Phải chăng EU lú lẫn quên cả số đầu đạn hạt nhân ở Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

© AP Photo / Charlie RiedelĐiểm kiểm soát phóng tên lửa hạt nhân ở Minot, Mỹ
Điểm kiểm soát phóng tên lửa hạt nhân ở Minot, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Khi lớn tiếng chỉ trích quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus, người châu Âu đã quên 150 đầu đạn hạt nhân B61 của Mỹ đang để ở Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu. Đó là nhận xét của ông Philip Dewinter, thành viên cốt cán của đảng «Flemish interest» ở Bỉ.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Matxcơva và Minsk đã đồng ý sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus mà không vị phạm luật pháp quốc tế. Ông Putin giải thích rằng Nga không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho Belarus mà chỉ làm những gì phía Mỹ đã làm trong suốt cả thập kỷ qua. Theo lời ông cho biết, việc xây dựng kho chứa vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ hoàn thành vào ngày 1 tháng 7.
"Khi ở châu Âu lớn tiếng nói về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus, người ta đã quên 150 đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Mỹ hiện có ở Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu, có khả năng lắp đặt trên các chiến đấu cơ đa chức năng F-16 đang phục vụ trong hệ trang bị của NATO", - chuyên gia nói với Sputnik.
Theo lời ông, "hiện diện của đầu đạn hạt nhân ở châu Âu là tàn dư của Chiến tranh Lạnh".
"Thật phi lý khi giữ đầu đạn hạt nhân ở đó sau khi «Bức màn Sắt» đã sụp đổ và biến mất các loại vũ khí tương tự trên lãnh thổ các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw. Chúng ta phải nghĩ trước hết đến việc giải quyết xung đột và không để xảy ra cuộc đối đầu quy mô, có thể dễ dàng leo thang thành cuộc Thế chiến mới", - chính trị gia Dewinter nhận xét và nói thêm rằng ông lấy làm tiếc về quyết định của Nga.
Bom hạt nhân B61 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2023
Ai chỉ trích triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus thì cần nhớ đến vũ khí này của Mỹ ở EU
Theo quan điểm ​​​​của ông, đối với các quốc gia NATO do Hoa Kỳ đứng đầu, tình hình ở Ukraina đang phát triển thành cuộc xung đột với Nga, trận chiến mà Hoa Kỳ và NATO tiến hành bằng «bàn tay kẻ khác». Đồng thời, ông nói thêm rằng từ việc kéo dài xung đột, chính Hoa Kỳ là bên hưởng lợi rõ ràng vì các nguyên cớ kinh tế và chính trị. Theo ý kiến của chuyên gia, cần thực hiện mọi biện pháp để hỗ trợ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc về Ukraina. Ngay cả khi không mang lại hòa bình ngay lập tức, thì kế hoạch đó vẫn sẽ là bước đầu tiên đi đúng hướng đầu tiên, ông Dewinter nói.
Trên lãnh thổ của 7 nước châu Âu cũng như ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện có các kho chứa vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ bố trí từ thời Chiến tranh Lạnh, còn các phi công nhiều nước châu Âu đã từng học cách đưa bom hạt nhân đến biên giới của Liên Xô.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала