Đã đến lúc Trung Quốc thấy được tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng

© TTXVN - Trần Thị Mỹ PhươngThành phố Hồ Chí Minh: Chuỗi sự kiện "Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu"
Thành phố Hồ Chí Minh: Chuỗi sự kiện Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thời gian gần đây, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) trên cả nước có xu hướng gia tăng. Một phần nguyên nhân do Trung Quốc dịch chuyển các dây chuyền sản xuất sang Việt Nam theo yêu cầu của đối tác Âu, Mỹ.
Theo giới chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là một địa chỉ tiềm năng để thu hút làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể và phù hợp với tình hình thế giới.

‘Zero COVID’ tạo cơ hội cho Việt Nam

Trao đổi với Sputnik, Ông Chuyên Hữu Nguyên, Công ty TNHH Ohmidas Vietnam (doanh nghiệp công nghệ 100% vốn đầu tư nước ngoài), nhận định rằng, việc một số doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam là bước đi có thể đoán trước. Ông Nguyên chỉ ra:

“Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trái ngược với Trung Quốc, Việt Nam có nền chính trị ổn định, luôn đứng ngoài mọi cuộc xung đột. Chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã làm ngưng đọng gần như hoàn toàn hoạt động sản xuất. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng linh hoạt đảm bảo việc chống dịch và hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đã và đang tạo niềm tin với các doanh nghiệp”.

Tuyên Quang tạo đột phá trong phát triển công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2023
Phương Tây không thổi phồng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Theo chuyên gia trên, riêng ngành công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và công nghệ cao nói chung, năng lực kỹ thuật của người Việt đã được nâng cao, đủ sức đáp ứng nhu cầu của những khách hàng, những thị trường khó tính nhất. Ông Nguyên cho biết thêm:

“Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng về giao thông nội địa cũng như vị trí địa lý của Việt Nam gần Trung Quốc, giáp đường hàng hải quốc tế giúp các doanh nghiệp tối ưu hơn về chi phí logistics. Chất xúc tác từ các Hiệp định thương mại kinh tế của Việt Nam như FTA với các đối tác lớn cũng khiến các nhà đầu tư Trung Quốc “tăng tốc” vào thị trường Việt Nam”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2023
Samsung có động thái mới liên quan vị thế cứ điểm sản xuất toàn cầu của Việt Nam

Nhu cầu của nhà đầu tư

Tỷ lệ lấp đầy các KCN trên cả nước có xu hướng gia tăng là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc có một số e ngại trong quá trình đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Ông Chuyên Hữu Nguyên, Công ty TNHH Ohmidas Vietnam, cho biết:

“Đầu tiên, chắc chắn sẽ họ sẽ quan tâm nhiều đến các thủ tục pháp lý, các loại giấy phép hay các ưu đãi về thuế quan và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là bài toán về chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, thuê đất. Bên cạnh đó, giá nhân công Việt Nam hiện nay cũng đã tăng. Điều này tác động lớn tới chi phí vận hành tổng thể”.

Những căng thẳng về địa chính trị trong thời gian gần đây và các chính sách khắc nghiệt phòng chống COVID-19 khiến các nhãn hàng lớn của Âu, Mỹ phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng “truyền thống” Trung Quốc. Minh chứng rõ rằng nhất là việc Apple dần chuyển một phần năng lực sản xuất AirPods, Apple Watch, iPad và MacBook sang Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kích cầu tiêu dùng các mặt hàng lương thực, thực phẩm - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2023
Lý do Việt Nam có thể tự tin kiểm soát tốt lạm phát
Sự tăng trưởng này đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia hưởng lợi lớn từ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn còn những băn khoăn.

“Việt Nam đang dần nâng cao hơn các tiêu chuẩn để cấp giấy phép về môi trường hay giấy phép xây dựng. Trong khi đó, chi phí nhân công tại Việt Nam cũng tăng cao, chi phí logistic cao hơn nếu so với Trung Quốc”, ông Nguyên phân tích.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tiến trình dịch chuyển dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam sẽ diễn ra nhanh chóng, thậm chí nhanh hơn rất nhiều so với các năm trước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала