Vụ rơi trực thăng Bell 505: Bộ Tài chính thúc Bảo hiểm PVI sớm bồi thường

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Thị VânMột phần đuôi của trực thăng Bell-505 số hiệu VN-8650 được tìm thấy.
Một phần đuôi của trực thăng Bell-505 số hiệu VN-8650 được tìm thấy. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2023
Đăng ký
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản, đề nghị Bảo hiểm PVI sớm báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm cho vụ rơi máy bay trực thăng Bell 505 hôm 5/4.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bảo hiểm PVI đa lập tức có mặt tại hiện trường, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng, kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và pháp luật hiện hành.

Đề nghị Bảo hiểm PVI bồi thường

Chiều ngày 5/4, máy bay Bell 505 số đăng ký VN-8650 cất cánh từ đảo Tuần Châu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thì xảy ra tai nạn tại địa phận giáp ranh Hải Phòng và Quảng Ninh. Vụ việc làm 4 hành khách và 1 phi công thiệt mạng.
Bên bảo hiểm cung cấp bảo hiểm cho các máy bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) là Liên danh Bảo hiểm PVI – Bảo Việt – MIC. Trong đó, Bảo hiểm PVI là bảo hiểm gốc, đứng đầu liên danh bảo hiểm.
Sau khi vụ việc xảy ra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản đề nghị Bảo hiểm PVI khẩn trương, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người và tài sản do vụ tai nạn máy bay trực thăng gây ra.
Theo đó, PVI và các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phối hợp đánh giá mức độ thiệt hại, xác định phạm vi bồi thường bảo hiểm và thực hiện các thủ tục giải quyết tạm ứng bồi thường, bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.
PVI cũng cần khẩn trương đánh giá mức độ thiệt hại, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, báo cáo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trước ngày 10/4/2023.

PVI - nhà bảo hiểm gốc đứng đầu liên danh bảo hiểm cho VNH

Chiều ngày 07/04/2023, trên trang web của mình, PVI cũng đã phát đi thông báo cho biết, Bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu trong liên danh bảo hiểm cho các máy bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam.
Liên danh Bảo hiểm PVI – Bảo Việt – MIC là nhà bảo hiểm cung cấp bảo hiểm cho các máy bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) và Bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu trong liên danh bảo hiểm.
Chương trình bảo hiểm bao gồm bảo hiểm thân máy bay; bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của Hãng đối với hành khách và bên thứ ba và bảo hiểm tai nạn cho phi công.
Với vai trò là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu, sau khi sự cố máy bay xảy ra, Bảo hiểm PVI đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường, tích cực phối hợp chặt chẽ với VNH và các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm theo đúng quy định của hợp đồng bảo hiểm và pháp luật hiện hành.
Đồng thời, PVI cũng gửi lời chia sẻ sâu sắc tới gia đình các hành khách và phi công không may gặp rủi ro trong tai nạn, mong các gia đình vững vàng, sớm vượt qua mất mát to lớn này.
Khẩn trương triển khai cứu hộ máy bay trực thăng rơi trên vịnh Hạ Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2023
Kiến nghị Chính phủ điều tra nguyên nhân vụ rơi trực thăng Bell 505
Trước đó, vào giữa tháng 10/2016, máy bay trực thăng của VNH bị rơi tại núi Dinh, Bà Rịa - Vũng Tàu sau khoảng 15 phút bay huấn luyện. Thời điểm đó, trên máy bay có 3 người, gồm 1 phi công giáo viên và 2 học viên.
Ngày 29/10, Bảo hiểm PVI công bố đã hoàn tất các thủ tục có liên quan và chính thức giải quyết bồi thường bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân máy bay cho máy bay trực thăng bị tai nạn trong quá trình bay tập. Số tiền bồi thường được PVI chi trả là 3,5 triệu USD.
Phía bảo hiểm cũng tạm ứng hỗ trợ cho Trung tâm Huấn luyện bay số tiền 1,5 tỷ đồng tới gia đình 3 phi công hi sinh ngay trong ngày xảy ra sự cố tai nạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала