https://kevesko.vn/20230331/lieu-song-than-bac-trieu-tien-co-co-hoi-cuon-troi-ham-doi-nhat---my-22146911.html
Liệu "Sóng thần" Bắc Triều Tiên có cơ hội cuốn trôi hạm đội Nhật - Mỹ?
Liệu "Sóng thần" Bắc Triều Tiên có cơ hội cuốn trôi hạm đội Nhật - Mỹ?
Sputnik Việt Nam
Vào cuối tháng 3 năm 2023, một loại vũ khí hải quân mới được thử nghiệm tại CHDCND Triều Tiên - phương tiện lặn không người lái Haeil-1 ("Sóng thần"). Trong... 31.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-31T21:01+0700
2023-03-31T21:01+0700
2023-03-31T21:01+0700
quan điểm-ý kiến
quân sự
nhật bản
hoa kỳ
vũ khí hạt nhân
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1f/22147654_0:50:889:550_1920x0_80_0_0_ee8347063f0023b42779077f7bd887b9.jpg
Hãng thông tấn trung ương Bắc Triều Tiên đưa tin đây là các cuộc thử nghiệm phương tiện hạt nhân được thiết kế để tiêu diệt không chỉ các tàu mà còn cả các căn cứ hải quân đối phương.Phạm vi hoạt động và điều hướng chính xácTàu lặn Bắc Triều Tiên có thể phát triển từ khái niệm ngư lôi 65-76 "Kit" Liên Xô. Ngư lôi dẫn đường này thiết kế để tiêu diệt hàng không mẫu hạm đối phương bằng một vụ nổ hạt nhân dưới nước. Đường kính ngư lôi 650 mm, chiều dài - 11,3 mét, trọng lượng - 4,45 tấn, tầm hoạt động 100 km và tốc độ tối đa 70 hải lý/giờ. Vũ khí phục vụ trong Hải quân Nga thời kỳ đầu, nhưng sau tai nạn tàu ngầm K-141 Kursk vào tháng 8 năm 2000, ngư lôi được rút khỏi biên chế.Các chuyên gia quân sự nhiều lần lưu ý vũ khí mới của CHDCND Triều Tiên thường phát triển trên cơ sở các mẫu được tạo ra. Nhưng lấy ngư lôi nhưng năm 1965 - 1976 làm điểm xuất phát, các nhà thiết kế Bắc Triều Tiên đã thay đổi nó rất nhiều.Đầu tiên, họ lắp đặt thiết bị điều khiển và điều hướng mới, cho phép ngư lôi thực hiện các thao tác phức tạp và đến chính xác điểm định trước. Họ giải quyết vấn đề khó khăn về độ chính xác điều hướng trong nước.Thứ hai, động cơ dầu hỏa và hydro peroxide rõ ràng được thay thế bằng động cơ điện chạy bằng pin lithium. Thiết bị Bắc Triều Tiên khó có thể đạt tốc độ 70 hải lý/giờ như "Kit", nhưng phạm vi hành trình tăng lên đáng kể. Trong các cuộc thử nghiệm vào ngày 25-27/3, thiết bị di chuyển quãng đường khoảng 600 km với tốc độ trung bình khoảng 9 hải lý/giờ. Có thể, ở khoảng cách ngắn khoảng 50-100 km, thiết bị sẽ có thể phát triển tốc độ khoảng 30-40 hải lý/giờ, đủ để đánh chặn tàu trên biển.Một thiết bị như vậy có thể do tàu ngầm mang theo, treo trên thân tàu, giống như ngư lôi Kaiten Nhật Bản, hay cũng như mang theo trên tàu chiến hoặc tàu hàng chuyển đổi.Vụ nổ hạt nhân có thể ném tung chiếc chiến hạm lên khôngHạt nhân biến tàu ngầm mini thành vũ khí rất mạnh. Vào tháng 7 năm 1946, gần đảo san hô "Bikini", người Mỹ tiến hành hai vụ thử nghiên cứu tác động vụ nổ hạt nhân đối với tàu chiến. Để thử nghiệm, 95 chiếc tàu đã ngừng hoạt động hoặc tịch thu được thuộc nhiều loại khác nhau được bố trí. Bom hạt nhân trong cả hai vụ thử là một quả bom plutonium 23 kiloton, giống như quả thả xuống Nagasaki.Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, 5 chiếc tàu bị đánh chìm do vụ nổ hạt nhân trên không và 14 tàu bị hư hỏng nặng. Thiết giáp hạm Nevada (BB-36) vẫn nổi, nhưng bị phơi nhiễm đến mức các động vật thí nghiệm chết vì bệnh phóng xạ.Trong cuộc thử nghiệm thứ hai, vụ nổ hạt nhân dưới nước đánh chìm 13 tàu, tàu tuần dương hạng nặng chiến lợi phẩm Prinz Eugen của Đức bị hư hỏng nặng và chìm 5 tháng sau cuộc thử nghiệm. Chiến hạm Arkansass (BB-33) cách hiện trường vụ nổ 155 m bị vụ nổ hạt nhân hất lên, chúi mũi xuống đáy và bị lật. Tất cả các tàu đều bị nhiễm phóng xạ rất mạnh.Các cuộc thử nghiệm ở Bikini Atoll cho thấy hạm đội có thể bị phá hủy bởi một vụ nổ hạt nhân dù có sức mạnh tương đối nhỏ, đặc biệt nếu ở trong căn cứ hải quân.Cân bằng cơ hộiKhông thể loại trừ khả năng Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang CHDCND Triều Tiên có kế hoạch sử dụng tàu ngầm mang đạn hạt nhân để tấn công các căn cứ hải quân chính ở Nhật Bản: Yokosuka, Sasebo, Kure, Maizuru. Trong số này, mục tiêu quan trọng nhất là căn cứ hải quân Yokosuka, nơi đóng quân Hạm đội 7 Mỹ (1 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 7 tàu khu trục) và hạm đội Nhật Bản (2 tàu sân bay, 9 tàu khu trục, 9 tàu ngầm). Một cuộc tấn công thành công vào căn cứ Yokosuka có thể phá hủy cốt lõi hải quân Nhật Bản và Mỹ trong khu vực.Tuy nhiên, một cuộc tấn công vào căn cứ đòi hỏi sự bất ngờ và kết hợp thuận lợi giữa các tình huống. Một phương tiện dưới nước, để vào bến cảng, cần phải vượt qua hàng phòng ngự của căn cứ: lưới chống ngầm, thuyền, ống nghe dưới nước. Nhiều khả năng cuộc tấn công được lên kế hoạch kết hợp: tấn công bằng tên lửa hạt nhân, sau đó kết liễu các tàu và cơ sở hạ tầng căn cứ bằng tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân. Hạm đội, nếu mất căn cứ, sẽ mất đi sự hỗ trợ.Các nỗ lực tấn công tàu sân bay trên biển rất có thể xảy ra. Việc này khó hơn. Tàu sân bay được bảo vệ bằng các tàu nổi và tàu ngầm. Tuy nhiên, nếu tàu lặn Bắc Triều Tiên bí mật đi vào khu vực dự kiến cho tàu sân bay, và nằm phục không hoạt động ở đó một thời gian, thì khả năng tấn công thành công sẽ tăng lên đáng kể. Liệu chiếc tàu lặn mới có thể làm được điều này hay không, chúng tôi không biết, vì Bắc Triều Tiên không đủ thoải mái để nói về điều này.Trong mọi trường hợp, sản phẩm mới này của Bắc Triều Tiên sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong khu vực. Đối với Hải quân CHDCND Triều Tiên, nó cân bằng cơ hội trong trận hải chiến với các hạm đội Mỹ, Nhật Bản, và trong điều kiện thuận lợi, thậm chí có thể mang lại chiến thắng.
https://kevesko.vn/20220415/nhat-ban-va-my-to-chuc-tap-tran-hai-quan-14749775.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1f/22147654_45:40:738:560_1920x0_80_0_0_81c5e58e186aacbcbcd8e41dbbb15227.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, quân sự, nhật bản, hoa kỳ, vũ khí hạt nhân
quan điểm-ý kiến, quân sự, nhật bản, hoa kỳ, vũ khí hạt nhân
Liệu "Sóng thần" Bắc Triều Tiên có cơ hội cuốn trôi hạm đội Nhật - Mỹ?
Vào cuối tháng 3 năm 2023, một loại vũ khí hải quân mới được thử nghiệm tại CHDCND Triều Tiên - phương tiện lặn không người lái Haeil-1 ("Sóng thần"). Trong hai lần thử nghiệm, thiết bị di chuyển một quãng đường dài dưới nước.
Hãng thông tấn trung ương Bắc Triều Tiên đưa tin đây là
các cuộc thử nghiệm phương tiện hạt nhân được thiết kế để tiêu diệt không chỉ các tàu mà còn cả các căn cứ hải quân đối phương.
Phạm vi hoạt động và điều hướng chính xác
Tàu lặn Bắc Triều Tiên có thể phát triển từ khái niệm ngư lôi 65-76 "Kit" Liên Xô. Ngư lôi dẫn đường này thiết kế để tiêu diệt hàng không mẫu hạm đối phương bằng một vụ nổ hạt nhân dưới nước. Đường kính ngư lôi 650 mm, chiều dài - 11,3 mét, trọng lượng - 4,45 tấn, tầm hoạt động 100 km và tốc độ tối đa 70 hải lý/giờ. Vũ khí phục vụ trong Hải quân Nga thời kỳ đầu, nhưng sau tai nạn tàu ngầm K-141 Kursk vào tháng 8 năm 2000, ngư lôi được rút khỏi biên chế.
Các chuyên gia quân sự nhiều lần lưu ý vũ khí mới của CHDCND Triều Tiên thường phát triển trên cơ sở các mẫu được tạo ra. Nhưng lấy ngư lôi nhưng năm 1965 - 1976 làm điểm xuất phát, các nhà thiết kế Bắc Triều Tiên đã thay đổi nó rất nhiều.
Đầu tiên, họ lắp đặt thiết bị điều khiển và điều hướng mới, cho phép ngư lôi thực hiện các thao tác phức tạp và đến chính xác điểm định trước. Họ giải quyết vấn đề khó khăn về độ chính xác điều hướng trong nước.
Thứ hai, động cơ dầu hỏa và hydro peroxide rõ ràng được thay thế bằng động cơ điện chạy bằng pin lithium. Thiết bị Bắc Triều Tiên khó có thể đạt tốc độ 70 hải lý/giờ như "Kit", nhưng phạm vi hành trình tăng lên đáng kể. Trong các cuộc thử nghiệm vào ngày 25-27/3, thiết bị di chuyển quãng đường khoảng 600 km với tốc độ trung bình khoảng 9 hải lý/giờ. Có thể, ở khoảng cách ngắn khoảng 50-100 km, thiết bị sẽ có thể phát triển tốc độ khoảng 30-40 hải lý/giờ, đủ để đánh chặn tàu trên biển.
Một thiết bị như vậy có thể do tàu ngầm mang theo, treo trên thân tàu, giống như ngư lôi Kaiten Nhật Bản, hay cũng như mang theo trên tàu chiến hoặc tàu hàng chuyển đổi.
Vụ nổ hạt nhân có thể ném tung chiếc chiến hạm lên không
Hạt nhân biến tàu ngầm mini thành vũ khí rất mạnh. Vào tháng 7 năm 1946, gần đảo san hô "Bikini", người Mỹ tiến hành hai vụ thử nghiên cứu tác động vụ nổ hạt nhân đối với tàu chiến. Để thử nghiệm, 95 chiếc tàu đã ngừng hoạt động hoặc tịch thu được thuộc nhiều loại khác nhau được bố trí. Bom hạt nhân trong cả hai vụ thử là một quả bom plutonium 23 kiloton, giống như quả thả xuống Nagasaki.
Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, 5 chiếc tàu bị đánh chìm do vụ nổ hạt nhân trên không và 14 tàu bị hư hỏng nặng. Thiết giáp hạm Nevada (BB-36) vẫn nổi, nhưng bị phơi nhiễm đến mức các động vật thí nghiệm chết vì bệnh phóng xạ.
Trong cuộc thử nghiệm thứ hai, vụ nổ hạt nhân dưới nước đánh chìm 13 tàu, tàu tuần dương hạng nặng chiến lợi phẩm Prinz Eugen của Đức bị hư hỏng nặng và chìm 5 tháng sau cuộc thử nghiệm. Chiến hạm Arkansass (BB-33) cách hiện trường vụ nổ 155 m bị vụ nổ hạt nhân hất lên, chúi mũi xuống đáy và bị lật. Tất cả các tàu đều bị nhiễm phóng xạ rất mạnh.
Các cuộc thử nghiệm ở Bikini Atoll cho thấy hạm đội có thể bị phá hủy bởi một vụ nổ hạt nhân dù có sức mạnh tương đối nhỏ, đặc biệt nếu ở trong căn cứ hải quân.
Không thể loại trừ khả năng Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang CHDCND Triều Tiên có kế hoạch sử dụng tàu ngầm mang đạn hạt nhân để tấn công các căn cứ hải quân chính ở Nhật Bản: Yokosuka, Sasebo, Kure, Maizuru. Trong số này, mục tiêu quan trọng nhất là căn cứ hải quân Yokosuka, nơi đóng quân Hạm đội 7 Mỹ (1 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 7 tàu khu trục) và hạm đội Nhật Bản (2 tàu sân bay, 9 tàu khu trục, 9 tàu ngầm). Một cuộc tấn công thành công vào căn cứ Yokosuka có thể phá hủy cốt lõi hải quân Nhật Bản và Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, một cuộc tấn công vào căn cứ đòi hỏi sự bất ngờ và kết hợp thuận lợi giữa các tình huống. Một phương tiện dưới nước, để vào bến cảng, cần phải vượt qua hàng phòng ngự của căn cứ: lưới chống ngầm, thuyền, ống nghe dưới nước. Nhiều khả năng cuộc tấn công được lên kế hoạch kết hợp: tấn công bằng tên lửa hạt nhân, sau đó kết liễu các tàu và cơ sở hạ tầng căn cứ bằng
tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân. Hạm đội, nếu mất căn cứ, sẽ mất đi sự hỗ trợ.
Các nỗ lực tấn công tàu sân bay trên biển rất có thể xảy ra. Việc này khó hơn. Tàu sân bay được bảo vệ bằng các tàu nổi và tàu ngầm. Tuy nhiên, nếu tàu lặn Bắc Triều Tiên bí mật đi vào khu vực dự kiến cho tàu sân bay, và nằm phục không hoạt động ở đó một thời gian, thì khả năng tấn công thành công sẽ tăng lên đáng kể. Liệu chiếc tàu lặn mới có thể làm được điều này hay không, chúng tôi không biết, vì Bắc Triều Tiên không đủ thoải mái để nói về điều này.
Trong mọi trường hợp, sản phẩm mới này của Bắc Triều Tiên sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong khu vực. Đối với Hải quân CHDCND Triều Tiên, nó cân bằng cơ hội trong trận hải chiến với các hạm đội Mỹ, Nhật Bản, và trong điều kiện thuận lợi, thậm chí có thể mang lại chiến thắng.