0_80_0_0_b54279e999fdbeb7507c473b6940a226.jpg
Sputnik giới thiệu về phiên bản sửa đổi này của xe tăng Mỹ.Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov lưu ý rằng, ngày 31 tháng 3 năm nay đánh dấu 40 năm kể từ khi xuất hiện chiếc xe tăng Abrams đầu tiên được sản xuất hàng loạt.M1A1 là phiên bản nâng cấp thứ hai của Abrams. Vào tháng 8 năm 1984, Lầu Năm Góc thông qua quyết định đưa xe tăng này vào biên chế quân đội, và phiên bản này đã được sản xuất hàng loạt từ cuối năm 1985 cho đến năm 1993. Abrams M1A1 là phiên bản sửa đổi đầu tiên được xuất khẩu: khách hàng nước ngoài đầu tiên (với nội địa hóa sản xuất) là Ai Cập.Sự khác biệt chính giữa M1A1 và các phiên bản đầu tiên - M1 và M1 IP - là pháo nòng trơn M256 120mm. Đây không phải là bản sao hoàn chỉnh của pháo Rh120 dành cho xe tăng Leopard 2 của Đức. Trên thực tế, điểm chung của những khẩu pháo này chỉ là nòng pháo. Ngoài ra, pháo M256 có cách cài đặt thủ công để khai hỏa. Tức là, xạ thủ trong xe tăng M1A1 phải hoạt động thể chất nhiều hơn so với xạ thủ trong Leopard 2. Cơ số đạn của M256 - 40 viên. Pháo xe tăng M256 có thể tấn công các mục tiêu bằng các loại đạn khác nhau: đạn xuyên giáp có lông vũ với lõi vonfram, các loại đạn tương tự với lõi uranium - đạn xuyên giáp có lông vũ với lõi uranium cạn kiệt, đạn phân mảnh tích lũy cỡ nòng phụ, đạn xuyên bê tông có sức nổ cao. Các loại đạn dành cho pháo Rh120 của Đức cũng có thể được sử dụng. Tầm bắn tối đa là 3.500 m, nhưng tầm bắn thực tế là 1.700 - 2.800 m, tùy thuộc vào loại đạn và điều kiện bắn: “đang di chuyển” hoặc “đang đứng yên”.Trong phiên bản M1A1 đã giảm số lượng "tấm hạ gục" trên nóc tháp pháo, phía trên giá đỡ đạn. (Nói một cách đơn giản: các tấm hạ gục được thiết kế để cứu mạng kíp xe khi đạn của đối phương bắn trúng chỗ chứa đạn pháo bên trong tháp pháo. Năng lượng kích nổ không ra ngoài, tháp pháo không bị hỏng, kíp xe vẫn sống và thậm chí có thể ra khỏi chiến trường). Và hệ thống bảo vệ chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng được cải thiện: phiên bản này được trang bị bộ lọc thông gió với máy điều hòa không khí tích hợp. Điều này là dễ hiểu, bởi vì xe tăng này được thiết kế cho chiến tranh hạt nhân.Kể từ năm 1988, tháp pháo phía trước và hai bên thân của xe tăng M1A1 có thêm lớp giáp composite tiên tiến được gia cố bằng uranium nghèo. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu - kể cả cho các đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, Australia, Đài Loan hay Ba Lan - đều không có "giáp uranium".Trọng lượng chiến đấu của M1A1, theo nhiều nguồn khác nhau, là từ 54 đến 57,2 tấn. Xe tăng sử dụng động cơ tua bin khí AGT-1500 (công suất - 1500 mã lực, momen xoắn - 5310 newton mét) kết hợp với hộp số tự động Allison X-1100-3B. Xe tăng có thể đạt vận tốc tối đa 72 km/h trên đường bằng hoặc 48km/h trên địa hình phức tạp. Xe tăng có kíp lái 4 người, xe có thể đạt tốc độ 30 km/h chỉ sau 6 giây khởi động.Những nhược điểm của xe tăng là rõ ràng. Kích thước lớn (9,83 (có pháo) x 3,65 x 2,43 m). Trọng lượng lớn: không phải cầu nào cũng chịu được. Mức tiêu thụ nhiên liệu (theo nhiều nguồn khác nhau, trên địa hình phức tạp, mức tiêu thụ nhiên liệu lên tới 7,1 lít nhiên liệu mỗi km, hoặc 272 lít nhiên liệu mỗi giờ, hoặc 1.480 lít nhiên liệu mỗi 100 km). Khả năng cơ động tầm thường trên đất nhớt: xe tăng dễ bị kẹt và cực kỳ khó để tự rời đi (mặc dù ở đây nhiều điều phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lái). Nếu xe tăng bị hư hại trên chiến trường thì khó mà sửa chữa tại chỗ.Ý kiến chuyên giaChuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết, phiên bản sửa đổi M1A1 được sản xuất với số lượng lớn nhất, có khoảng 3.000 cỗ máy loại này tại các căn cứ bảo quản.Theo chuyên gia, những nhược điểm đáng kể khác là Abrams không có một bộ nạp tự động đáng tin cậy nào (các chuyên gia Mỹ muốn bố trí nó, nhưng nó không vừa với tháp), cũng như không gian làm việc của người lái rất hạn chế. Alexey Leonkov cũng xác nhận rằng, kích thước và hình dáng của xe tăng Mỹ lớn hơn nhiều so với các xe tăng của Liên Xô và hầu hết xe tăng của Nga: nóc tháp pháo T-72A cao hơn một chút so với sườn xe tăng M1A1.Khi được Sputnik hỏi xe tăng M1A1 có thể đạt hiệu quả nào trên chiến trường Ukraina, ông Alexei Leonkov trả lời như sau:Theo các khái niệm hiện đại về chiến tranh trên bộ, xe tăng địch không phải là mục tiêu chính cho xe tăng của bạn. Tuy nhiên, xe tăng của bạn phải có khả năng chiến đấu với chúng. Khi được hỏi loại xe tăng nào của "trường phái Xô Viết" tương tự như M1A1 và có khả năng chiến đấu với nó "ngang tài ngang sức", chuyên gia trả lời như sau:
https://kevesko.vn/20230224/se-mat-hon-mot-nam-de-chuyen-giao-abrams-cho-kiev-21414861.html
https://kevesko.vn/20230126/nha-trang-xac-nhan-viec-cung-cap-xe-tang-m1-abrams-cho-ukraina-20787486.html
https://kevesko.vn/20230126/xe-tang-abrams-leopard-thua-kem-t-80-cua-nga-20797064.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/547/07/5470753_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_0d8addb4c15d432054327fac00222306.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, cuộc khủng hoảng ở ukraina, quân sự, m1 "abrams", viện trợ quân sự
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, cuộc khủng hoảng ở ukraina, quân sự, m1 "abrams", viện trợ quân sự
Mỹ sẽ cung cấp xe tăng Abrams cho Kiev, nhưng không phải là phiên bản mới
22:01 28.03.2023 (Đã cập nhật: 00:12 29.03.2023) Hoa Kỳ đã quyết định chuyển giao cho Ukraina xe tăng Abrams phiên bản cũ M1A1 thay vì phiên bản mới M1A2 để đẩy nhanh tiến độ giao hàng. Chuẩn tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết về điều đó. Theo ông, Kiev sẽ nhận những chiếc xe tăng này vào mùa thu năm nay.
Sputnik giới thiệu về phiên bản sửa đổi này của xe tăng Mỹ.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov lưu ý rằng, ngày 31 tháng 3 năm nay đánh dấu 40 năm kể từ khi
xuất hiện chiếc xe tăng Abrams đầu tiên được sản xuất hàng loạt.
“Vào thời điểm đó, đây là một loại xe tăng mới về cơ bản do các chuyên gia Mỹ thiết kế để trở thành “đối trọng” với các xe tăng T-62, T-64B, T-80B, T-72A của Liên Xô. Tuy nhiên, hóa ra, pháo 105mm được trang bị cho những chiếc Abrams đầu tiên kém hiệu quả. Do đó pháo 105mm đã được thay thế bằng pháo 120mm nòng trơn có khả năng bắn tên lửa. Ngoài ra, Abrams đã có lớp giáp bảo vệ mạnh hơn so với những dòng xe tăng tiền nhiệm của Mỹ”, - chuyên gia Alexey Leonkov giải thích.
