https://kevesko.vn/20230328/philippines-cat-moi-lien-he-voi-toa-an-hinh-su-quoc-te-22071676.html
Philippines cắt mọi liên hệ với Tòa án Hình sự Quốc tế
Philippines cắt mọi liên hệ với Tòa án Hình sự Quốc tế
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Philippines sẽ cắt đứt mọi liên lạc với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sau khi Toà án này từ chối đình chỉ điều tra về «cuộc chiến» do chính... 28.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-28T19:25+0700
2023-03-28T19:25+0700
2023-03-28T19:26+0700
philippines
tòa án hình sự quốc tế (icc)
chính trị
thế giới
ferdinand romualdez marcos jr.
https://cdn.img.kevesko.vn/img/260/16/2601630_0:0:4701:2645_1920x0_80_0_0_0f2c051fa83ca5a75f2ad78e8c3cb6e2.jpg
Tháng 3 năm 2018, Philippines đã rút lại việc phê chuẩn Quy chế Rome, ấn định phần tham gia của nước này trong các công việc của ICC. Nguyên nhân của động thái đó là cuộc điều tra của ICC nhằm vào cựu Tổng thống Rodrigo Duterte vì chính sách của ông trong cuộc đấu tranh chống ma túy. Cuộc điều tra đã bị đình chỉ, nhưng nối lại vào tháng Giêng. Văn phòng Tổng Công tố Philippines đã phản đối quyết định đó, nhưng ngày 27 tháng 3 Ban Kháng cáo của ICC trả lời rằng lý do mà Philippines đưa ra «không đủ thuyết phục» để hỗ trợ yêu cầu đình chỉ khôi phục điều tra.Tổng thống khẳng định rằng Chính phủ nước ông sẽ không cộng tác với ICC, viện dẫn "những câu hỏi rất nghiêm trọng" về thẩm quyền của tòa án, sự can thiệp vào công việc nội bộ và "những cuộc tấn công vào chủ quyền của Philippines".Trong thời gian tại vị từ năm 2016 đến năm 2022, ông Duterte ủng hộ phát động cuộc chiến toàn diện chống lại những đối tượng nghiện ma túy, cũng như bọn lưu thông ma túy. Theo dữ liệu của cảnh sát, kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền, khoảng 3.000 người liên quan đến buôn bán ma túy đã bị giết chết ở Philippines, kể cả trong quá trình điều tra tội phạm ở lĩnh vực này. Cộng đồng thế giới đã nhiều lần lên án phương pháp khắc nghiệt ở Philippines để đấu tranh với buôn bán ma túy.
https://kevesko.vn/20180314/ong-Duterte-rut-Philippines-khoi-toa-an-hinh-su-quoc-te-5004108.html
philippines
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/260/16/2601630_268:0:4415:3110_1920x0_80_0_0_00b1e3040604bc18f902edc4d7dda456.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
philippines, tòa án hình sự quốc tế (icc), chính trị, thế giới, ferdinand romualdez marcos jr.
philippines, tòa án hình sự quốc tế (icc), chính trị, thế giới, ferdinand romualdez marcos jr.
Philippines cắt mọi liên hệ với Tòa án Hình sự Quốc tế
19:25 28.03.2023 (Đã cập nhật: 19:26 28.03.2023) MATXCƠVA (Sputnik) - Philippines sẽ cắt đứt mọi liên lạc với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sau khi Toà án này từ chối đình chỉ điều tra về «cuộc chiến» do chính quyền trước đây của nước này dấy lên chống buôn bán ma túy. Đó là tuyên bố do Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đưa ra trong cuộc phỏng vấn.
Tháng 3 năm 2018, Philippines đã rút lại việc phê chuẩn Quy chế Rome, ấn định phần tham gia của nước này trong
các công việc của ICC. Nguyên nhân của động thái đó là cuộc điều tra của ICC nhằm vào cựu Tổng thống Rodrigo Duterte vì chính sách của ông trong cuộc đấu tranh chống ma túy. Cuộc điều tra đã bị đình chỉ, nhưng nối lại vào tháng Giêng. Văn phòng Tổng Công tố Philippines đã phản đối quyết định đó, nhưng ngày 27 tháng 3 Ban Kháng cáo của ICC trả lời rằng lý do mà Philippines đưa ra «không đủ thuyết phục» để hỗ trợ yêu cầu đình chỉ khôi phục điều tra.
"Đây là lúc kết thúc toàn bộ sự tham gia của chúng tôi vào công việc của ICC. Kháng cáo thất bại và chúng tôi thấy không thể làm gì hơn nữa ... Vì vậy, vào thời điểm hiện tại thực chất là chúng tôi ngừng mọi tiếp xúc, mọi liên hệ với ICC", - báo địa phương Inquirer trích dẫn tuyên bố của ông Ferdinand Marcos Jr.
Tổng thống khẳng định rằng Chính phủ nước ông sẽ không cộng tác với ICC, viện dẫn "những câu hỏi rất nghiêm trọng" về thẩm quyền của tòa án, sự can thiệp vào công việc nội bộ và "những cuộc tấn công vào chủ quyền của Philippines".
Trong thời gian tại vị từ năm 2016 đến năm 2022, ông Duterte ủng hộ phát động cuộc chiến toàn diện chống lại những đối tượng nghiện ma túy, cũng như bọn lưu thông ma túy. Theo dữ liệu của cảnh sát, kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền, khoảng 3.000 người liên quan đến buôn bán ma túy đã bị giết chết ở Philippines, kể cả trong quá trình điều tra tội phạm ở lĩnh vực này. Cộng đồng thế giới đã nhiều lần lên án phương pháp khắc nghiệt ở Philippines để đấu tranh với buôn bán ma túy.