M1A1 là phiên bản nâng cấp thứ hai của Abrams. Vào tháng 8 năm 1984, Lầu Năm Góc thông qua quyết định đưa xe tăng này vào biên chế quân đội, và phiên bản này đã được sản xuất hàng loạt từ cuối năm 1985 cho đến năm 1993. Abrams M1A1 là phiên bản sửa đổi đầu tiên được xuất khẩu: khách hàng nước ngoài đầu tiên (với nội địa hóa sản xuất) là Ai Cập.
Sự khác biệt chính giữa M1A1 và các phiên bản đầu tiên - M1 và M1 IP - là pháo nòng trơn M256 120mm. Đây không phải là bản sao hoàn chỉnh của pháo Rh120 dành cho
xe tăng Leopard 2 của Đức. Trên thực tế, điểm chung của những khẩu pháo này chỉ là nòng pháo. Ngoài ra, pháo M256 có cách cài đặt thủ công để khai hỏa. Tức là, xạ thủ trong xe tăng M1A1 phải hoạt động thể chất nhiều hơn so với xạ thủ trong Leopard 2. Cơ số đạn của M256 - 40 viên. Pháo xe tăng M256 có thể tấn công các mục tiêu bằng các loại đạn khác nhau: đạn xuyên giáp có lông vũ với lõi vonfram, các loại đạn tương tự với lõi uranium - đạn xuyên giáp có lông vũ với lõi uranium cạn kiệt, đạn phân mảnh tích lũy cỡ nòng phụ, đạn xuyên bê tông có sức nổ cao. Các loại đạn dành cho pháo Rh120 của Đức cũng có thể được sử dụng. Tầm bắn tối đa là 3.500 m, nhưng tầm bắn thực tế là 1.700 - 2.800 m, tùy thuộc vào loại đạn và điều kiện bắn: “đang di chuyển” hoặc “đang đứng yên”.
Trong phiên bản M1A1 đã giảm số lượng "tấm hạ gục" trên nóc tháp pháo, phía trên giá đỡ đạn. (Nói một cách đơn giản: các tấm hạ gục được thiết kế để cứu mạng kíp xe khi đạn của đối phương bắn trúng chỗ chứa đạn pháo bên trong tháp pháo. Năng lượng kích nổ không ra ngoài, tháp pháo không bị hỏng, kíp xe vẫn sống và thậm chí có thể ra khỏi chiến trường). Và hệ thống bảo vệ chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng được cải thiện: phiên bản này được trang bị bộ lọc thông gió với máy điều hòa không khí tích hợp. Điều này là dễ hiểu, bởi vì xe tăng này được thiết kế cho chiến tranh hạt nhân.
Kể từ năm 1988, tháp pháo phía trước và hai bên thân của xe tăng M1A1 có thêm lớp giáp composite tiên tiến được gia cố bằng uranium nghèo. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu - kể cả cho các đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, Australia, Đài Loan hay Ba Lan - đều không có "giáp uranium".
Trọng lượng chiến đấu của M1A1, theo nhiều nguồn khác nhau, là từ 54 đến 57,2 tấn. Xe tăng sử dụng động cơ tua bin khí AGT-1500 (công suất - 1500 mã lực, momen xoắn - 5310 newton mét) kết hợp với hộp số tự động Allison X-1100-3B. Xe tăng có thể đạt vận tốc tối đa 72 km/h trên đường bằng hoặc 48km/h trên địa hình phức tạp. Xe tăng có kíp lái 4 người, xe có thể đạt tốc độ 30 km/h chỉ sau 6 giây khởi động.
Những nhược điểm của xe tăng là rõ ràng. Kích thước lớn (9,83 (có pháo) x 3,65 x 2,43 m). Trọng lượng lớn: không phải cầu nào cũng chịu được. Mức tiêu thụ nhiên liệu (theo nhiều nguồn khác nhau, trên địa hình phức tạp, mức tiêu thụ nhiên liệu lên tới 7,1 lít nhiên liệu mỗi km, hoặc 272 lít nhiên liệu mỗi giờ, hoặc 1.480 lít nhiên liệu mỗi 100 km). Khả năng cơ động tầm thường trên đất nhớt: xe tăng dễ bị kẹt và cực kỳ khó để tự rời đi (mặc dù ở đây nhiều điều phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lái). Nếu xe tăng bị hư hại trên chiến trường thì khó mà sửa chữa tại chỗ.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết, phiên bản sửa đổi M1A1 được sản xuất với số lượng lớn nhất, có khoảng 3.000 cỗ máy loại này tại các căn cứ bảo quản.
“M1A1 đã chiến đấu khá tích cực trong các cuộc xung đột cục bộ, nhưng, trong quá trình đó, hóa ra: lớp giáp, đặc biệt là các phần nhô ra từ hai bên, là không đủ mạnh. Lớp giáp hai sườn xe và phía trước tháp có thể bị chọc thủng một cách dễ dàng bởi hầu hết các loại đạn chống tăng hiện đại ít nhiều, thậm chí cả ... đạn xuyên giáp 30 mm. Sau đó, các chuyên gia phải trang bị thêm các tấm giáp và tăng cường lớp giáp phía trước đáy để bảo vệ tốt hơn khỏi mìn. Và hình chiếu phía trước - để cải thiện khả năng bảo vệ chống lại các loại đạn xuyên giáp có lông vũ của Liên Xô (BOPS) - đã được gia cố thêm một tấm giáp 125 mm. Nhưng cuối cùng những giải phạp này không giúp được gì nhiều."
"Trên thực tế, kết quả hoạt động của M1A1 ở Iraq không thể được gọi là “xuất sắc”. Ở đó, kẻ thù chính của M1A1 là xe tăng T-72 (hơn nữa, những phiên bản cũ). Và ngay cả những chiếc T-55 rất cũ được người Iraq sử dụng làm điểm bắn cố định, cũng là rất nguy hiểm đối với M1A1. Tất cả điều này đã là một bất ngờ khó chịu đối với người Mỹ, và họ đã cố gắng che giấu số liệu thống kê về thiệt hại bằng mọi cách có thể”.
Theo chuyên gia, những nhược điểm đáng kể khác là Abrams không có một bộ nạp tự động đáng tin cậy nào (các chuyên gia Mỹ muốn bố trí nó, nhưng nó không vừa với tháp), cũng như không gian làm việc của người lái rất hạn chế. Alexey Leonkov cũng xác nhận rằng, kích thước và hình dáng của xe tăng Mỹ lớn hơn nhiều so với các xe tăng của Liên Xô và hầu hết xe tăng của Nga: nóc tháp pháo T-72A cao hơn một chút so với sườn xe tăng M1A1.
Khi được Sputnik hỏi xe tăng M1A1 có thể đạt hiệu quả nào trên chiến trường Ukraina, ông Alexei Leonkov trả lời như sau:
“Người Mỹ nói: nếu M1A1 đến Ukraina, thì nó sẽ không có thêm bất kỳ “áo giáp uranium” nào được trang bị cho các phiên bản sửa đổi mới nhất. Nếu Mỹ tăng cường lớp giáp ngay cả theo phiên bản "Trung Đông", thì trọng lượng của xe tăng sẽ lên đến 65 tấn! Và trọng lượng này là quá lớn đối với vùng đất Ukraina. Tấm giáp duy nhất mà họ có thể trang bị thêm cho M1A1 để chiến đấu trên chiến trường này là tăng cường giáp bảo vệ phần phía trước của thân xe”.
Theo các khái niệm hiện đại về chiến tranh trên bộ, xe tăng địch không phải là mục tiêu chính cho xe tăng của bạn. Tuy nhiên, xe tăng của bạn phải có khả năng chiến đấu với chúng. Khi được hỏi loại xe tăng nào của "trường phái Xô Viết" tương tự như M1A1 và có khả năng chiến đấu với nó "ngang tài ngang sức", chuyên gia trả lời như sau:
“Đây là xe tăng T-72. Mặc dù T-72 bắt đầu được sản xuất hàng loạt sớm hơn xe tăng Abrams (1973 so với 1982), nhưng, xe tăng này không ngừng được hiện đại hóa. Phiên bản T-72B có thể được coi là phiên bản tương tự như A1M1. Và giờ đây, trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Nga đang sử dụng các phiên bản tiên tiến hơn nhiều T-72B3M, T-80BVM (với động cơ tua-bin khí như Abrams) và T-90M Proryv. Trong cơ số đạn của các xe tăng này có các loại đạn xuyên giáp hiện đại Mango-2, Svinets-1 và Svinet -2. Những quả đạn này có thể bắn trúng xe tăng của Mỹ và Đức trong bất kỳ hình chiếu nào”.